Khi em bé bị mất, cha mẹ sẽ bối rối khi phải trả lời các câu hỏi của những em bé lớn trong nhà. Việc trẻ nhỏ đặt câu hỏi là điều tự nhiên, bởi các con tò mò về hầu hết mọi thứ và “sự biến mất của em bé” cũng không phải là ngoại lệ.
Không có câu trả lời nào là hoàn hảo với con, điều quan trọng nhất là cha mẹ nên trả lời các câu hỏi của con một cách kiên nhẫn, đơn giản và nhẹ nhàng nhất có thể. Nhưng ba mẹ cũng nên hiểu rằng mối quan tâm và phản ứng của con sẽ khác so với cha mẹ.
Tốt nhất là không nên sử dụng những từ ngữ mơ hồ như “lạc mất” hoặc “ngủ”, điều này có thể khiến con cảm thấy sợ hãi hoặc bối rối: Việc nói rằng một em bé đã mất là đang ngủ có thể khiến con sợ việc đi ngủ. Và nếu nói rằng em bé bị lạc có thể khiến con sợ bị đi lạc.
Mẹ nên trả lời ngắn gọn và đơn giản thôi. Cố gắng đừng nói quá nhiều tại một thời điểm. Nếu muốn con biết nhiều hơn thì bé sẽ hỏi tiếp nếu con được phép.
Mặc dù chỉ là một đứa trẻ mới biết đi nhưng con sẽ nắm bắt được rằng có điều gì đó không ổn. Bé có thể muốn cha mẹ lặp đi lặp lại câu trả lời nhiều lần. Hãy trấn an bé rằng cha mẹ vẫn luôn ở đây yêu thương và chăm sóc con.
Điều quan trọng là phải trung thực với con. Trẻ em rất nhạy cảm với những thay đổi trong cảm xúc của cha mẹ. Con sẽ cảm thấy hoang mang nếu không hiểu những điều gì đã xảy ra đằng sau những thay đổi mà con thấy. Đôi khi cha mẹ nghĩ rằng nếu không nói đến sự mất mát đó, nỗi buồn sẽ biến mất. Điều này là sai và việc đối mặt với nỗi buồn này có thể mất nhiều năm.
Cố gắng đừng lo lắng nếu con chia sẻ những kỷ niệm không thực sự diễn ra về em bé. Trẻ em có trí tưởng tượng sống động và thường sử dụng “tư duy” để hiểu về thế giới xung quanh. Con có xu hướng nghĩ rằng những gì bản thân tin tưởng đều là sự thật. Việc con bịa chuyện về em bé chỉ là sự an ủi trong tưởng tượng của con.
Cha mẹ nên trả lời con lớn thế nào về cái chết?
Dưới đây là một số câu hỏi mà trẻ nhỏ thường hỏi nhất và những câu trả lời gợi ý giúp con có thể hiểu. Bé có thể muốn trò chuyện với cha mẹ ngay lập tức, hoặc con sẽ đặt câu hỏi sau một thời gian.
“Cái chết” nghĩa là gì?
Khi được 18 tháng tuổi, bé hiểu được rằng mọi người xung quanh có thể rời đi và quay lại, mặc dù vậy con vẫn chưa hiểu được sự vĩnh viễn của cái chết.
Vì trẻ mới biết đi sẽ không nắm bắt được hoạt động thể chất, cha mẹ có thể nhẹ nhàng giải thích: “Khi một người chết đi, họ ngừng thở và cơ thể không còn hoạt động nữa. Họ không ăn hay ngủ hoặc cảm thấy lạnh và nóng. Thực vật cũng chết - mọi sinh vật đều sống đều tương tự như vậy. Thông thường con người và động vật chỉ chết khi đã già đi.”
“Tại sao điều này lại xảy ra? Đó có phải là lỗi của con không?”
Cảm giác tội lỗi khá phổ biến, vì trẻ nhỏ tin rằng suy nghĩ và hành động của mình có ảnh hưởng đến mọi thứ xung quanh. Nếu con từng không thích có anh chị em mới, thì con sẽ nghĩ rằng em bé mất là lỗi của con. Ba mẹ cần cho trẻ biết rằng đó không phải là lỗi của con.
Ngay cả khi con không bao giờ nói ra những suy nghĩ như vậy, ba mẹ cũng nên hãy trấn an con: “Bố mẹ muốn con biết rằng em bé đã chết vì không thể phát triển đúng cách, và cơ thể bé không còn hoạt động tốt nữa.” Điều quan trọng là phải giải thích cho con rằng cha mẹ không buồn vì một điều gì đó bé đã làm, và đó không phải là lỗi của con. “Không ai trong chúng ta có lỗi trong chuyện này con ạ”
“Em bé đã đi đâu ạ?”
Trẻ nhỏ có thể thấy khó hiểu khi nói em bé không quay trở lại và không thể tìm thấy nữa. Con có thể hỏi nhiều lần rằng “Em bé đã đi đâu rồi ạ?” và mong đợi câu trả lời về một nơi mà mình biết. Cha mẹ hãy kiên nhẫn và giải thích lại ý nghĩa của “cái chết” cho con nhé.
“Chết có làm đau em bé không ạ?”
Những gì xảy ra trong sảy thai có thể rất khó hiểu với một đứa trẻ mới biết đi. Cha mẹ có thể nói với con rằng: “Không, em bé chỉ ngừng phát triển bên trong bụng mẹ. Bố và mẹ đều rất buồn nhưng mọi thứ vẫn ổn. Và con cũng như vậy nhé”
“Mẹ cũng sẽ chết ạ?”
Trẻ em thường đặt những câu hỏi có vẻ rất thẳng thừng, gây sốc hoặc cảm giác nhẫn tâm với người lớn. Điều mà con thực sự muốn hỏi là: “Liệu con có tiếp tục được cha mẹ chăm sóc hay không?” Con có khả năng tập trung vào sự ảnh hưởng của việc mất em bé đối với bản thân mình, thay vì ảnh hưởng của chuyện đó đến cha mẹ. Ngay cả khi con không hỏi thẳng, cha mẹ nên lường trước những lo lắng về sự ổn định cuộc sống sau này của bé và có thể trả lời: “Cha mẹ vẫn sẽ ở đây cho đến khi trở nên rất già và nhìn thấy con đã trưởng thành.”
“Chúng ta có thể có một em bé mới bây giờ không?”
Con biết rằng cha mẹ có thể sửa chữa mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày, vì vậy bé có thể tự hỏi liệu cha mẹ có thể thay thế một em bé khác hay không. Hãy nhẹ nhàng chỉ ra sự thật cho con: “Một ngày nào đó chúng ta có thể có thêm một em bé mới. Nhưng sẽ không bao giờ thay thế được cho em bé này. Bé đã mất và không thể quay lại được nữa con ạ.”
“Khi nào em bé sẽ trở lại? Bé có thể ở đây vào ngày sinh nhật của con không?”
Mặc dù cha mẹ cảm thấy đã giải thích rõ ràng về cái chết rất nhiều lần nhưng con vẫn có thể chưa đủ tuổi để nắm bắt được sự vĩnh viễn đó như thế nào. Hãy giải thích một cách đơn giản và bằng sự kiên nhẫn nhất có thể, “Con nên nhớ rằng em bé đã chết rồi. Em bé không thể quay trở lại và chúng ta cũng không thể thăm em ấy. Bé cũng sẽ không thể có mặt ở đây vào ngày sinh nhật của con, nhưng chúng ta sẽ cùng nhớ khoảng thời gian khi em bé đã ở đây nhé.”
“Tại sao mẹ lại khóc?”
Nếu cha mẹ vừa giải thích rằng em trai hoặc em gái của con đã chết thì đây có thể là một câu hỏi kỳ lạ. Nhưng sự hiểu biết về cái chết của con vẫn còn sơ sài và bé cần được giúp đỡ để thấu hiểu cảm xúc của những người xung quanh.
Đừng cảm thấy rằng bản thân phải che giấu nỗi đau của mình. Đơn giản hãy giải thích rằng cha mẹ buồn vì em bé đã chết và nói rằng việc cảm thấy không vui và khóc khi những điều đau buồn xảy ra là hoàn toàn bình thường. Cha mẹ có thể thử trả lời: “Em bé chết và sẽ không thể quay trở lại. Và mẹ khóc vì nhớ em bé rất nhiều”
Mặc dù cha mẹ có thể đã nói chuyện rất nhiều với con vào thời điểm sau khi sảy thai, nhưng điều quan trọng là con cảm thấy đây là một chủ đề có thể tiếp tục quay trở lại khi bé lớn lên. Hãy cố gắng nói chuyện với con một cuộc đối thoại mở. Khi con dần lớn lên và đạt đến trình độ hiểu biết mới, bé có thể lại đau buồn và có những câu hỏi mới.
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo