20+ cách giảm nghén ‘thần kỳ’ giúp bà bầu khỏe mạnh

đăng bởi Hoài Anh

Những cơn ốm nghén buồn nôn chắc chắn là điều vô cùng khó chịu với các mẹ mới mang thai. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ, ốm nghén còn khiến các bà bầu căng thẳng tâm lý. Để giúp giảm nghén, POH gợi ý cho mẹ 20+ cách giảm nghén hiệu quả và dễ thực hiện dưới đây!

Ốm nghén là gì? Tại sao mẹ bầu nên tìm cách giảm nghén?

Ốm nghén là hiện tượng phổ biến trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể do sự gia tăng hormone thai kỳ như HCG và estrogen. Cơ mẹ đang trong giai đoạn thích nghi với một “vật lạ” hình thành trong tử cung.

Các triệu chứng ốm nghén thường gặp là buồn nôn, ói mửa, mất cảm giác thèm ăn, chán ăn, thậm chí là nhạy cảm với mùi hương. Mức độ ốm nghén ở mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau, có mẹ nghén nhẹ, có mẹ nghén nặng, có mẹ lại không hề có cảm giác gì. 

Mẹ bầu thường ốm nghén nặng nhất ở 3 tháng đầu thai kỳ

Cơn ốm nghén của bà bầu sẽ xảy ra bất kỳ lúc nào trong ngày, nhất là khi mẹ ngửi thấy mùi mà mình không thích. Các triệu chứng nghén bầu thường gặp bao gồm:

  • Buồn nôn, ói mửa, nôn khan
  • Chán ăn, thay đổi khẩu vị
  • Nhạy cảm với mùi, đặc biệt là mùi thức ăn, nước hoa, mùi tanh… 
  • Cảm giác chóng mặt
  • Mệt mỏi, mất nước nếu nôn quá nhiều.

Việc liên tục buồn nôn hoặc không ăn uống được như bình thường có thể khiến các mẹ suy giảm sức khỏe, sụt cân, và thiếu hụt dinh dưỡng cho cả hai mẹ con. Các mẹ mới mang thai lần đầu gặp tình trạng nôn nghén rất dễ lo lắng, cáu gắt, thậm chí là mất ngủ. Vì thế hầu hết các mẹ đều muốn tìm cách để giảm nghén.

Giảm nghén sẽ giúp hạn chế các biến chứng do tình trạng nôn ói quá mức như mất nước hoặc suy dinh dưỡng. Đồng thời giúp các mẹ dễ chịu hơn và ổn định thai nhi ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ. 

[banner_bottom-display]

20+ cách giảm nghén khi mang thai hiệu quả

1. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Thay vì duy trì thói quen ăn 3 bữa chính như bình thường, mẹ bầu nên chia khẩu phần thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Việc này giúp dạ dày luôn có một lượng thức ăn vừa phải để tiêu hóa, tránh tình trạng để bụng đói hoặc đầy bụng quá mức – hai nguyên nhân chính gây ra cảm giác ốm nghén buồn nôn và khó chịu khi mang thai.

2. Uống nhiều nước

Bổ sung đủ nước trong thai kỳ sẽ làm giảm cảm giác khô miệng và dịu dạ dày, giúp giảm nghén hiệu quả. Khi uống nước, mẹ nên uống từng ngụm nhỏ, tránh uống quá nhiều nước trong một lần. Mẹ có thể sử dụng nước ấm hoặc thêm lát chanh, gừng để tăng hiệu quả giảm nghén.

3. Ăn nhẹ trước khi ra khỏi giường

Buổi sáng là thời điểm mẹ bầu dễ buồn nôn nhất do dạ dày trống rỗng sau một đêm dài. Các mẹ nghén nôn nhiều mà ăn nhẹ ngay sau khi thức dậy cũng giúp giảm nghén. 

Mẹ hãy để sẵn một ít bánh quy, một lát bánh mì khô hoặc các loại hạt bên cạnh giường để nhấm nháp ngay khi tỉnh dậy. Chú ý ăn chậm, nhai kỹ trước khi ngồi dậy để dạ dày có thời gian thích nghi. 

4. Mẹo sử dụng gừng giúp giảm nghén

Sử dụng gừng là một trong những cách giảm nghén 3 tháng đầu khá hiệu quả. Gừng có tác dụng làm ấm người, giảm buồn nôn và dịu dạ dày. 

Có nhiều cách dùng gừng cho bà bầu đang nôn nghén, có thể đun sôi vài lát gừng tươi trong nước, thêm chút mật ong hoặc đường để dễ uống. Hoặc nhai một lát gừng mỏng hoặc ngâm trong nước ấm để uống dần.

Nếu không thích vị gừng tươi, mẹ có thể mua kẹo gừng, trà gừng để nhấm nháp khi buồn nôn. 

Uống trà gừng là một cách giảm nghén khi mang thai

5. Uống nước chanh ấm 

Nước chanh ấm là một trong những phương pháp tự nhiên giảm cách giảm nghén nôn khi mang thai hiệu quả và an toàn. Chanh giàu các chất chống oxy và có vị chua rất thích hợp cho các mẹ bầu đang “nghén chua”. Uống một lượng vừa phải mỗi ngày sẽ giúp bổ sung vitamin C và cải thiện tiêu hóa rất tốt.

Cách pha nước chanh ấm giảm nghén:

  • Pha một thìa nước cốt chanh tươi vào một cốc nước ấm.
  • Có thể cho thêm chút mật ong để làm nước chanh mật ong 
  • Nếu thích vị mặn, mẹ bầu có thể cho thêm một ít muối để uống chanh muối

6. Ăn thực phẩm giàu vitamin B6

Vitamin B6 là một dưỡng chất quan trọng giúp giảm các triệu chứng buồn nôn và mệt mỏi ở mẹ bầu. Đây cũng là thành phần cần thiết trong chế độ dinh dưỡng để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh. Các thực phẩm giàu vitamin B6 như chuối, cá hồi và ngũ cốc nguyên hạt… nên được bổ sung vào thực đơn cho bà bầu bị nghén 3 tháng đầu để cung cấp đủ vi chất.

7. Tránh mùi hương mạnh

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường nhạy cảm hơn với mùi hương, đặc biệt là những mùi mạnh như thức ăn chiên rán, hành tỏi, hoặc nước hoa. Những mùi này sẽ kích thích cảm giác buồn nôn ở mẹ. 

Và cách tốt nhất để mẹ bầu giảm nghén do mùi hương là tránh xa những mùi khiến bản thân khó chịu. Nếu phải nấu ăn thì hãy sử dụng máy hút mùi và ưu tiên nấu những món không quá nhiều hương liệu.

8. Chú ý giữ cho không gian thoáng mát

Cảm giác ngột ngạt, bí bách cũng dễ khiến mẹ buồn nôn, đặc biệt là trong những ngày thời tiết nóng bức. Khi thấy buồn nôn, mẹ hãy thử hít thở sâu qua mũi và thở ra từ từ bằng miệng để giảm khó chịu.

Ngồi ở nơi thoáng mát giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn

Bên cạnh đó, mẹ hãy mở cửa sổ lấy khí trời, mở quạt máy… để giữ cho không gian sống được thoáng mát. Không khí sạch sẽ, dễ chịu sẽ giảm kích thích sự buồn nôn đáng kể đó các mẹ à. 

9. Ăn bánh mì giảm nghén

Mẹ có từng nghe ăn bánh mì khô giúp giảm nghén chưa? Thực tế là bánh mì khô có thể giúp hấp thụ axit dư thừa trong dạ dày, làm dạ dày dễ chịu hơn và giảm cảm giác buồn nôn. Bánh mì cũng có mùi thơm nhẹ, át các mùi khó chịu xung quanh.  

Ngoài bánh mì, mẹ bầu cũng có thể lựa chọn cháo, súp hoặc khoai tây luộc – những món ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa và nhẹ bụng trong giai đoạn ốm nghén.

10. Tránh thực phẩm chiên rán, dầu mỡ

Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ dễ làm mẹ bị đầy hơi, khó tiêu, tăng cảm giác buồn nôn. Vậy nên những món ăn như gà rán, khoai tây chiên hoặc các món xào nhiều dầu nên được hạn chế tối đa trong thực đơn của mẹ bầu. 

Với các mẹ đang ốm nghén sợ đồ chiên rán, hãy ưu tiên các phương pháp chế biến như hấp, luộc hoặc nướng.

11. Sử dụng tinh dầu thiên nhiên

Liệu pháp mùi hương tinh dầu sẽ giúp mẹ bầu thư giãn và giảm buồn nôn hiệu quả. Tinh dầu thiên nhiên có mùi dịu nhẹ như tinh dầu bạc hà, tinh dầu cam hoặc chanh rất thích hợp sử dụng cho các bà bầu. 

Mẹ có thể sử dụng máy khuếch tán tinh dầu hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu vào khăn tay để ngửi khi cảm thấy khó chịu. 

12. Ngậm kẹo bạc hà hoặc cam thảo

Kẹo bạc hà hoặc cam thảo có vị the mát và ngọt nhẹ. Theo kinh nghiệm của một số mẹ bầu, ngậm kẹo sẽ giúp giảm buồn nôn tức thì. Mẹ hãy để sẵn vài chiếc kẹo trong túi để ngậm ngay khi thấy khó chịu, buồn nôn. 

Các loại kẹo hương bạc hà, cam quýt giúp giảm nghén hiệu quả

Các mẹ nghén nặng không ăn được nhiều, ngậm kẹo cũng giúp tăng lượng đường huyết, tránh cảm giác chóng mặt, mất sức do đói.

13. Dùng nước dừa tươi

Nước dừa giàu kali, magie và các khoáng chất tự nhiên, không chỉ là nguồn bổ sung điện giải tuyệt vời mà còn nằm trong danh sách thực phẩm giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn và mệt mỏi hiệu quả. Một ly nước dừa tươi mỗi ngày không chỉ làm dịu dạ dày mà còn tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. 

14. Tập yoga hoặc thiền nhẹ nhàng

Yoga và thiền là những phương pháp giúp mẹ bầu thư giãn cả cơ thể lẫn tinh thần. Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như vậy giúp giảm căng thẳng, điều hòa hơi thở và tăng cường tuần hoàn máu. 

Thời gian tập yoga hoặc thiền lý tưởng nhất là vào buổi sáng hoặc trước giờ đi ngủ. Chỉ cần 15-20 phút mỗi ngày, mẹ sẽ cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng hơn và triệu chứng nghén cũng giảm đáng kể.

15. Cách giảm nghén bước qua người chồng

Trong dân gian, có một cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu khá thú vị là "bước qua người chồng". Theo cách này, khi bà bầu cảm thấy buồn nôn hoặc khó chịu, nếu bước qua người chồng, các triệu chứng nghén sẽ giảm đi đáng kể. Dân gian cho rằng làm như vậy có thể chuyển nghén lên người chồng, để chồng có thể "chia sẻ" bớt những khó chịu của vợ trong thai kỳ.

16. Tránh nằm ngay sau khi ăn

Việc nằm ngay sau khi ăn sẽ gây áp lực lên dạ dày, làm tăng nguy cơ trào ngược - một trong những nguyên nhân khiến mẹ buồn nôn. Vì vậy, sau khi ăn, mẹ bầu nên chờ ít nhất 30 phút rồi mới nằm xuống để thức ăn được tiêu hóa tốt nhất. 

Nếu cảm thấy mệt, mẹ có thể ngồi nghỉ ở tư thế thẳng lưng hoặc đi lại nhẹ nhàng để hỗ trợ quá trình tiêu hóa nhé!

17. Hạn chế thực phẩm có mùi nồng

Những thực phẩm có mùi nồng như hành, tỏi sống, hoặc các món chiên rán rất dễ kích thích buồn nôn, đặc biệt là những mẹ bầu ốm nghén nhạy cảm với mùi. Để giảm tình trạng ốm nghén, mẹ bầu nên tránh chế biến hoặc ăn những thực phẩm có mùi mạnh, ưu tiên các món ăn nhẹ nhàng và dễ tiêu hóa. Nếu cần phải nấu, hãy nhờ những người xung quanh giúp chế biến và thông cảm khi mẹ vẫn đang trong “cơn ốm nghén”.

Tránh ăn các thực phẩm có mùi nồng để giảm cảm giác nôn nghén

18. Ăn khoai lang nướng

Khoai lang nướng là một món ăn nhẹ bổ dưỡng, rất phù hợp để giảm nghén. Khoai nướng có mùi thơm và vị ngọt nhẹ, giúp kích thích vị giác của mẹ bầu trong cơn ốm nghén. 

Khoai lang cũng chứa nhiều chất xơ, vitamin và tinh bột. Đặc biệt, chất xơ trong khoai lang sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, ngăn tình trạng táo bón hiệu quả. 

19. Vận động nhẹ nhàng

Khi đang trải qua ốm nghén, các bà bầu thường rất mệt mỏi và chỉ muốn nằm nghỉ. Nhưng việc nằm quá nhiều sẽ khiến cơ thể yếu hơn, và mẹ sẽ càng khó chịu hơn với các cơn đau đầu buồn nôn. 

Đi bộ vận động nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu giảm nghén. Chỉ cần 10-15 phút đi bộ sau bữa ăn, hệ tiêu hóa được kích thích hoạt động hiệu quả hơn, giảm đầy bụng và buồn nôn. Đi bộ ngoài trời cũng giúp mẹ bầu thư giãn, cải thiện tinh thần và tăng cường tuần hoàn máu. Đây là một hoạt động đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ đó các mẹ ạ.

20. Bấm huyệt giảm nghén

Bấm huyệt là mẹo dân gian chữa ốm nghén an toàn nhưng ít người biết tới. Một trong những huyệt giảm nghén là huyệt nội quan, nằm trên cổ tay mẹ. Khi bấm huyệt này, mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, giảm cảm giác buồn nôn và khó chịu trong dạ dày. 

Bấm huyệt nội quan giúp giảm nghén ở tuần thứ 8

Để thực hiện, mẹ bầu nhẹ nhàng ấn và xoa theo chuyển động tròn trên vùng huyệt trong vài phút. Nếu không quen, mẹ cũng có thể sử dụng vòng đeo chống nghén để tác động liên tục vào huyệt nội quan mà không cần thực hiện thủ công.

21. Sử dụng vòng đeo chống nghén

Khi cơn nghén nặng và khó giảm, nhiều mẹ tìm đến vòng chống nghén. Vòng này được thiết kế đặc biệt để tác động vào huyệt nội quan trên cổ tay, giúp mẹ giảm cảm giác buồn nôn mà không cần dùng thuốc. 

Mẹ bầu chỉ cần đeo vòng trên tay, đảm bảo đúng vị trí huyệt để phát huy tác dụng tối đa. Mẹ cứ đeo vòng cho đến khi có dấu hiệu sắp hết nghén hoặc khi đã hết hẳn giai đoạn ốm nghén.

22. Sử dụng thuốc giảm nghén (theo chỉ định bác sĩ)

Trong những trường hợp nghén nặng đến mức không thể ăn uống hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bác sĩ cũng có thể kê một vài loại thuốc giảm nghén. Một số loại thuốc được sử dụng là thuốc kháng Histamin, thuốc hẹn H1, prochlorperazine hoặc metoclopramide. 

Nhưng uống thuốc giảm nghén có ảnh hưởng gì không? Về cơ bản, thuốc giảm nghén là giải pháp cuối cùng khi các phương pháp tự nhiên không mang lại kết quả, và không ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên mẹ chỉ dùng thuốc khi có tư vấn từ bác sĩ và phải tuyệt đối tuân theo liều lượng chỉ định.

Trên đây là 20+ cách giảm nghén giúp các mẹ sớm vượt qua giai đoạn nghén bầu vất vả trong thai kỳ. Mẹ hãy tham khảo kỹ để chọn cách giảm nghén an toàn và phù hợp với cơ thể nhất. 

Sau khi cơn nghén qua đi, thai nhi đã phát triển ổn định trong bụng mẹ, đừng quên Thai giáo cho con mỗi ngày để bé yêu khoẻ mạnh, thông minh từ trong bụng nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti