Mang thai là hành trình thiêng liêng và hạnh phúc nhất khi trở thành người mẹ. Mẹ theo dõi xem quá trình phát triển của thai nhi kỳ diệu như nào và khi mang thai 4 tuần tuổi có dấu hiệu gì nhé mẹ!
Mục lục
Thai nhi phát triển như nào trong 4 tuần đầu này?
Thai 4 tuần đã vào tử cung chưa?
Mang thai 4 tuần đầu có dấu hiệu gì?
Một vài lời khuyên cho mẹ có thai 4 tuần nên ăn gì? Kiêng gì để thai nhi được khỏe mạnh
Thai nhi phát triển như nào trong 4 tuần đầu này?
Khi thai kỳ bước vào tuần thứ 4 chính là bước khởi đầu phát triển mạnh mẽ nhất của kỳ thai. Mặc dù chỉ mang kích thước 2mm, nhưng có rất nhiều sự phát triển diễn ra.
Có hai lớp tế bào đang phát triển: epiblast, sẽ tạo thành toàn bộ em bé và hypoblast, là một lớp tế bào tạm thời. Nhau thai đang trong giai đoạn đầu phát triển, và cũng có hai lớp. Một số tế bào đang chui vào niêm mạc tử cung để cung cấp oxy cho em bé. Trong khi các tế bào khác đang sản xuất hormone chorionic gonadotropin (hCG), cho mẹ kết quả dương tính khi thử thai.
Từ giờ đến tuần thứ 10, tất cả các cơ quan của bé sẽ bắt đầu phát triển, và một số cơ quan của con thậm chí sẽ bắt đầu hoạt động. Đây là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng nhất của bé. Mẹ bầu cần bổ sung axit folic trong giai đoạn quan trọng này có thể giúp ngăn ngừa khuyết tật, chẳng hạn như tật nứt đốt sống.
Cũng trong những tuần đầu này, cột mốc đánh dấu sự khởi đầu của phôi thai. Ở sâu trong tử cung, phôi thai đang tăng trưởng mãnh liệt. Phôi thai đang được cấu tạo thành ba lớp: ngoại bì, trung bì và nội bì. Để hình thành tất cả các cơ quan và mô cho cơ thể bé sau này.
Hình ảnh túi thai 4 tuần tuổi
Ngoại bì: Là lớp ngoài cùng, hỗ trợ hình thành nên hệ thần kinh, tóc, da, móng, tuyến vú, tuyến mồ hôi và men răng cho thai nhi.
Trung bì: Hay còn được gọi với cái tên là mesoderm, hình thành lên tim, cơ quan sinh dục, xương, thận và cơ bắp của em bé.
Nội bì: Còn được biết đến với cái tên endoderm, cấu tạo nên hệ tiêu hóa, gan, phổi. Trong 4 tuần đầu này nhau thai và dây rốn sẽ hoạt động để cung cấp oxy, dưỡng chất cho bé.
Ngoài sự phát triển mạnh mẽ của 3 lớp trên, màng ối và túi noãn hoàng cũng hoạt động mạnh mẽ. Màng ối chịu sẽ bảo vệ phôi thai và sự phát triển của bé một cách toàn vẹn, màng ối sẽ tạo thành một lớp đệm cho em bé tránh khỏi những ngoại lực.
Túi noãn hoàng sẽ cấu tạo nên máu, giúp nuôi dưỡng phôi thai cho đến khi nhau thai xuất hiện thay thế vị trí này.
Thai 4 tuần đã vào tử cung chưa?
Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này rất khó. Điều này còn phụ thuộc vào thể trạng của từng mẹ. Mỗi người có thời gian thụ tinh khác nhau và thời gian để thai làm tổ nhanh hay chậm, không thể giống nhau. Sự phát triển của thai nhi rất chậm chỉ là một bào tử, mẹ không thể thấy bằng mắt thường được. Nhưng có một số dấu hiệu sau, nếu mẹ là một người nhạy cảm chắc chắn sẽ cảm nhận được.
Mang thai 4 tuần đầu có dấu hiệu gì?
Trong tháng đầu tiên mang thai, mẹ sẽ cảm thấy một vài biểu hiện khác hẳn như: tức ngực (như chuẩn bị hành kinh), đau lâm râm bụng dưới, thèm ăn một thứ gì đó không kìm chế được, đi tiểu nhiều hơn, hơi khó chịu buồn nôn và cơ thể thường xuyên mệt mỏi…
- Khi mới mang thai mẹ nhạy cảm với các mùi hương hơn, do nồng độ estrogen trong cơ thể mẹ lúc này tăng cao ở tuần thứ 4 của thai kỳ. Xảy ra việc mẹ nôn thường xuyên, những món ăn khoái khẩu của mẹ cũng dần vào danh sách hạn chế. Vị giác của mẹ bị ảnh hưởng, không còn cảm giác thèm ăn như trước nữa.
- Tuy nhiên nhiều mẹ, có thai 4 tuần nhưng không nghén, các mẹ thắc mắc rằng không ốm nghén thì có sao hay không?
Không ốm nghén là hiện tượng bình thường. Nhưng đối với một số nhà khoa học cho rằng: Ốm nghén sẽ giảm nguy cơ sảy thai so với những mẹ không ốm nghén.
Năm 2016, một nghiên cứu được thực hiện về mối liên quan giữa ốm nghén và việc sảy thai ở thai phụ, ốm nghén giảm khả năng sảy thai ở thai phụ từ 50-75%.
Nồng độ Hcg tăng khiến mẹ nôn mửa, mệt mỏi
Các nhà khoa học còn đưa ra một giả thuyết rằng ốm nghén do cơ thể bà bầu đang tăng lượng hormone Hcg, do vậy việc nôn mửa hay ốm nghén là dấu hiệu của mô thai còn sống.
Một giả thuyết khác cho rằng: Nôn mửa hay ốm nghén có liên quan đến việc cơ thể tăng sản xuất hormone Hcg, đây là dấu hiệu của mô nhau thai còn sống.
Nhưng kết quả trên quả trên giả thuyết, chỉ mang ý nghĩa nhắc nhở bà bầu trong quá trình mang thai không bị nghén, nên dành thời gian chăm sóc sức khỏe nhiều hơn. Để em bé trong bụng mẹ phát triển thật tốt phòng ngừa những biến chứng không mong muốn trong thai kỳ.
>> Những thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai tuần thứ 4
Hình ảnh siêu âm thai 4 tuần tuổi
Thai 4 tuần siêu âm có thấy không? thường thì 4 tuần chưa cần siêu âm để phát hiện thai, mẹ có thể thử bằng que hoặc thử máu để biết chính xác nhất. Siêu âm phát hiện mang thai sớm nhất và tốt nhất là vào tuần thứ 5
>> Dấu hiệu thai 5 tuần phát triển bình thường
Một vài lời khuyên cho mẹ có thai 4 tuần nên ăn gì? Kiêng gì để thai nhi được khỏe mạnh
- Bổ sung vitamin D
Thai phụ cần ăn uống lành mạnh. Đặc biệt mẹ đừng quên bổ sung vitamin D, cần thiết để duy trì xương và răng khỏe mạnh. Những loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin D như: sữa, nước cam, hay lòng đỏ trứng gà, hoặc mẹ có thể tận dụng chính ánh sáng mặt trời. Nó giúp mẹ hấp thụ lớn lượng canxi.
- Tránh các độc tố
Phụ nữ mang thai cần tránh tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá hay những người xung quanh mình có hút thuốc lá. Một số nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng khói thuốc lá có thể gây sảy thai, nhẹ cân hay nguy hiểm hơn khiến mẹ mang thai ngoài tử cung.
Ngoài ra, mẹ nên tránh hóa chất, tia X- quang, rượu hay bất kì loại chất kích thích nào khác, có thể gây nguy hiểm với thai nhi nhất là trong những thời kỳ đầu, dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của thai nhi.
- Bổ sung chất béo cho cơ thể
Bổ sung DHA một trong những chất thuộc nhóm axit béo, omega 3. Trong tuần thứ 4 của thai kỳ, não và võng mạc bé đang phát triển. DHA là một thành phần chính giúp phát triển não và võng mạc. Mẹ cần bổ sung 1 lượng DHA thiết yếu mỗi ngày. Rất dễ tìm được những loại thực phẩm có chứa axit béo. Mẹ có thể sử dụng cá hồi, cá cơm, cá mòi cũng như các loại hạt, quả óc chó và trứng gà.
- Bơi lội
Bơi lội tăng sức khỏe cho tim mạch. Giúp cơ thể tăng khả năng sử dụng oxy, cải thiện lưu thông và trương lực cơ, cũng như tăng sức chịu đựng của mẹ. Lời khuyên cho mẹ nên bơi ít nhất 20 phút mỗi ngày, giảm mệt mỏi giúp mẹ ăn ngon, ngủ sâu hơn.
Nếu như mẹ không có khả năng bơi lội, mẹ có thể tập những bài aerobic, hay yoga nhẹ nhàng, dành chuyên cho thai phụ. Cơ thể mẹ dẻo dai và giảm stress.
Quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày là cả một quá trình thiêng liêng và gặp không ít những khó khăn và mệt mỏi đối với bất kỳ ai khi bắt đầu làm mẹ. Để đảm bảo trong quá trình mang bầu mẹ cần bổ sung cho mình chế độ ăn uống hợp lý, siêu âm và xét nghiệm trong thai kỳ những mốc quan trọng, mẹ không nên lạm dụng siêu âm tránh tạo căng thẳng cho mẹ và ảnh hưởng đến bé. Mẹ đừng quên vận động các bài tập nhẹ nhàng và thai giáo cùng POH giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ nhé!
POH Thai giáo: Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ!
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----