Muốn biết dấu hiệu thai 19 tuần khỏe mạnh, mẹ không nên bỏ lỡ bài viết này!

đăng bởi Minh Tâm

Bầu 19 tuần là mấy tháng?

Bầu 19 tuần nghĩa là mẹ đã mang thai được 4 tháng 2 tuần. Hiện tại, mẹ đang ở tháng thứ 5 của thai kỳ. Mẹ đi được gần một nửa chặng đường bao bọc bé yêu trong bụng rồi.

Nếu theo đúng dự kiến thì còn 21 tuần nữa là mẹ sẽ được ôm ấp em bé trên tay. Mẹ hãy tận hưởng từng tuần thai trôi qua và cùng POH tìm hiểu về tuần thai 19 yêu thương nhé!

Mẹ bầu 19 tuần có triệu chứng gì?

Nối tiếp tuần thai 18, tuần thứ 19 của mẹ vẫn còn các triệu chứng quen thuộc như ợ nóng, chóng mặt, đau đầu, ngạt mũi, chảy máu chân răng và thèm ăn. 

Ở thời điểm này, mẹ bắt đầu có cảm giác căng ở dọc hai bên bụng, đi kèm với đó là triệu chứng sương mù não và mất tập trung. 

POH sẽ cùng mẹ tìm hiểu thêm các triệu chứng thường gặp khác:

Hiện tượng “mất não”

Mẹ đi tìm chiếc lược khắp ở bàn trang điểm, trên đầu giường và rồi phát hiện ra mình đang cầm nó trên tay. Bố vừa nói gì đó dứt lời thì tự nhiên mẹ không nhớ gì hết trơn. Còn nhiều câu chuyện dở khóc dở cười trong tuần này nữa. Và có lẽ mẹ cũng được trải nghiệm rồi phải không?

Não bộ chính thức bật chế độ “nhớ nhớ quên quên” rồi đó mẹ ạ. Nhưng mẹ đừng lo là mỗi mình bị “mất não” vì hầu như mẹ bầu nào cùng chung hoàn cảnh. 

Có khoảng 81% phụ nữ mang thai chuyển chế độ nhớ rồi quên, quên rồi nhớ, khó tập trung, lú lẫn và đãng trí. 

Nếu trước đó mẹ chưa bao giờ rơi vào tình trạng này thì hẳn là lúc này mẹ rất lo lắng. Nguyên nhân gây nên các vấn đề về não bộ là tâm lý lo lắng, thiếu ngủ và chế độ ăn thiếu chất, không đa dạng và lành mạnh. 

Dù không tránh khỏi được tình trạng này thì mẹ vẫn có thể khắc phục. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu mẹ chú tâm vào 3 điều sau: 

  • Chăm lo đến chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh
  • Tranh thủ ngủ thêm để đủ giấc
  • Giải toả tâm lý lo lắng

thì tình hình có thể sẽ tiến triển tốt hơn. 

>> Dấu hiệu thai 20 tuần khoẻ mạnh là gì?

>> Dấu hiệu thai 21 tuần khỏe mạnh

Mẹ có “nhớ nhớ quên quên” khi mang bầu?

Đau dây chằng tròn tử cung

Một cảm giác đau nhói ở bụng dưới hoặc ở vùng bẹn xuất hiện có thể khiến mẹ bất ngờ. Nhưng thực sự nó đã đến rồi và đây là một trong những triệu chứng phổ biến trong thai kỳ của mẹ. 

Cơn đau thường đến bất ngờ khi mẹ đổi tư thế, ho, hắt xì hoặc cười. Các hoạt động này khiến các dây chằng ở tử cung của mẹ bị kéo căng. Cảm giác đau sẽ biến mất nhanh chóng và thường không gây nguy hiểm đến thai kỳ. 

Cơn đau ở phụ nữ mang thai là “muôn màu muôn vẻ”. Có mẹ thì thấy cảm giác bị kéo chùng xuống ở hai bên bụng và vùng bẹn. Còn một số mẹ tưởng như có kim đâm đau nhói. 

Thực sự là không có cách nào để ngăn chặn triệt để cơn đau dây chằng tròn. Mẹ chỉ có cách là lưu tâm nhiều hơn đến tư thế và vận động. Sau đây là một số gợi ý cho mẹ: 

  • Giữ tư thế thoải mái
  • Không đứng quá lâu
  • Thay đổi tư thế chậm rãi, không đột ngột để cơ thể có thời gian thích ứng
  • Tập các bài giãn cơ, vận động nhẹ nhàng
  • Dùng đai đỡ bụng bầu

Khi cơn đau đến, có một số cách khắc phục như sau:

  • Hỏi ý kiến bác sĩ xem có được uống thuốc giảm đau Tylenol không 
  • Di chuyển thật chậm và chọn tư thế phù hợp để nghỉ ngơi
  • Tắm nước ấm hoặc chườm ấm

 

 

Làn da thay đổi

Lượng hóc-môn estrogen tăng cao trong cơ thể làm lòng bàn tay của mẹ đỏ lên. Ở phần môi trên, gò má, trán của mẹ xuất hiện các nốt tối màu được gọi là vết nám. 

Sắc tố da tăng lên cũng làm núm ti, vết tàn nhang, vết sẹo, nách, đùi trong và âm hộ sẫm màu hơn. Ở vùng bụng của mẹ cũng xuất hiện đường sọc nâu - một đường dọc màu sẫm chạy qua rốn.

Bụng bầu 19 tuần - kích thước bụng bầu 19 tuần

Khi mang thai cơ thể mẹ thay đổi từng ngày, đôi khi các mẹ sẽ có những thắc mắc nhỏ như bầu 19 tuần bụng to chưa, hình dáng bụng bầu 19 tuần sẽ như thế nào… 

Thông thường, bụng bầu bắt đầu to nhanh từ khoảng tháng thứ 4 (tuần 16-20) của thai kỳ. Từ giai đoạn này, tử cung của mẹ lớn dần để đáp ứng nhu cầu phát triển của em bé, và bụng mẹ sẽ bắt đầu nhô lên trông thấy. Tuy nhiên, tốc độ to lên của bụng bầu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cân nặng của mẹ trước khi mang thai, lượng nước ối, vị trí thai nhi và đặc điểm cơ thể của từng mẹ bầu.

Ở tuần thứ 19, mẹ tăng khoảng 4-6kg. Đây là mức cân nặng phù hợp nếu mẹ có chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức 18,5 đến 24,9. Cân nặng tăng thì kích thước vòng bụng của mẹ cũng lớn hơn theo từng tuần. 

Hình ảnh bụng bầu 19 tuần 

Những vấn đề trong tuần thai thứ 19

40 tuần thai kỳ là một chặng đường rất dài mà trên đó, mẹ có thể sẽ gặp những triệu chứng khó chịu và các vấn đề bất thường. Các vấn đề mẹ có thể gặp bao gồm:

1. Bầu 19 tuần không thấy thai máy

Bầu 19 tuần không thấy thai máy có sao không? Thông thường, thai máy xuất hiện trong giai đoạn từ tuần 16 đến 22. Thai kỳ của từng mẹ không giống nhau, vì thế thời điểm xuất hiện thai máy cũng sẽ không đồng nhất.

Có thai nhi đã máy ngay từ tuần 16, 17 rồi nhưng cũng không hiếm trường hợp thai nhi đến tuần 20 trở đi mới máy. Vậy, bầu 19 tuần không thấy thai máy cũng chưa hẳn là điều gì bất thường. 

2. Thai 19 tuần đạp bụng dưới 

Thai 19 tuần đạp bụng dưới có sao không? Để mẹ có câu trả lời, POH muốn giúp mẹ tìm hiểu các yếu tố có thể làm thai nhi 19 tuần đạp bụng dưới: 

  • Mẹ nằm nghiêng sang trái thúc đẩy lượng máu và chất dinh dưỡng vận chuyển đến thai nhi. Lúc này, em bé sẽ đạp bụng dưới nhiều hơn như một cách để phản ứng lại. 
  • Mẹ ăn no cũng đồng nghĩa với việc em bé tiếp nhận nhiều dưỡng chất hơn. Điều này cũng kích thích em bé đạp nhiều hơn. 
  • Môi trường bên ngoài có nhiều yếu tố kích thích như nhạc lớn, tiếng người nói chuyện. Thính giác của bé đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, do đó rất nhạy cảm với mọi âm thanh. Vì vậy, bé sẽ đạp nhiều hơn như là muốn nói “ôi có gì ngoài kia mà nhộn nhịp thế nhỉ?”

Nếu thai 19 tuần đạp bụng dưới mà do những yếu tố này thì mẹ có thể yên tâm là em bé vẫn ổn và đang phát triển bình thường nhé! Nếu mẹ hay lo và cứ bất an thì hãy nhờ bác sĩ tư vấn nhé! Xong rồi thì mẹ sẽ cảm thấy yên tâm hơn và nhớ là sức khoẻ tinh thần của mẹ cũng rất quan trọng đối với thai kỳ đó ạ. 

3. 19 tuần, bà bầu khó thở buồn nôn

Bầu 19 tuần khó thở là biểu hiện không khó để lý giải. Xét về nguyên nhân trong thai kỳ, cơ hoành ngăn cách giữa tim, phổi với bụng bị ép căng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hít thở của mẹ và còn dẫn đến cảm giác buồn nôn. 

Tiếp đến, hóc-môn progesterone trong cơ thể thay đổi có ảnh hưởng đến hoạt động của phổi. Mẹ phải thở nhiều hơn và nhanh hơn để lấy oxy cho cả hai mẹ con. Năng suất làm việc của hệ hô hấp tăng lên khiến mẹ khó thở.

Cuối cùng, thiếu máu trong thai kỳ cũng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu khó thở buồn nôn. Để thích nghi và cung cấp đủ lượng oxy đi khắp cơ thể, cơ thể sẽ phải làm việc nhiều hơn. Áp lực khiến mẹ mệt mỏi và khó thở. 

Thiếu máu là một nguyên nhân khiến bà bầu 19 tuần khó thở

4. Thai 19 tuần bụng căng cứng, thai 19 tuần bị gò cứng bụng

Thai 19 tuần bụng căng cứng, thai 19 tuần bị gò cứng bụng là tình trạng mẹ sờ vào bụng thấy cứng và cũng có cảm giác bụng mình bị cứng hơn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì nhỉ? 

  • Tử cung lớn dần lên tạo thêm áp lực lên thành bụng
  • Mẹ tăng cân khiến kích thước vòng 2 tăng lên, kèm theo đó là cảm giác căng cứng hơi khó chịu
  • Mẹ bị táo bón thai kỳ
  • Tâm trạng lo âu của mẹ

Dấu hiệu thai 19 tuần khoẻ mạnh

Thai 19 tuần phát triển như thế nào?

Chất sáp bao bọc da

Một lớp màng bắt đầu hình thành ở trên làn da của bé. Lớp màng này giống như sáp, dày và có màu trắng, được gọi là chất gây (tên tiếng Anh là vernix caseosa). Chất gây đóng nhiều vai trò quan trọng đối với em bé, cụ thể:

  • Là chất bôi trơn để em bé “vượt chướng ngại vật” - chính là đường sinh của mẹ -  dễ dàng hơn
  • Là “lớp chống nước hoàn hảo”, bảo vệ làn da khỏi môi trường nước ối xung quanh
  • Ngăn tình trạng nhiễm trùng
  • Hỗ trợ điều hoà thân nhiệt
  • Cấp ẩm cho làm da bé
  • Thúc đẩy quá trình lành vết thương

>> Mẹ tham khảo thêm sự phát triển của thai nhi tại Thai nhi tuần thứ 19

Hình ảnh thai nhi 19 tuần trong bụng mẹ

Tóc và lông tơ

Các nang tóc đã hình thành hoàn chỉnh trên da đầu của bé. Từ giờ cho đến tuần 21, các sợi tóc tơ sẽ rõ ràng hơn. Và khi quan sát hình ảnh siêu âm thai nhi 19 tuần, có khi nào mẹ sẽ nhìn thấy những sợi tóc lơ thơ của bé không nhỉ?

Ở vai, lưng và thái dương xuất hiện các sợi lông tơ. Lớp lông tơ sẽ bảo vệ cơ thể em bé và thường sẽ biến mất sau khi chào đời được 1 tuần. 

Các mô mỡ

Cơ thể thai nhi đã bắt đầu phát triển thêm các mô mỡ trắng để dự trữ năng lượng. Và đến tuần 19 này sẽ là thời điểm để hình thành thêm các mô mỡ nâu. Mỡ nâu đóng vai trò “sưởi ấm” cho cơ thể khi em bé rời khỏi ngôi nhà tử cung để đến với thế giới của bố mẹ. 

Chiếc răng sữa

Những chiếc răng sữa của bé đang trong giai đoạn phát triển. Nhưng có lẽ chỉ ít tháng sau sinh thì mẹ mới nhìn thấy những chiếc răng bé xinh trong miệng con. Sau này, các răng khác của bé sẽ hình thành theo từng giai đoạn. 

Giác quan phát triển mạnh mẽ

Các giác quan của thai nhi đang trong thời kỳ phát triển bùng nổ. Não bộ đang phát triển các vùng riêng biệt cho các giác quan: khứu giác, vị giác, thính giác, cảm giác và thị giác. 

Em bé đã có phản ứng mút ngón tay và nuốt nước ối. Và ở thời điểm này thì bé cũng đang rất bận rộn với “công việc” di chuyển và khám phá môi trường trong bụng mẹ. 

Lúc này, ba mẹ nên tích cực thai giáo cho con hằng ngày để tạo cơ hội cho con phát triển tối ưu các giác quan và tiềm năng của não bộ.

Hoạt động thở

Phổi của bé đang phát triển và tiểu phế quản bắt đầu hình thành trong tuần thứ 19 này. 

Chu kỳ thức - ngủ

Ở tuần thứ 19, các chu kỳ thức - ngủ của thai nhi dần rõ ràng hơn và giống chu kỳ của một em bé sơ sinh. Em bé sẽ ngủ khoảng 18 tiếng một ngày và dành 6 tiếng còn lại để cử động và tiếp nhận nguồn kích thích từ bên ngoài. 

Khi có âm thanh từ bên ngoài bụng mẹ, ví dụ như tiếng mẹ đọc sách, tiếng ba trò chuyện hay tiếng nhạc, em bé sẽ phản ứng lại bằng cách đạp bụng hoặc là đổi tư thế. 

Kích thước thai nhi 19 tuần 

Tuần trước em bé của mẹ bằng một trái ớt chuông thì đến tuần 19, kích thước cơ thể đã lớn hơn rồi. Giờ em bé tương đương một trái cà chua cỡ lớn. Cụ thể, kích thước của cơ thể là:

  • Chiều dài đầu mông khoảng 15,8cm, chiều dài cả cơ thể khoảng 22,8cm
  • Trọng lượng cơ thể khoảng 272g

Tỷ lệ cơ thể của bé như thế nào? Tay và chân của bé có tỉ lệ cân xứng với nhau và với các phần còn lại trên cơ thể. 

>> Cân nặng thai nhi và cách tính vân nặng thai nhi cực chuẩn mẹ bầu nào cũng nên biết

Thai nhi bằng một trái cà chua cỡ lớn, tỷ lệ cơ thể khá cân đối

Vị trí của thai nhi tuần thứ 19

Môi trường của em bé vẫn đang khá thoải mái do có nhiều không gian. Em bé được thỏa sức di chuyển trong bụng mẹ và vị trí có thể dịch chuyển theo từng thời điểm.
Tuy nhiên, vị trí chủ yếu vẫn là đầu hướng lên trên ngực mẹ, chân hướng xuống phía tử cung. Nghĩa là vị trí của thai nhi tuần thứ 19 song song với chiều dài cơ thể mẹ.

Thai 19 tuần máy như thế nào?

Ở tuần này, mẹ cảm nhận được rõ ràng các cử động thai máy của thai nhi. Em bé trong bụng mẹ đang phát triển các vùng cơ và giờ đang là thời điểm mà bé luyện tập để tăng thêm sức mạnh và thực hiện các chức năng quan trọng.

Cách nhận biết thai máy là sờ tay lên bụng và cảm nhận các sự di chuyển của em bé.  Thai máy được thể hiện qua các cử động như mút ngón tay, xoay người, xoa đầu, nấc…

Tần suất, độ mạnh mẽ của thai máy sẽ tăng dần lên. Và nếu mẹ đang tự hỏi thai nhi 19 tuần biết đạp chưa thì câu trả lời là rồi mẹ nha! Đôi lúc bé còn đạp mạnh và bất ngờ ở bên trái, bên phải, dưới rốn, hay vùng bụng dưới. 

Do vậy, sẽ không khó để mẹ nhận biết được các dấu hiệu thai máy đâu. Em bé đang muốn nhắn nhủ với ba mẹ rằng “con vẫn ổn ạ“, vì vậy ba mẹ hãy yên tâm và “chuyện trò” với con bằng cách xoa bụng nhẹ nhàng hoặc ghé sát bụng và hát, kể chuyện cho con nghe. 
 

 

Thai nhi không đạp 1 ngày có sao không? 

Thai máy bắt đầu từ khoảng tuần 16 đến 22. Ba mẹ nên theo dõi nhịp thai máy mỗi ngày. Trừ 18 tiếng “bận” đi ngủ thì 6 tiếng còn lại trong ngày, bé sẽ chăm chỉ “học hành” bằng cách vận động cơ thể và tăng cường hình thành cách liên kết thần kinh. 

Thai máy đang bình thường thì bỗng nhiên mẹ không thấy bé đạp trong suốt cả một ngày thì phải làm sao, liệu có phải con đang gặp vấn đề gì không?

Thông thường, nếu thai máy dưới 10 lần trong vòng 2 tiếng đồng hồ thì có thể là dấu hiệu nguy hiểm. Trong trường hợp một ngày mà thai không máy, trong khi đó, những ngày trước vẫn máy bình thường, thì mẹ cần đến bệnh viện để thăm khám sức khỏe. Như vậy thì mẹ sẽ biết chính xác tình hình thai kỳ.

Nhịp tim thai nhi 19 tuần tuổi

Nhịp tim của thai nhi lúc này khoảng 120-140 nhịp/phút, chậm và ổn định dần so với những tuần trước đó. Nhịp tim của bé sẽ càng chậm hơn nữa trong 10 tuần cuối cùng của thai kỳ. Và thông thường, nhịp tim bình thường của thai nhi vẫn nhanh gấp đôi so với của người lớn. 

Chăm sóc tuần thai thứ 19

Dinh dưỡng và vận động là hai yếu tố cực kỳ quan trọng đối với thai kỳ của bất cứ mẹ bầu nào. 

Trong thai kỳ, mẹ cần lựa chọn những bài tập phù hợp theo từng giai đoạn. Ở tuần 19, khi bụng bầu khá lớn thì mẹ nên ưu tiên hoạt động đi dạo, các tư thế yoga nhẹ nhàng… để vừa vận động được cơ thể mà không bị đau hay khó chịu.

Về vấn đề dinh dưỡng, mẹ ăn đủ chất và lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Các siêu thực phẩm cho mẹ bầu thì khá quen thuộc rồi, bao gồm trứng, thịt, sữa tiệt trùng, phô mai tiệt trùng, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám, cá hồi, khoai lang… 

>> Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu (9 tháng 10 ngày)

Bầu 19 tuần ăn khổ qua được không? Khổ qua là thực phẩm yêu thích vì có tính mát. Tuy nhiên, đây được cho là thực phẩm không mấy thân thiện với thai kỳ của mẹ. 

Nguy cơ khổ qua gây sảy thai, sinh non là khá cao, nhất là khi mẹ đang ở hai tam cá nguyệt đầu tiên vì khổ qua có thể dẫn đến tình trạng co bóp dạ dày và tử cung. 

Nhưng mẹ lỡ ăn khổ qua khi mang thai rồi thì phải làm sao? Nếu ăn lượng ít hoặc ăn trong tam cá nguyệt thứ 3 thì mẹ không cần quá lo lắng. Để yên tâm hơn, mẹ nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ nhé!

Ngoài ra để thai nhi 19 tuần phát triển tốt, thông minh & khỏe mạnh, mẹ đừng quên thai giáo cho con hằng ngày với POH Thai giáo ngay hôm nay nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti