Thai chết lưu là một dạng sảy thai. Hiện tượng thai lưu thường xảy ra vào 3 tháng đầu, nhưng các tháng sau thai kỳ vẫn có nguy cơ thai chết lưu. Thai chết lưu trong tử cung rất nguy hiểm và thường không thể cứu được. Cách xử lý thai chết lưu phổ biến là để thai chết lưu tự sổ ra. Để tìm hiểu về nguyên nhân khiến thai chết lưu, dấu hiệu thai lưu khi không ra máu và ra nhiều máu mời ba mẹ đọc bài viết sau!
Sảy thai là một điều rất đáng sợ. Khi nó xảy ra, cha mẹ thật khó để biết cách đối phó mặt với thực tế và cảm xúc của mình. Bài viết này giải thích một số lý do tại sao lại có tình trạng em bé chết non, hay còn gọi là chết lưu trong tử cung. Đây là một tình trạng cực kỳ nguy hiểm cần được xử lý y tế ngay lập tức.
Những kiến thức dưới đây sẽ giải thích về vấn đề thai chết lưu và những gì ba mẹ cần làm sau khi mất con. Đối mặt với sự mất mát này không chỉ có ba mẹ mà còn cả gia đình và bạn bè.
Thai chết lưu là gì?
Định nghĩa của thai chết lưu là em bé được sinh ra mà không có bất kỳ dấu hiệu nào của sự sống từ sau 24 tuần mang thai. Phần lớn thai nhi chết lưu 3 tháng cuối thai kỳ.
Một em bé có thể đã chết trong giai đoạn sau của thai kỳ (còn được gọi là thai nhi chết trong tử cung). Trong những trường hợp hiếm hơn, một em bé có thể chết trong khi chuyển dạ hoặc sinh nở (được gọi là chết trong khi sinh).
Thai chết lưu là tình trạng nguy hiểm
Tình trạng thai chết lưu thường không phổ biến nhưng không hề hiếm. Hiện nay tỷ lệ các vấn đề xảy ra với thai nhi ngày càng nhiều.
Thai chết lưu bao lâu thì ra máu?
Không phải lúc nào thai chết lưu cũng gây ra chảy máu. Một số mẹ lưu thai nhưng không có dấu hiệu gì.
Dấu hiệu thai chết lưu phổ biến nhất là dịch tiết âm đạo hoặc xuất huyết bất thường, đau bụng (nhẹ hoặc đau dữ dội), sốt cao, đau lưng dữ dội, không nhận ra được nhịp tim và chuyển động của thai nhi,..
Để chắc chắn thai nhi vẫn khỏe mạnh, mẹ nên thăm khám ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường.
Nguyên nhân khiến thai chết lưu trong bụng mẹ
Có nhiều lý do dẫn đến việc em bé chết trong bụng mẹ (tử cung). Những lý do gây ra vấn đề này bao gồm sự hoạt động của nhau thai, yếu tố di truyền, sức khỏe, tuổi tác và lối sống của mẹ, và sự nhiễm trùng.
Các vấn đề với nhau thai được cho là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh chết trong bụng mẹ. Thuật ngữ y tế là suy tuần hoàn nhau thai/thiểu năng nhau thai (Placental Insufficiency). Khoảng hai phần ba trẻ sơ sinh chết trong bụng mẹ vì suy tuần hoàn nhau thai.
Những lý do chính xác khiến nhau thai không hoạt động bình thường vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng nếu nhau thai không hoạt động tốt, các mạch máu kết nối giữa mẹ với bé sẽ bị tắc nghẽn. Điều này dẫn đến việc giảm chất dinh dưỡng và oxy cho em bé, gây ra vấn đề về tăng trưởng.
Trẻ sơ sinh có vấn đề về tăng trưởng còn được gọi là Hội chứng thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR). Những em bé này đôi khi rơi vào tình trạng thai nhỏ so với tuổi thai (small for gestational age) hoặc thai nhỏ hơn tuổi (small-for-dates).
Nhiều thai chết lưu do sinh non và nhỏ hơn so với giai đoạn thực tế của thai kỳ. Bệnh tiền sản giật cũng có thể làm giảm lưu lượng máu đến em bé thông qua nhau thai khiến thai nhi có nguy cơ chết lưu cao hơn.
Đôi khi, một khiếm khuyết di truyền hoặc nhiễm sắc thể có thể khiến trẻ bị chết lưu. Đây được cho là lý do khiến khoảng 10% thai chết lưu. Những khiếm khuyết di truyền não, tim hoặc một cơ quan quan trọng khác của em bé không phát triển đúng cách.
