Sảy thai liên tiếp 2, 3 lần và những điều cần đặc biệt quan tâm

đăng bởi Nguyễn Khải

Sảy thai liên tiếp là tình trạng mẹ có tiền sử sảy thai 2-3 lần liên tục. Có rất nhiều vấn đề liên quan đến sảy thai liên tục như nguyên nhân dẫn tới sảy thai liên tục, cách xử lý khi bị sảy thai, sảy thai liên tiếp chữa trị như thế nào, sảy thai liên tiếp cần xét nghiệm gì và cách phòng tránh sảy thai liên tiếp. Để biết thêm thông tin mời ba mẹ tham khảo bài viết sau!

Sẩy thai liên tiếp là gì?

Nếu mẹ bầu sảy thai ba hoặc nhiều lần liền nhau, các bác sĩ sẽ gọi tình trạng của mẹ là sẩy thai liên tiếp. Trong trường hợp bị sẩy thai liên tiếp, bác sĩ đa khoa sẽ giới thiệu mẹ đến một bác sĩ chuyên khoa phụ sản. Bác sĩ phụ khoa sẽ cố gắng xác định lý do khiến mẹ sảy thai.

Việc liên tiếp bị sảy thai có thể khiến mẹ cảm thấy hoàn toàn tuyệt vọng. Đôi khi, mẹ mất cả niềm tin cho tương lai.

Sảy thai liên tiếp 2, 3 lần và những điều cần đặc biệt quan tâm

Sảy thai liên tiếp gây ám ảnh cho các cặp vợ chồng

Nhưng mẹ hãy lấy lại niềm tin vì thực tế nhiều chị em sảy thai liên tiếp vẫn có thể tiếp tục sinh con. NHững trường hợp sảy thai không rõ nguyên nhân sẽ có tỉ lệ mang thai thành công cao hơn. Khoảng 6/10 phụ nữ sảy thai đến ba lần đã mang thai thành công ở lần thứ tư.

Khoảng 1/100 phụ nữ sẽ bị sảy thai liên tiếp. Một nửa trong số các trường hợp này bác sĩ không thể tìm thấy nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp. Tuy nhiên vẫn có thể xác định được một vài vấn đề phổ biến có thể khiến nhiều phụ nữ bị sảy thai liên tiếp.

Mời mẹ tìm hiểu thêm: Hỏi đáp - Sảy thai và những vấn đề liên quan

Nguyên nhân sảy thai liên tiếp 

Khi phải chịu đựng việc này, các mẹ luôn muốn có câu trả lời cho câu hỏi: “Tại sao điều này lại xảy ra?” Nhưng cho dù không xác định được nguyên nhân thì mẹ bầu vẫn có thể có khả năng mang thai thành công vào lần tới. Một số vấn đề về sức khỏe của mẹ được cho là gây ra tình trạng sảy thai. Các chuyên gia vẫn đang tiếp tục tìm hiểu về nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp.

Các vấn đề được cho là nguyên nhân dẫn đến sẩy thai liên tiếp không phổ biến bao gồm:

  • Một tình trạng sức khỏe khiến máu của mẹ bị đông lại, còn được gọi là Hội chứng kháng Phospholipid (APS), Hội chứng dính máu hoặc Hội chứng Hughes. APS đã được tìm thấy trong khoảng 15% đến 20% các ca sảy thai liên tiếp.
  • Bệnh rối loạn đông máu di truyền, còn được gọi là Hội chứng tăng đông (Thrombophilia). Hội chứng này tương tự như APS, nhưng tình trạng này xuất hiện từ khi sinh ra chứ không đột nhiên mắc phải. Hội chứng tăng động khiến máu có nguy cơ đông lại cao hơn bình thường và điều này có thể gây sảy thai liên tiếp.
  • Các vấn đề về di truyền, bao gồm những bất thường trong các cặp nhiễm sắc thể. Điều này không gây ra nguy hiểm gì cho ba mẹ nhưng lại gây ra vấn đề di truyền cho em bé. Sẩy thai liên tiếp có liên quan đến sự bất thường về nhiễm sắc thể chiếm khoảng từ 2%-5% các cặp vợ chồng.
  • Các vấn đề với tử cung (dạ con) hoặc cổ tử cung của mẹ bầu. Mẹ có thể có tử cung với hình dạng bất thường, hoặc cổ tử cung yếu.
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm trùng âm đạo cũng làm tăng nguy cơ sảy thai muộn và sinh non. Các bác sĩ vẫn đang tìm hiểu lý do tại sao các loại nhiễm trùng này có thể gây sảy thai liên tiếp.
  • Một vấn đề với hormone của người mẹ. Một số căn bệnh, chẳng hạn như đa nang buồng trứng có liên quan đến sẩy thai liên tiếp. Nhưng cho đến nay chúng ra vẫn chưa hoàn toàn hiểu được mối quan hệ của chúng cũng như các cách điều trị hiệu quả.
  • Ngoài ra còn có một số yếu tố lối sống ảnh hưởng đến nguy cơ sảy thai. 

Sảy thai liên tiếp 2, 3 lần và những điều cần đặc biệt quan tâm

Sảy thai liên tiếp ảnh hưởng đến mẹ bầu

Đôi khi, nguyên nhân chỉ đơn giản là sự ảnh hưởng từ tuổi tác của mẹ bầu. Càng lớn tuổi, mẹ càng dễ bị sảy thai. Tuổi tác của người cha cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Một điều đáng buồn đó là mỗi lần mang thai không thành công thì cơ hội có thai kỳ khỏe mạnh vào lần sau sẽ giảm xuống.

Từ khoảng 35 tuổi, số lượng và chất lượng trứng của mẹ bắt đầu giảm nhanh hơn. Điều này làm cho vật chất di truyền trong trứng không hoạt động tốt trong quá trình thụ tinh. Do đó, em bé có nguy cơ gặp bất thường trong nhiễm sắc thể. Điều này cũng làm tăng khả năng sảy thai.

Mặc dù tất cả những nguyên nhân trên đều có thể dẫn đến sảy thai, nhưng thường thì các bác sĩ không tìm ra lý do gây sảy thai cụ thể. Tình trạng này còn được gọi là sảy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân. Khi những lý do gây ra sảy thai liên tiếp được phát hiện, số lượng các trường hợp không rõ nguyên nhân này sẽ nhanh chóng giảm xuống.

Sảy thai liên tiếp cần làm xét nghiệm gì?

Nếu đã có ba lần sảy thai liên tiếp trở lên, bác sĩ đa khoa sẽ giới thiệu đến một bác sĩ chuyên khám phụ khoa. Bác sĩ phụ khoa sẽ tìm hiểu lý do khiến mẹ liên tục bị sảy thai. Mẹ bầu sẽ được yêu cầu:

Tiến hành xét nghiệm

Mẹ cần làm xét nghiệm máu để kiểm tra Hội chứng kháng Phospholipid (APS), hoặc Hội chứng đông máu. Các xét nghiệm sẽ tìm ra các kháng thể liên quan tới các hội chứng này. Kháng thể là hóa chất mà cơ thể chúng ta sản xuất để chống nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ tiến hành hai bài kiểm tra cách nhau ít nhất sáu tuần, để biết chắc chắn liệu mẹ có bị APS hay không.

Nếu bị APS, mẹ vẫn có cơ hội mang thai thành công với sự chăm sóc đúng từ bác sĩ. Trong lần mang thai tới, bác sĩ sẽ cung cấp cho mẹ các loại thuốc chống đông máu như aspirin và heparin để điều trị APS.

Bố mẹ có thể được xét nghiệm máu để kiểm tra các bất thường nhiễm sắc thể. Đây được gọi là Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ (Karyotype). Nếu phát hiện bất thường, cha mẹ nên được giới thiệu đến một chuyên gia di truyền lâm sàng và để được tư vấn về di truyền học.

Sảy thai liên tiếp 2, 3 lần và những điều cần đặc biệt quan tâm

Một chuyên gia sẽ giúp giải thích về sự bất thường này và thảo luận về cơ hội mang thai khỏe mạnh của mẹ.

Mặc dù vậy, đôi khi các xét nghiệm cũng không thể đưa ra câu trả lời. Nếu bác sĩ không thể tìm thấy nguyên nhân cho việc sảy thai thì cha mẹ có thể xem đó là lý do để mong đợi sự may mắn hơn vào lần tới nếu muốn tiếp tục có con. 

Bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành xét nghiệm thêm nếu mẹ bị sảy thai. Mẹ có thể đồng ý xét nghiệm các mô thai bị mất hoặc khám nghiệm tử thi thai nhi nếu bị sảy thai muộn. Những xét nghiệm này có thể phát hiện các vấn đề về nhiễm sắc thể.

Các mô từ nhau thai cũng có thể được kiểm tra để tìm ra dấu hiệu của một vấn đề nào đó. Nếu một sự bất thường được phát hiện thì mẹ sẽ có nhiều khả năng mang thai thành công vào lần sau, bởi điều này thường chỉ xảy ra một lần.

Siêu âm

Bác sĩ nên tiến hành siêu âm để kiểm tra tử cung của mẹ. Nếu tử cung mẹ có hình dạng bất thường, đây có thể là nguyên nhân dẫn tới sảy thai. Tùy thuộc vào trường hợp bất thường gặp phải, mẹ vẫn có khả năng mang thai thành công. Một số bất thường có thể được điều trị ngay bằng phẫu thuật.

Nếu bác sĩ chẩn đoán cổ tử cung của mẹ bị yếu hoặc ngắn, mẹ bầu sẽ được siêu âm bổ sung trong lần mang thai tiếp theo.

Bác sĩ sẽ khó tìm ra tình trạng cổ tử cung yếu trong trường hợp mẹ đang không mang thai. Nhưng bác sĩ sẽ nghi ngờ khả năng này nếu trong lần mang thai trước mẹ bị vỡ ối sớm hoặc không có cảm giác đau khi cổ tử cung mở ra. 

Trong lần mang thai tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành một cuộc tiểu phẫu để đặt một mũi khâu vào cổ tử cung của mẹ giúp ngăn chặn việc sảy thai. Mẹ sẽ được bác sĩ giải thích trước về những ưu và nhược điểm của thủ thuật này.

Tuy nhiên mẹ cũng đừng nên quá lo lắng, vì tình trạng tử cung bất thường và suy yếu cổ tử cung đều là những tình trạng hiếm gặp.

Sảy thai liên tiếp có chữa được không? Điều trị và cách phòng tránh sảy thai liên tiếp

Nếu việc sảy thai diễn ra không rõ nguyên nhân thì mẹ vẫn có cơ hội mang thai thành công trong tương lai. Mẹ sẽ được chăm sóc rất cẩn thận và được siêu âm cũng như sự hỗ trợ thêm từ khi bắt đầu mang thai. 

Nếu cha hoặc mẹ có vấn đề về nhiễm sắc thể gây ra sảy thai, thật khó để nói về cơ hội sinh con khỏe mạnh nếu cha mẹ chỉ tiếp tục cố gắng mang thai tự nhiên. Những vấn đề này không thể biến mất sau mỗi lần mẹ thụ thai. Mỗi cặp vợ chồng sẽ gặp vấn đề di truyền khác nhau. Bố mẹ nên tìm đến một chuyên gia về rối loạn di truyền để được tư vấn chuyên sâu. Chú ý rằng những bài thuốc chữa sảy thai liên tiếp không có cơ sở y học sẽ không mang lại hiệu quả.

Chỉ một vài nguyên nhân gây ra sảy thai tái phát có thể điều trị được. Hãy gặp bác sĩ chuyên khoa sản để hỏi về cơ hội thành công của mẹ. Không ai có thể chắc chắn về điều này nhưng bác sĩ sẽ cân nhắc đến bệnh sử, tuổi tác và kết quả xét nghiệm khi thảo luận về cơ hội mang thai của mẹ.

Mẹ sẽ rất khó khăn và mệt mỏi khi phải đối mặt với mất mát của bản thân, mẹ cũng sẽ lo sợ mình có thể đối mặt với việc có em bé nữa hay không. Mẹ hãy chia sẻ với bạn bè thân thiết, gia đình và bác sĩ về cảm xúc của mình để được an ủi và mạnh mẽ hơn.

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo