MỤC LỤC
1- Thai 23 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
Khi thai nhi được 23 tuần, tức là khi này mẹ và bé đang ở tam cá nguyệt thứ 2. Giai đoạn này con phát triển nhanh về cân nặng nên mẹ rất quan tâm tới vấn đề “23 tuần thai nhi nặng bao nhiêu?”. Mẹ hãy cùng POH tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên trong bài viết dưới đây nhé!
1- Thai 23 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
Theo tổ chức Y tế Thế giới (W.H.O) thì thai nhi 23 tuần tuổi sẽ có cân nặng trung bình khoảng 500- 565g và dài khoảng 28,9 - 30,6 cm. Cũng có những trường hợp thai 23 tuần nặng 600g.
Bên cạnh sự thay đổi về cân nặng và kích thước, mẹ cũng cần nắm rõ những đặc điểm sau của thai nhi 23 tuần:
- Phổi của em bé đã có thể thở độc lập và chất hoạt dịch có trong phổi sẽ giúp bé duy trì lượng oxy cần thiết cho đến khi ra đời.
- Em bé nằm trong tử cung của mẹ với phần mông hướng xuống dưới và phần đầu hướng lên phần xương sườn của người mẹ.
- Bé đã biết nằm nghiêng sang một bên hay nằm chéo so với tử cung của mẹ và vẫn tiếp tục cử động trong tử cung. Mẹ bầu có thể theo dõi nhịp tim của thai nhi trong các cuộc kiểm tra thai định kỳ.
- Việc đếm số lần thai máy trong ngày cũng giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường về sức khỏe của thai nhi.
- Mặc dù đã tăng cân khá nhiều, nhưng da của thai nhi 23 tuần tuổi vẫn nhăn nheo. Các bộ phận như mắt, môi, lông mi, lông mày đã hình thành, tuy nhiên, mắt của bé vẫn chưa xuất hiện lòng đen.
Đây là những đặc điểm của thai nhi trong thời kỳ này, cho thấy sự phát triển và sắp chuẩn bị cho sự chào đời của bé.
Hình ảnh thai 23 tuần tuổi
2- Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào ở tuần thai thứ 23?
Các thay đổi về tâm sinh lý của mẹ bầu khi bước vào tuần thứ 23 của thai kỳ bao gồm:
- Tăng cân: Thường thì mẹ bầu sẽ tăng trung bình 500g mỗi tuần, đạt mức tăng cân cao hơn trong những tháng cuối của thai kỳ.Thai 23 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg? Khi này mẹ tăng lên được khoảng 5,4 -6,8kg là phù hợp.
- Đau lưng: Tình trạng đau mỏi lưng xuất hiện nhiều hơn. Xương sống phía dưới tiếp tục uốn cong ra phía sau nhằm duy trì thăng bằng cho cơ thể với sự tăng trưởng và tăng trọng lượng của em bé.
- Mất cân bằng: Đôi khi mẹ bầu có thể cảm thấy mất cân bằng từ tuần thứ 23 trở đi. Điều này xảy ra do tâm trọng lực của cơ thể bị lệch do sức nặng của em bé đồng thời hormon làm mềm các khớp xương và dây chằng, gây khó khăn cho việc đi lại.
- Thay đổi dịch âm đạo: Dịch âm đạo của mẹ bầu từ tuần thứ 23 sẽ tiếp tục tăng, có màu trắng và có độ lỏng.
3- Mẹ nên làm gì ở tuần thai thứ 23?
Đầu tiên, mẹ cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng giúp thai nhi 23 tuần phát triển khỏe mạnh:
- Để hạn chế hấp thụ lượng natri vào cơ thể, mẹ bầu cần tránh ăn các thực phẩm giàu muối như muối lạc, muối vừng, đồ ăn nhanh như xúc xích, khoai tây chiên, hay nem chua rán.
- Với thai kỳ 23 tuần, mẹ bầu nên tập trung vào việc ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên cám, sữa,... những thực phẩm này có thể giúp tránh nguy cơ bị phù nề hay mắc bệnh tiểu đường thai nghén.
- Chế độ ăn của mẹ bầu nên gồm 6 bữa trong ngày, bao gồm 3 bữa chính và 3 bữa phụ. Mẹ nên ăn mỗi khi nào cảm thấy đói.
- Mẹ bầu cần tránh xa đồ uống có cồn, đồ uống có gas, và các loại chất kích thích nói chung. Cần lưu ý rằng, thậm chí ngửi thấy mùi khói thuốc lá cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Việc uống trà, cà phê thường xuyên cũng cần được hạn chế để tránh ảnh hưởng đến nhịp tim và trí não của bé.
Mẹ bầu ở giai đoạn này thường xuyên gặp đau mỏi lưng, vai, gối và các khớp xương. Vì vậy, mẹ có thể thực hành những bài tập yoga nhẹ nhàng đặc biệt dành riêng cho mẹ bầu để giúp thư giãn cơ thể.
Tuy nhiên, mẹ cần tránh những hoạt động có nguy cơ ngã mạnh. Nên dừng tập thể dục nếu mẹ cảm thấy buồn nôn, quá nóng, mất nước, hoặc có bất kỳ tiết dịch âm đạo, chảy máu hoặc đau bụng, vùng chậu.
Mẹ cần đảm bảo uống đủ nước trong quá trình luyện tập. Mặc dù không có khuyến nghị cụ thể về nhịp tim lý tưởng khi tập thể dục trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, nhưng nếu mẹ không thể nói chuyện bình thường trong khi tập, có thể là mẹ đang tập quá sức.
Ngoài ra, mẹ bầu ở giai đoạn tuần thai thứ 23 cũng hãy bắt đầu lên kế hoạch chuẩn bị cho ngày sinh bé và sau sinh như:
- Chuẩn bị đồ đi sinh
- Mua sắm đồ dùng cần thiết cho mẹ và bé sau sinh
- Cân đối tài chính để chuẩn bị cho giai đoạn đi sinh và nuôi con
- Trang bị kiến thức chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh
- Bàn luận và sắp xếp người sẽ giúp đỡ sau sinh
- Tìm hiểu và lựa chọn cơ sở y tế phù hợp cho lần sinh bé sắp tới
- Cùng chồng/ người thân trao đổi về tên sẽ đặt cho con
- ....
Bên cạnh đó, mẹ đừng quên thực hành thai giáo cho con mỗi ngày tại app POH thai giáo nhé!
Khi thực hành thai giáo thường xuyên, POH tin rằng em bé của mẹ sinh ra sẽ rất khỏe mạnh và thông minh!
Với những chia sẻ trên đây, hi vọng sẽ giúp cho mẹ bầu 23 tuần có thêm nhiều thông tin về em bé của mình. Mẹ và bé đã cùng nhau vượt qua 23 tuần đầu tiên, chúc cho mẹ và bé sẽ luôn khỏe mạnh, hạnh phúc trong những tuần thai còn lại nhé!
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----