Những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu
Xuất huyết nhiều trong giai đoạn sau của thai kỳ hoặc khi chuyển dạ cũng có thể là một nguyên nhân khiến thai bị chết lưu. Điều này thường xảy ra khi nhau thai bắt đầu tách ra khỏi bụng mẹ (Nhau bong non).
Tình trạng sức khỏe ở mẹ, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và hiếm gặp hơn là các bệnh nhiễm trùng như cúm, liên cầu khuẩn nhóm B (GBS), bệnh truyền nhiễm bởi vi khuẩn Listeria hoặc Toxoplasma cũng có thể là nguyên nhân gây ra thai chết lưu trong bụng mẹ.
Phụ nữ càng lớn tuổi, nguy cơ sinh con chết non càng lớn. Nguy cơ các bà mẹ lớn tuổi bị thai chết lưu cao nhất vào khoảng tuần thứ 41 trong thai kỳ. Vì vậy, ở một số bệnh viện, các sản phụ lớn tuổi có thể được đề nghị chuyển dạ sau 39 tuần hoặc 40 tuần mang thai trước hoặc vào đúng ngày dự sinh.
Thai nhi rất hiếm khi chết lưu vào cuối thai kỳ. Điều này là do các vấn đề ảnh hưởng đến nhau thai. Khi sản phụ quá ngày dự sinh vài tuần, nhau thai sẽ không hoạt động tốt như giai đoạn trước. Ở hầu hết các bệnh viện, nếu một phụ nữ không thể chuyển dạ tự nhiên vào thời điểm thai nhi khoảng 41 tuần tuổi, bác sĩ thường sẽ khuyên rằng mẹ nên kích thích chuyển dạ.
Các yếu tố như béo phì, uống nhiều rượu bia và hút thuốc trong thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ em bé bị chết lưu. Hút thuốc hạn chế sự phát triển của trẻ sơ sinh trong bụng mẹ vì giảm lượng oxy cung cấp cho em bé qua nhau thai. Nằm ngửa khi ngủ cũng làm tăng nguy cơ thai nhi thiếu oxy.
Các chuyên gia cũng cho rằng do sự kết hợp của nhiều yếu tố, chẳng hạn như các vấn đề về nhau thai, các yếu tố sức khỏe và lối sống của mẹ kết hợp với nhau dẫn đến việc em bé bị chết lưu.
Điều gì xảy ra khi em bé chết trong tử cung?
Khi em bé chết trong bụng, mẹ vẫn phải trải qua quá trình sinh nở vì như vậy sẽ tốt hơn cho sức khỏe và sự phục hồi thể chất của cơ thể. Rất hiếm khi bác sĩ mổ để lấy thai chết lưu.
Sự mất mát này sẽ mang đến một cú sốc lớn khiến mẹ không muốn nghĩ gì về bản thân mình nữa. Đội ngũ y tế sẽ hết sức cảm thông với cảm xúc của mẹ trong khi giải thích những phương án điều trị tiếp theo. BÁc sĩ sẽ tư vấn những điều tốt nhất cho mẹ.
Trong hầu hết các trường hợp, chuyển dạ sẽ phải được bắt đầu theo cách không tự nhiên, tức là có sử dụng biện pháp kích thích (chuyển dạ nhân tạo). Bác sĩ sẽ thảo luận điều này với mẹ và cho mẹ thời gian để suy nghĩ và tiếp nhận sự thật.
Thảo luận với bác sĩ về phương án xử lý với thai chết lưu
Một số cha mẹ muốn được hỗ trợ kích thích càng sớm càng tốt. Các cặp vợ chồng khác lại muốn đợi thêm một hoặc hai ngày để có thời gian tiếp nhận những điều đã xảy ra và theo dõi mẹ có dấu hiệu chuyển dạ tự nhiên không.
Mẹ bầu có thể cảm thấy chết lặng khi phải đưa ra quyết định. Các bác sĩ sẽ quan tâm đến sức khỏe của mẹ. Nếu các bác sĩ cho rằng sức khỏe của mẹ có thể bị ảnh hưởng, ví dụ như bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên chuyển dạ ngay lập tức.
Cho dù chọn chuyển dạ tự nhiên hay có kích thích thì mẹ bầu đều sẽ được đưa vào phòng sinh nở riêng tại bệnh viện. Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ cho mẹ một liều giảm đau có tác dụng mạnh có thành phần morphin. Lượng morphin truyền cho mẹ được điều tiết thông qua một máy điều khiển bằng tay.
Nếu mẹ mang thai đôi và phát hiện một em bé đã chết bác sĩ sẽ khuyến nghị không nên kích thích chuyển dạ. Trường hợp này phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh cụ thể của mẹ bầu: hai bé có chung nhau thai không và thai chết lưu ở giai đoạn nào. Các bác sĩ có thể đưa ra phương án thích hợp để em bé còn lại có cơ hội phát triển và trưởng thành lâu hơn trong bụng mẹ.
Hai em bé sau đó có thể được sinh ra cùng một lúc vào thời điểm tốt nhất cho em bé vẫn đang phát triển khỏe mạnh. Cha mẹ sẽ rất buồn khi phải sinh con theo cách này nhưng ít nhất cũng cảm thấy được an ủi phần nào vì còn một em bé ở lại.
Nguyên nhân khiến thai chết lưu trong quá trình chuyển dạ và sinh nở
Hầu hết trẻ sơ sinh bị mất khi còn trong bụng mẹ. Rất hiếm khi em bé đột nhiên bị chết trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.
Tuy nhiên, một vài em bé vẫn chết vì một nguyên nhân nào đó xảy ra trong quá trình chuyển dạ và sinh. Đây là một chuyện đau thương và đáng sợ với cha mẹ. Ba mẹ không thể hiểu chuyện gì đang diễn ra và nhân viên bệnh viện phải gấp gáp đối phó với tình huống khẩn cấp và không thể giải thích mọi thứ rõ ràng.
TRong một số trường hợp thai nhi quá lớn, vai của con có thể bị kẹt khi rời khỏi đường sinh (khó sinh do kẹt vai), làm giảm nghiêm trọng lượng oxy bé nhận được. Hầu hết các con đều hồi phục được, nhưng trong một vài trường hợp hiếm hoi khó sinh do kẹt vai khiến bé bị chết lưu vì thiếu oxy.
Một nguyên nhân hiếm gặp khác là các vấn đề với dây rốn, dẫn đến thiếu oxy truyền đến em bé. Tình trạng thường gặp nhất là dây rốn luồn qua cổ tử cung lên phía trước hoặc quấn quanh cổ bé.
Xử lý thai chết lưu như thế nào?
Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ hỏi xem cha mẹ có muốn nhìn, chạm vào hoặc ôm con hay không. Nhiều bậc cha mẹ quyết định ngắm nhìn và bế con mình. Các ba mẹ sẽ cảm thấy được an ủi, nhưng một số người khác thì cảm thấy đau đớn. Điều này tùy thuộc vào quyết định của cha mẹ, cả hai sẽ được dành thời gian và không gian để đưa ra lựa chọn.
Bản năng của cha mẹ muốn ngắm nhìn và âu yếm con mình, nhưng sự lo lắng về hình hài của thai nhi lại khiến ba mẹ sợ. Để giúp cha mẹ đưa ra quyết định nữ hộ sinh sẽ mô tả qua về tình trạng của con. Một số bậc cha mẹ biết rằng họ không dám nhìn con mình. Một số phụ huynh lại quyết định không nhìn em bé vì lý do tôn giáo hoặc văn hóa. Trong trường hợp đó, nữ hộ sinh sẽ giúp chụp ảnh của em bé để cha mẹ có thể xem lại sau này nếu ba mẹ yêu cầu.
Hầu hết các bậc cha mẹ đều cảm thấy được an ủi phần nào khi giữ một kỷ niệm của em bé. Một số cha mẹ muốn tự tắm rửa và mặc quần áo cho con. Đây là những bản năng tự nhiên và mong muốn mạnh mẽ. Nhưng nếu em bé được sinh ra quá non hoặc con không đủ khỏe mạnh để làm tắm rửa và mặc quần áo, nữ hộ sinh sẽ giúp quấn em bé lại trong một chiếc chăn nhỏ.
Cho dù cha mẹ quyết định làm những gì trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi con mất thì các nhân viên trong bệnh viện cũng sẽ hỗ trợ những quyết định đó và tôn trọng mong muốn của cha mẹ.
Nguyên nhân gây ra thai chết lưu là gì?
Không có một nguyên nhân chính xác nào dẫn đến cái chết của em bé. Trong hơn một nửa các trường hợp thai chết lưu, các bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân rõ ràng cho sự mất mát này.
Nếu các bác sĩ không thể xác định nguyên nhân cái chết của em bé, đôi khi họ có thể đề nghị thực hiện các cuộc nghiên cứu để phát hiện ra nguyên nhân. Những cuộc nghiên cứu này có thể bao gồm xét nghiệm máu của mẹ, kiểm tra nhau thai hoặc tiến hành khám nghiệm tử thi (giải phẫu tử thi) thai nhi. Khám nghiệm tử thi có thể giúp:
- Xác định một hoặc nhiều nguyên nhân gây chết lưu thai
- Cho biết thông tin về sự phát triển của bé
- Cho biết thông tin về các vấn đề sức khỏe của mẹ để các bác sĩ có thể chăm sóc trong thai kỳ sau này
- Xác nhận giới tính của con
Không phải tất cả các bậc cha mẹ đều đồng ý kiểm tra và khám nghiệm tử thi. Ba mẹ có thể từ chối vì lý do cá nhân, tôn giáo hoặc văn hóa. Mong muốn của cha mẹ phải luôn được tôn trọng. Đôi khi, những phương pháp kiểm tra như vậy vẫn không thể xác định lý do khiến trẻ bị chết non.
Cha mẹ sẽ được tham khảo thêm nhiều thông tin về việc khám nghiệm tử thi. Các bác sĩ sẽ giải thích về lợi ích của việc này, về những điều sẽ diễn ra với em bé và hình hài của con sau khám nghiệm. Nếu ba mẹ không muốn thực hiện khám nghiệm, ba mẹ hãy nói thẳng với bác sĩ. Thường thì ở Việt Nam ba mẹ sẽ không đồng ý khám nghiệm tử thi.
Đối mặt với tình huống thai chết lưu
Mỗi người có cách riêng để đối mặt với nỗi đau mất con. Có mẹ muốn quên đi và trở về với cuộc sống càng nhanh càng tốt. Ngược lại có mẹ lại muốn lảng tránh hiện thực để đánh dấu sự mất mát này.
Sức khỏe của mẹ cũng là một vấn đề lớn. Tình trạng cơ thể mẹ sẽ là một lời nhắc nhở liên tục về nỗi đau mất em bé. Mẹ có thể cực kỳ đau đớn và khó chịu khi bị xuất huyết âm đạo và ngực bắt đầu căng cứng vì sữa về.
Mẹ hãy dùng thuốc để ngăn tiết sữa. Tham khảo ý kiến của bác sĩ về những loại thuốc an toàn với mẹ. Tuy nhiên, nếu đã bị tiền sản giật mẹ có thể không được dùng các loại thuốc này. Nữ hộ sinh sẽ gợi ý cho mẹ những cách khác giúp mẹ thoải mái hơn.
Ảnh hưởng thai chết lưu đến những thai kỳ sau của mẹ
Quyết định có con thêm một lần nữa sẽ khá khó khăn với mẹ. Mẹ thậm chí không nghĩ tới chuyện này. Một số mẹ lại bị thúc giục có thai càng sớm càng tốt.
Mẹ sẽ được hẹn kiểm tra vào khoảng sáu đến tám tuần sau khi thai chết lưu. Việc kiểm tra được tiến hành với bác sĩ sản khoa tư vấn tại bệnh viện. Đây là cơ hội để mẹ đưa ra những câu hỏi về vấn đề còn băn khoăn. Nếu đã sẵn sàng để chia sẻ thì lần khám này cũng là cơ hội để mẹ thảo luận với bác sĩ về việc có nên mang thai lần nữa không.
Nếu không tìm ra nguyên nhân dẫn tới thai chết lưu ba mẹ có thể an tâm hơn một chút vì không có vấn đề gì về sức khỏe của bố và mẹ gây ra sảy thai. Nếu nguyên nhân là do di truyền ba mẹ sẽ được bác sĩ chia sẻ về di truyền học. Quá trình này sẽ giúp ba mẹ quyết định về việc có nên mang thai trong tương lai.
Nếu có nguyên nhân rõ ràng, ba mẹ và bác sĩ có thể cùng nhau thảo luận để tìm ra phương án giúp giảm nguy cơ xảy ra. Điều này đặc biệt quan trọng nếu nhau thai hoặc sự phát triển của em bé có vấn đề.
Nếu mang thai một lần nữa ba mẹ sẽ phải trải qua thời gian cực kỳ lo lắng. Đây sẽ là một thai kỳ gợi lại rất nhiều kỷ niệm và cảm xúc không mong muốn liên quan đến sự mất mát của cha mẹ trong quá khứ.
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo