Giải đáp thắc mắc của mẹ về tuần thai 23

đăng bởi Minh Tâm

 

Mang thai 23 tuần là mấy tháng? 

Thai 23 tuần thuộc tam cá nguyệt thứ hai, tương đương với gần 5,5 tháng (tầm 5 tháng 9-11 ngày).Theo đúng dự kiến thì 17 tuần nữa thôi là mẹ sẽ chào đón bé yêu ra đời. 

Mẹ mang thai 23 tuần có triệu chứng gì?

Ở tuần thứ 23 của thai kỳ, các triệu chứng trước đó như chuột rút, thèm ăn, quên quên nhớ nhớ, cơn gò Braxton Hicks hay cơn đau dây chằng tròn vẫn còn. 

Ngoài ra còn có thêm các triệu chứng mới nữa, cụ thể là: 

Nóng trong người

Cơ thể mẹ sẽ nóng hơn bình thường. Cứ 3 phụ nữ mang thai thì có 1 người gặp tình trạng nóng trong người. Sự thay đổi hóc-môn trong cơ thể và tăng cân có thể là hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. 

Thị lực thay đổi

Khi mang thai tuần 23, lượng chất lỏng tăng lên và hóc-môn thay đổi có thể gây ra những vấn đề về mắt và thị lực. Mẹ bầu có thể có các triệu chứng sau: 

  • Nhìn mờ
  • Mí mắt thay đổi
  • Mắt khô
  • Mắt bị kích ứng hoặc đau khi đeo kính áp tròng

>> Thai nhi 24 tuần phát triển như thế nào?

>> Thai 25 tuần phát triển như thế nào?

 

Sưng mắt cá chân

Mắt cá chân và chân của mẹ sưng lên một chút trong những tuần sắp tới, đặc biệt là vào cuối ngày hoặc vào mùa hè. 

Tình trạng thai 23 tuần bị phù chân là bình thường. Nguyên nhân là máu lưu thông chậm ở chân, cùng với sự thay đổi thành phần hoá học trong máu khiến chân bị tích nước, từ đó dẫn đến tình trạng sưng phù.

Sưng mặt và tay

Sưng phù chân và mắt cá chân là hiện tượng bình thường trong thai kỳ, nhưng nếu mẹ còn sưng ở mặt, tay hay các bộ phận khác thì đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. 

Nếu bị sưng nặng ở chân, mắt cá chân; bị sưng ở tay, mặt hoặc bị bọng mắt nặng thì mẹ cần thông báo ngay lập tức cho bác sĩ. 

Một số triệu chứng khác là: bầu 23 tuần khó thở, bầu 23 tuần gò cứng bụng, thai 23 tuần đau bụng dưới, thai 23 tuần ra máu, thai 23 tuần đạp ít… Có thể các triệu chứng này kéo dài từ tuần 22 sang tuần 23, mẹ tham khảo thông tin ở bài viết Dấu hiệu thai 22 tuần khoẻ mạnh nhé!

Thai 23 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg?

Số cân cần tăng trong thai kỳ 23 tuần tuổi tùy vào cân nặng của mẹ trước khi mang thai. Và có mẹ mang đa thai, song thai 23 tuần nữa. Khi mang song thai hay đa thai thì số cân nặng tăng lên của mẹ cũng sẽ khác so với mẹ mang thai một. 

Chỉ số khối cơ thể (BMI) có vai trò quyết định đến số cân tăng trong thai kỳ. Mẹ thiếu cân, cân nặng trung bình hay thừa cân sẽ được tư vấn mức cân tăng lên khác nhau. 

Nếu mẹ ít tăng cân trong thai kỳ thì có thể dẫn đến nguy cơ trẻ sinh ra thiếu cân, chậm phát triển, mẹ sinh mổ, sinh non và không thể cho con bú sữa mẹ. 

Nếu mẹ tăng cân nhiều thì làm tăng nguy cơ sinh mổ và sinh con lớn hơn mức bình thường. Ngoài ra, điều này còn dẫn đến việc mẹ khó giảm cân sau sinh và béo phì ở mẹ. 

Vì vậy, mẹ nên nhờ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng tư vấn về số cân nặng phù hợp với mình. 

Thai 23 tuần bị dây rốn quấn cổ 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai 23 tuần bị dây rốn quấn cổ có thể là:

  • Em bé di chuyển nhiều trong môi trường tử cung
  • Mẹ vận động quá sức, khiến thai nhi quay đầu xuống và dây rốn dễ quấn vào người và cổ bé
  • Mẹ bầu bị đa ối hoặc dư ối
  • Dây rốn dài 

Dây rốn quấn cổ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hô hấp, từ đó gây nguy hiểm đến em bé. 

Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ phát hiện ra tình trạng nguy hiểm này và theo dõi thai máy nhiều hơn để biết em bé có gặp vấn đề bất thường nào không. Mẹ có thể thực hiện siêu âm 4D thai 23 tuần để kết quả rõ ràng và chính xác hơn. 

Hình ảnh bụng bầu 23 tuần 

Thai nhi 23 tuần phát triển như thế nào?

Ở tuần 23, em bé có những thay đổi sau:

  • Não bộ của bé đang phát triển rất nhanh, hình thành thêm hàng triệu liên kết thần kinh và các nếp nhăn
  • Em bé phản ứng lại với ánh sáng bắt đầu từ tuần này. Nếu mẹ chiếu đèn pin điện thoại vào bụng, em bé có thể sẽ đạp hoặc di chuyển trong bụng
  • Móng tay dài đến các đầu ngón tay

Chỉ số thai nhi 23 tuổi

Em bé 23 tuần nặng bao nhiêu?

Thai 23 tuần nặng bao nhiêu gam?Trung bình, thai nhi 23 tuần nặng khoảng 560g. Cũng có trường hợp thai 23 tuần nặng 600g, thai 23 tuần nặng 700g. 

Thai 23 tuần cao bao nhiêu? 

Chiều dài từ đỉnh đầu đến mông của thai nhi 23 tuần tuổi khoảng 20,3cm. Còn cả cơ thể bé thì dài khoảng 29cm.

Mẹ có thể tưởng tượng rằng em bé đang có kích thước tương đương với một trái xoài lớn. 

Thai 23 tuần chiều dài xương mũi là bao nhiêu?

Xương mũi của bé ngắn hay dài là tuỳ thuộc vào chủng tộc và yếu tố di truyền. Tuy nhiên, trung bình thì sau tuần 20 của thai kỳ, chiều dài xương mũi của bé khoảng 4,5mm trở lên. Đây được xem là chỉ số bình thường về sự phát triển của thai nhi. 

Chiều dài xương mũi thường được dùng để đánh giá nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh hay hội chứng Down. 

Thai 23 tuần máy như thế nào? 

Thai 23 tuần đạp nhiều và mạnh mẽ hơn. Thai 23 tuần gò nhiều, bé yêu ngày càng khoẻ hơn và thoả thích di chuyển trong bụng mẹ. Bé đạp mạnh vào thành bụng, nấc, cuộn người… như một cách để tương tác với ba mẹ ở bên ngoài. 

Lịch thai máy ở tuần 23 của mỗi bé cũng không giống nhau đâu mẹ nhé! Thời điểm thai máy có thể là vào buổi sáng, trưa, buổi tối, lúc mẹ đang nằm, đang ăn hay đang ngủ. Sau một thời gian thì mẹ sẽ nhận ra được “lịch máy” của bé nhà mình. 

>> Để hiểu rõ hơn về sự lớn lên của bé yêu trong giai đoạn này thì bạn đừng bỏ qua bài viết thai nhi tuần thứ 23 của POH nhé.

Hình ảnh thai nhi 23 tuần tuổi

Thai nhi 23 tuần không máy có phải là dấu hiệu nguy hiểm không? 

Thai 23 tuần đạp bao nhiêu lần 1 ngày? Trung bình, số cử động của em bé ở tuần thai thứ 23 trong khoảng 16 đến 45 lần. Trong ngày, có lúc bé ngủ, có lúc bé thức nên bé không máy trong 2-3 tiếng đồng hồ liền là điều bình thường vì đơn giản là bé đang “bận ngủ” thôi. 

Thai 23 tuần mà mẹ chưa cảm nhận được bất cứ động tĩnh nào thì nên đi thăm khám cho yên tâm. Có thể là do thai máy chưa đủ mạnh hoặc do mẹ mới mang thai lần đầu nên chưa đủ tinh tế để cảm nhận được những cử động của con. 

Tuy nhiên, không thể chủ quan và loại trừ nguy cơ em bé đang gặp vấn đề bất thường nào đó. Thay vì bất an mỗi ngày thì mẹ nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Thai 23 tuần quay đầu có sao không? 

Thông thường, từ tuần 28 đến 32, em bé bắt đầu chuyển sang tư thế quay đầu để “chờ” ngày chào đời. Tư thế đầu em bé hướng xuống đường sinh, mặt hướng ra phía thành bụng rất lý tưởng để ca sinh của mẹ thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên, có trường hợp thai 23 tuần tuổi mà đã quay đầu rồi. Đây là hiện tượng thai nhi quay đầu sớm. Không ít trường hợp thai nhi quay đầu thành tư thế ngôi thuận từ tháng thứ 5 của thai kỳ. 

Mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này vì theo số liệu nghiên cứu, khoảng 20% thai nhi quay đầu “lệch” thời gian lý tưởng (thời gian lý tưởng rơi vào tuần 28, 29 của thai kỳ). 

Mẹ nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán tình hình phát triển của em bé. 

Thai 23 tuần tiêm uốn ván được không? 

Uốn ván là bệnh có nguy cơ gây tử vong cao. Tiêm uốn ván trong thai kỳ giúp cơ thể mẹ sản sinh kháng thể, giúp mẹ tránh được nguy cơ bị lây nhiễm trong quá trình sinh bé và hạn chế nguy cơ bé bị nhiễm trùng uốn ván khi chào đời. 

Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC), phụ nữ mang thai nên tiêm uốn ván ở giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Thêm nữa, mẹ nên tiêm mũi cuối cùng trước sinh 1 tháng để tối đa hoá tác dụng của vắc-xin đối với sức khỏe của cả hai mẹ con. 

Về lịch tiêm uốn ván:

Với mẹ mang thai lần đầu

  • Mũi 1: Sau 20 tuần là tốt nhất
  • Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 30 ngày và trước sinh 30 ngày

Với mẹ đã mang thai trước đó

  • Nếu mẹ đã tiêm vắc-xin uốn ván trước đó (không quá 5 năm) thì tiêm mũi bổ sung vào tuần thai thứ 24.
  • Nếu đã tiêm vắc-xin trên 5 năm, mẹ tiêm 2 mũi như mẹ mang thai lần đầu.

Tuỳ vào trường hợp mà lịch tiêm vắc-xin uốn ván của mỗi mẹ sẽ khác nhau. Mẹ nên tìm hiểu kỹ và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định đăng ký tiêm nhé!

Mẹ cần xác định đúng lịch tiêm uốn ván 

Mang thai 23 tuần nên làm gì? 

Bầu 23 tuần nên ăn gì?

Ăn uống lành mạnh là một trong những điều tốt nhất mà mẹ có thể làm để đảm bảo thai kỳ 23 tuần tuổi khỏe mạnh và phát triển tốt. Thức ăn mà mẹ ăn chính là nguồn dinh dưỡng chính nuôi dưỡng em bé. 

Trong thời kỳ mang thai, mẹ nên bổ sung các dưỡng chất sau đây:

Folate (600g/ ngày)*

  • Tác dụng: hỗ trợ hình thành ống thần kinh của bé, giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh (trong đó có tật nứt đốt sống)
  • Có trong các thực phẩm: cam, quýt, rau có lá màu xanh đậm, bánh mì đen, ngũ cốc tăng cường

Vitamin A (770g/ ngày)*

  • Tác dụng: hình thành lớp da khỏe mạnh và tăng cường thị lực.
  • Có trong các thực phẩm: cà rốt, khoai lang, rau củ màu đậm hoặc màu vàng...

Các vitamin B (lượng dùng tuỳ từng loại)

  • Tác dụng: giải phóng năng lượng từ thức ăn nạp vào cơ thể
  • Có trong các thực phẩm: thịt nạc, bánh mì đen...

Vitamin C (85g/ ngày)*

  • Tác dụng: làm lành vết thương, giúp răng và xương phát triển khoẻ mạnh, tăng cường quá trình trao đổi chất
  • Có trong các thực phẩm: bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, dứa, dâu tây, ổi, cam, bưởi...

Sắt (30mg/ ngày)*

  • Tác dụng: vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, tạo hồng cầu, hỗ trợ sự phát triển của não bộ.
  • Có trong các thực phẩm: gan, thịt đỏ, trứng, thịt da cầm, rau chân vịt, bông cải xanh, trái cây khô...

 


 

Canxi (800mg-1000mg)*

  • Tác dụng: hỗ trợ phát triển xương và răng của bé
  • Có trong các loại thực phẩm: các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua), đậu phụ, rau lá màu xanh đậm (rau cải xoăn, củ cải…)

Cholin (450mg/ ngày)*

  • Tác dụng: hỗ trợ hình thành não và tuỷ sống, tăng cường phát triển trí não thai nhi
  • Có trong các loại thực phẩm: trứng, bột yến mạch, đậu nành, thịt...

I-ốt (220mcg/ ngày)*

  • Tác dụng: sản sinh hóc-môn tuyến giáp
  • Có trong các thực phẩm: muối i-ốt, sản phẩm từ sữa (sữa, phô mai, sữa chua, thịt, trứng) 

* Lượng chất mẹ bổ sung hằng ngày theo khuyến nghị 

Thực hành thai giáo

Thai giáo mang đến những lợi ích tuyệt vời đối với sự phát triển của thai  nhi 23 tuần tuổi. Thai giáo giúp đánh thức và kích thích tiềm năng về thể chất, tình cảm và tinh thần của em bé. Những em bé được thai giáo đúng cách, đúng thời điểm và thường xuyên sẽ nhận được những lợi ích sau:

  • Não bộ phát triển, em bé thông minh và học tập tốt hơn sau này
  • Phát triển mạnh mẽ 5 giác quan 
  • Tăng cường hệ miễn dịch, bé ít ốm đau và hoạt bát
  • Tính cách vui vẻ, hoà đồng, giàu lòng yêu thương

Tham gia POH Thai giáo ngay hôm nay để con khỏe mạnh và thông minh ngay từ trong bụng mẹ mẹ nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti