Mốc khám thai 22 tuần - Mẹ cần biết những gì?

đăng bởi Thanh Thanh


Khám thai luôn là một phần không thể thiếu trong suốt thai kỳ. Đây là hoạt động diễn ra xuyên suốt trong khoảng thời gian mang thai giúp theo dõi sự phát triển và sức khỏe của bé - cũng như sức khỏe của mẹ. 

Mang thai 22 tuần là mấy tháng?

Đây là thời điểm bé đã được hơn 5 tháng tuổi rồi mẹ nhé. Lúc này mẹ vẫn đang ở trong tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ. Nhưng mẹ đã sắp đi hết chặng 2 này rồi đó.

Các mốc khám thai quan trọng

Dưới đây là 10 mốc khám thai quan trọng trong suốt thai kì mẹ cần lưu ý để tránh lỡ hẹn.

  • Lần đầu tiên: Trong khoảng thời gian từ tuần 5 - 8
  • Lần thứ 2: Trong khoảng thời gian từ tuần 11 - 13 
  • Lần thứ 3: Trong khoảng thời gian từ tuần 16 - 22
  • Lần thứ 4: Trong khoảng thời gian từ tuần 22 - 28
  • Lần thứ 5: Trong khoảng thời gian từ tuần 28 - 32
  • Lần thứ 6:Trong khoảng thời gian từ tuần 32 - 34
  • Lần thứ 7: Trong khoảng thời gian từ tuần 34 - 36
  • Lần thứ 8,9,10: Trong khoảng thời gian từ tuần 39

Tuy nhiên, có nhiều mẹ thắc mắc rằng lần khám thai thứ 3 là trong thời gian từ tuần 16 - 21, vậy nên khám thai tuần 21 hay 22? 

Thì câu trả lời là nên khám thai vào tuần 22 mẹ nhé. Bởi lúc này em bé đã phát triển toàn diện, sẽ dễ dàng hơn cho bác sĩ để tầm soát dị tật trong khoảng thời gian này. Ngoài ra, khám thai cũng sẽ cho mẹ biết về những chỉ số là dấu hiệu thai 22 tuần khỏe mạnh của con. Vật nên, mẹ đi khám vào tuần thứ 22 nhé.

Hình ảnh siêu âm 4D thai 22 tuần

Khám thai 22 tuần làm những gì?

Trong lúc khám, bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc khám sức khỏe ngắn gọn bằng cách kiểm tra cân nặng và đo huyết áp của mẹ trước.

Sau đó, bác sĩ có thể đề xuất mẹ thực hiện thêm các xét nghiệm sau khi hiểu hơn về tình trạng thể chất, bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm bổ sung nào mẹ đang dùng. Ngoài ra, bác sĩ của bạn cũng sẽ hỏi mẹ về:

  • Thai máy
  • Thời gian ngủ
  • Chế độ ăn uống và việc sử dụng các thực phẩm bổ sung vitamin 
  • Triệu chứng của sinh non
  • Triệu chứng của tiền sản giật

Một số kiểm tra mà bác sĩ có thể khuyên mẹ thực hiện bao gồm:

  • Đo chiều cao của tử cung (fundal height): Bác sĩ sẽ đo chiều cao của tử cung của mẹ bằng cách đo từ đỉnh xương chậu của bạn đến đỉnh tử cung.
  • Đo nhịp tim thai nhi (fetal heartbeat): Bác sĩ sẽ kiểm tra xem nhịp tim của bé có quá nhanh hoặc quá chậm không bằng cách sử dụng siêu âm Doppler.
  • Sưng (edema): Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra chân, mắt cá và bàn chân của bạn để kiểm tra xem có sưng, hoặc phù nề không. Sưng ở chân thường xảy ra thường xuyên trong thai kỳ và thường gia tăng trong ba tháng cuối.
  • Tăng cân (weight gain): Bác sĩ sẽ xem xét xem mẹ đã tăng bao nhiêu cân so với trọng lượng của mẹ trước khi mang thai. Họ cũng sẽ xem xem mẹ đã tăng bao nhiêu cân kể từ lần khám gần nhất.

 

 

  • Huyết áp (blood pressure): Huyết áp trong thai kỳ thường giảm xuống và giữ ở mức thấp do sự xuất hiện của các hormone mới trong thai kỳ và sự thay đổi trong lưu lượng máu của bạn. Huyết áp thường đạt đến mức thấp nhất vào khoảng tuần 24 đến 26.
  • Xét nghiệm nước tiểu (urinalysis): Mỗi lần mẹ đi khám thai, bác sĩ thường đều sẽ kiểm tra nước tiểu để xác định lượng protein và đường. Nếu có quá nhiều protein trong nước tiểu của mẹ thì đó là một dấu hiệu đáng quan ngại cho việc mẹ có khả năng bị tiền sản giật. Nếu lượng đường trong nước tiểu cao, nhiều khả năng mẹ sẽ phải làm một số xét nghiệm khác xem mình có bị tiểu đường thai kỳ không. 
  • Nếu xuất hiện triệu chứng như đau khi tiểu, bác sĩ có thể xét nghiệm nước tiểu của mẹ để tìm vi khuẩn. Vi khuẩn xuất hiện trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, bàng quang và thận Trong trường hợp này, mẹ có thể sẽ được kê đơn kháng sinh an toàn để sử dụng trong thai kỳ.

Ngoài ra, còn một số xét nghiệm thêm khác bao gồm:

  • Siêu âm (ultrasound)
  • Xét nghiệm sàng lọc triple test (triple screen test)
  • Xét nghiệm ADN tự do của thai nhi (cell-free fetal DNA test)
  • Chọc ối (amniocentesis)
  • Xét nghiệm đo đường huyết sau một giờ (one-hour glucose tolerance test)

Nếu chưa đến hẹn khám thai nhưng mẹ có một trong những triệu chứng sau thì hãy đến bệnh viện gặp bác sĩ ngay lập tức

  • Chảy máu âm đạo
  • Đau đầu nghiêm trọng kéo dài
  • Hoa mắt chóng mặt
  • Đau bụng dai dẳng
  • Buồn nôn liên tục
  • Ớn lạnh hoặc ốm sốt trong thời gian dài
  • Trong quá trình tiểu tiện bị đau hoặc rát
  • Âm đạo bị ra một lượng lớn chất lỏng
  • Sưng hoặc đau ở chân 

 

 

Xét nghiệm thai 22 tuần bao nhiêu tiền?

Không có mức giá cố định cho việc xét nghiệm thai 22 tuần. Số tiền mẹ phải bỏ ra phụ thuộc vào việc mẹ đến bệnh viện lớn hay nhỏ, bệnh viện tư hay công lập, mẹ có bảo hiểm để hỗ trợ chi trả hay không, mẹ đăng ký bao nhiêu loại xét nghiệm và bao gồm những xét nghiệm gì...

Dưới đây là mức giá tham khảo cho một số xét nghiệm cơ bản:

  • Siêu âm: 200.000  - 500.000 đồng tùy cơ sở khám và bác sĩ khám
  • Triple test: 400.000  - 1.000.000 đồng
  • NIPT: 4 triệu tới 19 triệu đồng (Nếu làm NIPT thì không cần làm triple test nữa)
  • Xét nghiệm máu: khoảng 400.000 VNĐ 
  • Xét nghiệm nước tiểu: 150.000 - 500.000 đồng tùy cơ sở khám

Trên đây là tất tần tật những điều mẹ cần biết về khám thai tuần thứ 22 trong thai kỳ. Sức khỏe của con luôn là nỗi quan tâm và là sự ưu tiên hàng đầu của mẹ. Vì vậy, mẹ hãy luôn lưu ý và đến gặp bác sĩ để tư vấn ngay khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nhé. 

Ngoài sức khỏe thể chất là điều có thể nhìn thấy bằng mắt thường và có thể đo đạc bằng máy móc, mẹ cũng đừng bao giờ quên phát triển tinh thần cho bé nữa nhé. Để làm được điều này, mẹ có thể sử dụng cách gián tiếp là thông qua các hoạt động thai giáo cho con hàng ngày nhé. Thai giáo thực sự rất có lợi và đã được chứng minh là có thể giúp con phát triển toàn diện thể chất và tình cảm, giúp con phát triển tối ưu từ trong bụng mẹ! 

Để làm được điều này, mẹ có thể sắm ngay cho mình một khóa POH Thai giáo với bài tập thực hành theo ngày, mỗi ngày mẹ chỉ cần mở app ra, chơi với con. Rất tiện lợi và đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian.

POH Thai giáo: Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti