Mẹ nên giải thích với bé lớn như thế nào sau sảy thai?

đăng bởi Nguyễn Khải

Mất đi em trai hoặc em gái mới mà con đang mong đợi là một trong những điều rất khó để nói với trẻ nhỏ, đặc biệt là khi chính cha mẹ cũng đang vật lộn để đối phó với cảm xúc của chính mình.

Trẻ em có cách phản ứng với sự mất mát và thể hiện cảm xúc hoặc cách trò chuyện về điều này theo cách khác nhau. Cho dù trẻ bao nhiêu tuổi và trong giai đoạn phát triển nào thì cũng sẽ có một số trẻ hay thắc mắc và nhạy cảm hơn những bé khác. Cha mẹ là người hiểu rõ con nhất nên ba mẹ sẽ biết thời điểm và những điều nên chia sẻ với con.

Cha mẹ có cần phải giải thích không?

Cha mẹ có thể cảm thấy một em bé mới biết đi còn quá nhỏ để hiểu được những gì đã xảy ra. Nếu bị sảy thai sớm, con thậm chí sẽ không biết gì về chuyện đó.

Tuy nhiên, nếu mẹ sảy thai muộn, có thể bé đã được tham gia vào việc chuẩn bị và mong đợi em bé sinh ra. Do đó con cần phải biết những gì đã xảy ra. Nếu không thể kể cho con nghe về những điều đã diễn ra, cha mẹ có thể nhờ một người thân khác trong gia đình giúp giải thích với con.

Mẹ cần nói chuyện với bé về việc sảy thai

Mẹ giải thích về việc sảy thai để tránh ảnh hưởng đến tâm lý con yêu

Có thể trẻ hoàn toàn không hiểu nhưng con vẫn sẽ nắm bắt được cảm xúc của cha mẹ và biết rằng có điều gì đó không ổn. Ví dụ, con sẽ nhận thấy cha mẹ buồn bã hoặc mất tập trung khi đang ở bên bé.

Hoặc một sự tách biệt về thể chất với cha mẹ có thể đã ảnh hưởng đến thói quen của con. Nếu không giải thích về vấn đề này, con có thể sợ hãi và cảm thấy rằng bản thân sẽ làm cho vấn đề tồi tệ hơn nếu đặt câu hỏi. Con cần sự đảm bảo rằng mọi thứ sẽ ổn.

Cách trẻ em phản ứng với cái chết

Trẻ nhỏ có thể phản ứng theo nhiều cách khác nhau để thể hiện nỗi buồn và sự mất mát. Ví dụ, con có thể trở nên bướng bỉnh, tụt lùi trong quá trình được rèn đi vệ sinh hoặc đột nhiên cáu kỉnh khi đi tới nhà trẻ.

Thói quen hàng ngày của con có thể bị gián đoạn. Bé đang cố gắng để hiểu được tại sao những người lớn xung quanh có vẻ rất buồn. Thế giới dường như là sự đe dọa với con theo cách mà trước đây chưa từng có.

Ngược lại, trẻ cũng có thể không thể hiện bất kỳ phản ứng nào đối với sự mất mát. Thậm chí tâm trạng con trở nên thất thường. Trẻ vừa tỏ ra buồn bã khó nguôi ngoai nhưng lại nhanh chóng quên đi và hỏi về những món ăn yêu thích.

Mẹ sẽ cảm thấy hơi khó chịu nhưng điều này là sự phát triển bình thường của trẻ. Trẻ em thường thể hiện từng cảm xúc một chú không phải tất cả cùng một lúc.

Cách giải thích về việc sảy thai

Đừng né tránh câu hỏi của con

Trẻ em thường hỏi “Em bé đã đi đâu ạ?” hoặc “Khi nào em bé sẽ trở lại?” Việc con tò mò về những gì đã xảy ra là hoàn toàn bình thường, vì vậy mẹ hãy trả lời các câu hỏi của bé một cách đơn giản và nhẹ nhàng. Một cách tốt hơn là cha mẹ đọc cho con nghe những câu chuyện về nhân vật có thú cưng hoặc ông bà đã mất.

Trả lời ngắn gọn, đơn giản

Trẻ nhỏ không thể xử lý quá nhiều thông tin cùng một lúc. Thông thường cách dễ nhất là giải thích cho con về việc cơ thể ngừng hoạt động, thay vì đưa ra một đống thông tin phức tạp. Mẹ có thể nói “Em bé không thể lớn lên và khỏe mạnh ở bên trong bụng mẹ như con trước đó. Cơ thể của bé đã dừng hoạt động và em bé đã chết. Em bé sẽ không thể ăn hay ngủ hoặc nhìn thấy gì nữa, và bé cũng không phải chịu đau đớn gì cả.”

Nói chuyện về việc mất em bé

Nếu con đã được biết về em bé và nghĩ rằng mình không thích có em trai hoặc em gái, con có thể cảm thấy tội lỗi về việc em bé bị mất. Hoặc con sẽ buồn vì sẽ không được làm người chị lớn.

Mẹ giiải thích về việc sảy thai không liên quan đến conMẹ giải thích về việc sảy thai không liên quan đến bé

Hãy giải thích rằng những em bé bị chết thường không có đủ sức khỏe để sống bên ngoài bụng của mẹ. Cha me có thể muốn đề nghị con nói lời tạm biệt bằng cách vẽ một bức tranh hoặc làm một món quà đặc biệt cho em bé.

Thể hiện cảm xúc của chính mình

Thể hiện đau buồn cũng là một phần quan trọng trong việc hàn gắn vết thương cho cả trẻ em và người lớn. Cha mẹ nên giải thích rằng đôi khi người lớn cũng cần khóc, và mẹ cảm thấy buồn vì nhớ em bé. Con sẽ nhận thức sâu sắc về những thay đổi trong tâm trạng của cha mẹ. Bé sẽ lo lắng hơn nếu cảm thấy có gì đó không ổn và dường như cha mẹ đang cố che giấu điều đó.

Thành thật và rõ ràng

Điều quan trọng là mẹ phải trung thực. Con sẽ rất nhạy cảm với những thay đổi trong trạng thái cảm xúc của cha mẹ. Con sẽ cảm thấy hoang mang nếu không hiểu được những gì đã xảy ra đằng sau những thay đổi mà bé nhìn thấy. Cha mẹ có thể nghĩ rằng nếu không nhắc tới việc sảy thai, nỗi buồn sẽ biến mất. Nhưng điều này là sai sự thật. Và để vượt qua được nỗi đau này sẽ cần nhiều thời gian hơn nữa.

Những cụm từ phổ biến mà người lớn dùng để mô tả cái chết, chẳng hạn như “qua đời” hoặc “yên nghỉ”, không có ý nghĩa gì với một đứa trẻ. Trẻ em nghĩ theo nghĩa đen, vì vậy cha mẹ nên tránh nói rằng em bé đang “ngủ”, “mất” hoặc “đã đi xa”. Nếu không con sẽ lo lắng rằng bản thân cũng sẽ chết nếu ngủ, hoặc có thể băn khoăn rằng cha mẹ sẽ không trở lại sau khi đi làm hay đi mua đồ.

Hãy cẩn thận với những lời giải thích tôn giáo

Những gì cha mẹ nói với con về cái chết và thế giới bên kia tất nhiên sẽ phụ thuộc vào niềm tin tôn giáo của chính mình. Nếu theo đạo tôn giáo, việc giải thích cho con cũng có thể giúp cha mẹ mang lại sự an ủi cho con. Tuy nhiên, cha mẹ nên suy nghĩ cẩn thận về những điều mình sẽ nói. Vì nhiều từ ngữ được dùng để an ủi một em bé đôi khi lại có thể khiến con cảm thấy bối rối.

Những lời như “Hiện tại em con đang hạnh phúc bởi vì bé đang được ở trên thiên đường” có thể khiến một đứa trẻ nhỏ lo lắng. Con có thể nghĩ: “Tại sao em có thể hạnh phúc trong khi mọi người xung quanh đều buồn như vậy?”. 

Nếu cha mẹ nói: “Em của con rất ngoan do đó Chúa muốn giữ bé lại bên cạnh” thì con có thể nghĩ: “Nếu Chúa muốn mang em đi thì liệu có mang con đi theo cùng không? Con nên ngoan ngoãn để có thể lên thiên đường với em hay phải hư để có thể ở đây cùng cha mẹ?”.

Mẹ có thể nói: “Cha mẹ rất buồn vì em con không ở đây và chúng ta sẽ nhớ em rất nhiều, nhưng bé đang được ở cùng với Chúa và Chúa sẽ chăm sóc thật tốt cho em ấy”. Những câu như vậy sẽ giúp trấn an con mà không gây thêm lo lắng cho bé. 

Hãy chuẩn bị cho nhiều phản ứng khác nhau

Giống như người lớn, trẻ em có thể cảm thấy tội lỗi hoặc tức giận sau một sự mất mát hay một nỗi buồn. Nhiều đứa trẻ lo lắng rằng những điều bản thân con nghĩ khiến cho em bé chết.

Hãy trấn an con rằng đó không phải là lỗi của bé.Chuẩn bị tinh thần con có thể nổi giận với mọi người xung quanh. Để con được tỏ ra cáu kỉnh thường xuyên hơn. Đây là một cách để loại bỏ nỗi buồn của bé dù cho cơn giận có thể xuất phát từ một nguyên nhân nào khác. 

Sẵn sàng cho việc con hỏi đi hỏi lại vấn đề này

Mẹ cần sẵn sàng trả lời nhiều lần các câu hỏi tương tự nhau. Hầu hết trẻ em dưới năm hoặc sáu tuổi đều khó hiểu được sự vĩnh viễn của cái chết. Mặc dù cha mẹ có thể đã nói chuyện rất nhiều với con ngay sau khi sảy thai, nhưng con cảm thấy muốn hỏi tiếp vào thời gian sau.

Mẹ nói chuyện cởi mở với bé

Mẹ hãy cố gắng trò chuyện cởi mở về sự mất mát. Khi con lớn dần và đạt đến cấp độ hiểu biết mới, bé có thể lại cảm thấy đau buồn và có những câu hỏi mới. Điều này không phải do cha mẹ chưa giải thích đúng. Chỉ cần tiếp tục trả lời con một cách kiên nhẫn nhất có thể.

Trẻ em ở độ tuổi này cũng có xu hướng sử dụng tư duy ma thuật, có nghĩa là bé tin tưởng rằng suy nghĩ của mình là đúng. Con có thể không hoàn toàn hiểu những điều cha mẹ nói và tự đưa ra các cách lý giải của chính mình về những gì đã xảy ra.

Cố gắng đưa cuộc sống của con trở lại với thói quen thông thường

Mẹ hãy cố gắng theo kịp các hoạt động quen thuộc trong cuộc sống của con và mang lại cho bé cảm giác an toàn. Ông bà và bạn bè của gia đình sẽ giúp đỡ ba mẹ trong việc này.

Dĩ nhiên, trẻ sẽ gặp phải một vài sự gián đoạn. Nhưng trẻ được sinh hoạt bình thường càng sớm càng tốt. Duy trì lịch sinh hoạt của trẻ, ngủ đúng giờ, dậy đúng giờ, ăn đúng giờ...Nếu con đang đến nhà trẻ mẹ hãy sắp xếp để con sớm đi học lại và vui chơi với bạn bè.

Đừng cố gắng trở nên hoàn hảo

Cha mẹ có quyền khóc trước mặt con và cũng không thể mong đợi bản thân sẽ có câu trả lời hoàn hảo mọi câu hỏi ngay trong lần đầu tiên. Hãy nhờ gia đình và bạn bè hỗ trợ mẹ trong một số công việc. Như vậy mẹ sẽ có thời gian chăm sóc bản thân để vượt qua thời gian khó khăn này.

Nếu sau một vài tháng, ba mẹ cảm thấy dường như không thể đối mặt với nỗi đau này hoặc mọi thứ có xu hướng xấu đi mẹ hãy liên hệ với bác sĩ. Lúc này ba mẹ nên tìm đến sự giúp đỡ của một cố vấn chuyên nghiệp.

Các phản ứng của trẻ đối với thai kỳ trong tương lai

Con sẽ cần được giải thích rằng việc mất em hiếm khi xảy ra, đặc biệt là khi cha mẹ đang có kế hoạch mang thai khác. Một số cha mẹ chọn cách để qua tam cá nguyệt đầu tiên rồi mới báo cho trẻ rằng con sắp có em.

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo