Trong tất cả các tai nạn và vấn đề sức khỏe mà hai mẹ con có thể phải đối mặt trong thai kỳ thì chắc chắn “sảy thai” là điều mà bố mẹ lo lắng và dè chừng nhất.
Sảy thai có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra và điều này lại thường xảy ra ngoài tầm kiểm soát của bố mẹ, vì thế nên việc mất con có thể khiến bố mẹ rơi vào trạng thái trầm cảm, tội lỗi và rất khó để quay trở lại cuộc sống bình thường như trước đây.
Sảy thai có thể trở thành một ám ảnh tâm lý rất khó vượt qua đối với người mẹ.
Hiểu được tâm lý và sự lo lắng của bố mẹ nên trong bài viết này, POH xin gửi đến bố mẹ các thông tin về sảy thai, cách đối phó với việc sảy thai cũng như tất cả những vấn đề bố mẹ có thể gặp phải.
Mẹ biết những gì về sảy thai?
Sảy thai là gì?
Sảy thai là tình trạng thai mất trước tuần thứ 24 của thai kỳ. Nếu mẹ mất thai trước tuần 12 thì hiện tượng này gọi là sảy thai sớm và mẹ mất con từ tuần 12 đến tuần 24 thì gọi là sảy thai muộn.
Sảy thai sớm còn được gọi là sảy thai tự nhiên là trường hợp sảy thai phổ biến nhất và thậm chí có nhiều mẹ đã bị sảy thai trước khi phát hiện mình có thai.
Nguyên nhân sảy thai
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sảy thai và nguy cơ sảy thai có thể tăng cao theo độ tuổi, cân nặng hay tình trạng sức khỏe của mẹ bầu.
Tỉ lệ sảy thai có thể phụ thuộc vào độ tuổi của mẹ, tuổi mẹ càng cao thì tỉ lệ sảy thai càng tăng.
Nguyên nhân của các trường hợp sảy thai sớm thường liên quan đến các vấn đề về nhiễm sắc thể khiến phôi thai không thể phát triển một cách bình thường. Những bất thường nhiễm sắc thể có thể gặp là không đủ nhiễm sắc thể, thừa nhiễm sắc thể hay dị dạng cấu trúc của nhiễm sắc thể.
Các trường hợp sảy thai muộn thường là do các vấn đề liên quan đến sức khỏe của mẹ. Vì thế mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý nếu mắc một số bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, bệnh thận, bất thường về tử cung hoặc buồng trứng,...
Ngoài ra còn những nguyên nhân nào khác có thể khiến mẹ bị sảy thai và thông tin về dấu hiệu, triệu chứng của việc sảy thai là gì, mời mẹ đọc tiếp tại bài viết Những thông tin về sảy thai mà mẹ bầu nên lưu ý.
Cần đối phó với tình trạng sảy thai như thế nào?
Các trường hợp sảy thai muộn thường để lại những tổn thương về cả tâm lý và sức khỏe rất nặng nề vì nhiều mẹ đã mang thai, gắn bó với con yêu tới 6 tháng và mẹ là người cảm nhận rõ nhất sự phát triển của con yêu trong bụng.
Thế còn mẹ sảy thai sớm có ảnh hưởng gì không?
Ngoài việc tổn thương về sức khỏe, các mẹ sảy thai sớm cũng thường rất khó đối mặt với việc sảy thai đột ngột, đặc biệt là đối với các mẹ mang thai lần đầu và đang rất mong đợi đứa con đầu lòng.
Tâm trạng mẹ bầu lúc này có thể sẽ giống như tâm trạng khi mất mát người thân, mẹ sẽ không tránh khỏi cảm giác buồn bã, đau khổ, bất lực.
Thêm vào đó là cảm giác tội lỗi, tự trách bản thân khi không giữ được con, cảm giác thất vọng, hụt hẫng khi mất đi một thiên thần bé nhỏ,... Đối với nhiều mẹ, tổn thương về tinh thần còn nặng nề và nghiêm trọng hơn rất nhiều những tổn thương vật chất.
Sau khi sảy thai mẹ rất khó tránh khỏi tâm trạng buồn bã, đau khổ, bất lực.
Vì vậy khi chăm sóc bệnh nhân sau sảy thai, bên cạnh việc phục hồi, bồi dưỡng sức khỏe cho mẹ thì người thân, nhất là các bố cần đặc biệt lưu ý đến tâm trạng, trạng thái tinh thần của mẹ.
Vậy các mẹ sảy thai tự nhiên bao lâu có thai lại là tốt nhất?
Khoảng thời gian này phụ thuộc vào mức độ phục hồi sức khỏe, tinh thần của mẹ, vì thế nên mỗi mẹ sau khi sảy thai sẽ cần kiêng cữ mang thai trong một khoảng thời gian khác nhau theo chỉ định của bác sĩ.
Để nhanh phục hồi tinh thần và biết thêm một số thông tin cần thiết về việc mang bầu sau khi sảy thai, mời mẹ tham khảo thêm bài viết Cần đối phó với tình trạng sảy thai như thế nào?
Mẹ bầu làm gì khi bị sảy thai sớm?
Các dấu hiệu sảy thai 2 tuần đầu thường không rõ ràng vì lúc này thai nhi mới chỉ là một phôi thai bé xíu và nhiều mẹ còn chưa phát hiện được là mình mang thai. Nguyên nhân sảy thai sớm ở giai đoạn 2 tuần tuổi đa phần là do các bất thường về nhiễm sắc thể.
Đối với các trường hợp sảy thai sớm sau 2 tuần thì các dấu hiệu sảy thai có thể sẽ rõ ràng hơn rất nhiều, thường gặp nhất là hiện tượng chảy máu âm đạo, ra máu cục, đau quặn bụng dưới,...
Máu sảy thai có màu gì và phân biệt với máu báo có thai như thế nào? Máu báo có thai thường chỉ là một chút máu màu phớt hồng, xuất hiện 1 lần rồi hết, còn sảy thai sẽ thay đổi từ màu nâu đến đỏ tươi, chảy nhiều và liên tục.
Dấu hiệu sảy thai ra máu cục kèm với đau quặn bụng dưới thường gặp ở các trường hợp sảy thai sớm.
Vậy khi sảy thai ra máu trong bao lâu? Mẹ có thể bị ra máu trong khoảng 1-2 tuần, nếu sau đó mẹ vẫn bị mất máu nhiều kèm theo các cơn đau vùng xương chậu thì rất có thể trong tử cung mẹ vẫn còn sót mô thai và có thể gây nhiễm trùng, vì thế mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay.
Một lưu ý sau khi sẩy thai sớm quan trọng mà mẹ nên nhớ đó là không nên cố kìm nén cảm xúc của mình mà nên tâm sự, bộc lộ với người thân, bạn bè để vơi bớt nỗi buồn.
Nếu sau đó tâm trạng mẹ vẫn quá nặng nề, mẹ có thể tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để xin lời khuyên.
Mời mẹ tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này trong bài viết Mẹ bầu làm gì khi bị sảy thai sớm?
Sảy thai muộn là gì và cách đối phó
Dấu hiệu sảy thai muộn (từ tuần thai thứ 12 đến tuần thai thứ 24) phổ biến nhất cũng là ra máu âm đạo bất thường và đau quặn bụng dưới. Các hiện tượng như ra máu cục hay vỡ ối bất ngờ cũng có thể sẽ xảy ra.
Đối với các trường hợp sảy thai muộn thì sau khi sảy thai có hiện tượng gì? Tùy vào kích thước thai nhi khi bị mất mà mẹ có thể cảm thấy đau đớn và chảy máu âm đạo sau sinh. Nhiều mẹ còn cảm thấy đau tức ngực trong giai đoạn này.
Cảm giác đau đớn khi sảy thai có thể tăng lên theo tuổi và độ lớn của thai nhi.
Vậy sau khi sảy thai bao lâu thì quan hệ được? Mẹ nên chờ đến khi vùng kín ngừng chảy máu, cơ thể hồi phục như trước đây thì mới tính đến chuyện quan hệ tình dục bình thường.
Để đảm bảo an toàn thì vào lần tái khám sau sảy thai, mẹ nên hỏi thật kĩ bác sĩ về tình trạng tử cung, các phần phụ khác trong cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ về thời điểm quan hệ cũng như lúc nào có thể tiếp tục mang thai trở lại.
Những nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng sảy thai muộn và điều mẹ cần làm khi xuất hiện dấu hiệu sảy thai muộn là gì cũng như tất cả những điều về sảy thai muộn mà mẹ cần biết đều được POH tổng hợp và gửi đến mẹ trong bài viết Sảy thai muộn là gì và cách đối phó, mời mẹ tham khảo thêm nhé!
Lời khuyên cho mẹ phục hồi sức khỏe sau khi sảy thai
Nhiều mẹ cảm thấy rất khó để chuyên tâm dưỡng sức sau khi sảy thai vì những nỗi buồn và gánh nặng tâm lý khiến mẹ không còn tâm trí để nghĩ đến chuyện ăn uống tẩm bổ và chăm sóc sức khỏe.
Thế nhưng việc chăm sóc sản phụ sau sảy thai là việc mà mẹ và gia đình không nên lơ là. Các cụ từ xưa đã có câu “một lần sảy bằng bảy lần đẻ”, ý muốn nói là một lần mẹ mất con thì sức khỏe bị tổn hại hơn một lần đẻ con bình thường rất nhiều.
Mẹ có thể vẫn bị đau bụng dưới sau khi sảy thai vì lúc này tử cung của mẹ đang dần co lại.
Bên cạnh đó thì mẹ cũng nên chú ý đến việc vệ sinh vùng kín sau khi sảy thai vì bộ phận này rất dễ bị nhiễm trùng và ảnh hưởng không nhỏ đến việc hồi phục của tử cung cũng như các phần phụ khác.
Chắc hẳn những thông tin này là chưa đủ và mẹ còn muốn biết rất nhiều điều về việc chăm sóc sức khỏe sau khi sảy thai. Vậy thì POH mời mẹ tiếp tục tìm hiểu tại bài viết Lời khuyên cho mẹ phục hồi sức khỏe sau khi sảy thai nhé!
Mẹ nên giải thích với con lớn thế nào sau khi sảy thai?
Giải thích cho bé lớn trong khi mẹ vẫn đang mệt mỏi sau khi sảy thai có thể sẽ khiến mẹ dễ mất kiên nhẫn, vì thế nhiều mẹ chọn cách né tránh cho đến khi tâm trạng và sức khỏe của mình khá hơn.
Tuy nhiên, trẻ nhỏ lại thường có xu hướng hỏi liên tục nếu chưa nhận được câu trả lời rõ ràng và điều này có thể khiến mẹ ngày càng mệt mỏi hơn.
Bé cũng sẽ rất tò mò về cách hỏi thăm người bị sảy thai của đồng nghiệp, bạn bè hoặc người thân đến thăm mẹ trong thời gian này.
Tâm trạng của mọi người và của cả bố mẹ thường rất buồn bã, nặng nề, điều này cũng khiến trẻ bối rối và lo lắng hơn khi chưa biết chuyện gì đang xảy ra.
Bố mẹ nên giải thích rõ ràng và khéo léo với anh chị bé về chuyện mà gia đình đang trải qua.
Vì vậy nếu có thể thì mẹ nên dẹp cơn stress sau sảy thai qua một bên để có thể giải thích rõ ràng cho bé lớn về sự mất mát mà gia đình đang trải qua. Đây cũng là một dịp để mẹ có thể dạy bé về cái chết và sự biến mất vĩnh viễn của ai đó.
Vậy mẹ có thể bắt đầu giải thích cho con từ đâu và nên dùng từ ngữ như thế nào, mời mẹ tham khảo thêm thông tin về vấn đề nhạy cảm này trong bài viết Mẹ nên giải thích với con lớn thế nào sau khi sảy thai?
Thai chết lưu là gì?
Thai chết lưu là hiện tượng em bé sinh ra không có bất kỳ dấu hiệu nào của sự sống hoặc em bé mất trong bụng mẹ từ tuần 24 trở đi của thai kỳ. Trong trường hợp này, thai nhi có thể đã chết ngay từ trong bụng mẹ hoặc chết trong quá trình chuyển dạ.
Nguyên nhân thai lưu có rất nhiều nhưng phần lớn là do nhau thai có vấn đề, thai nhi có bất thường về nhiễm sắc thể, hoặc do một số vấn đề sức khỏe của mẹ bầu như tiền sản giật, tiểu đường, nhiễm trùng...
Tùy vào giai đoạn thai lưu mà các dấu hiệu có thể sẽ khác nhau. Dấu hiệu thường gặp nhất là ra máu âm đạo bất thường và cảm nhận thai máy giảm dần.
Đôi khi các mẹ có thể gặp dấu hiệu thai lưu không ra máu, vì thế nên mẹ rất khó để phát hiện kịp thời tình trạng thai lưu, khiến thai lưu nằm lại ở tử cung lâu hơn, tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây hại xâm nhập vào sâu trong buồng tử cung, gây nhiễm trùng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ.
Lúc này mẹ có thể nhận biết trước các dấu hiệu khác của thai lưu nếu thấy các dấu hiệu ốm nghén giảm đi rõ rệt, thai máy giảm dần rồi biến mất, âm đạo ra dịch bất thường hoặc bụng không phát triển to lên, thậm chí còn ngày càng nhỏ đi.
Nguyên nhân của hiện tượng thai lưu phần lớn là do bất thường về nhiễm sắc thể.
Vậy thai chết lưu bao lâu thì ra máu? Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ví dụ như tuổi thai, tình trạng sức khỏe của mẹ, nguyên nhân khiến thai lưu,... Có trường hợp mẹ không hề ra máu mà chỉ biết thai bị lưu khi đi khám thai định kỳ.
Thai chết lưu chắc chắn là điều mà không một bố mẹ nào mong muốn xảy ra vì đây là sự mất mát rất lớn về cả tâm lý và sức khỏe, đặc biệt là đối với người mẹ. Tiền sử thai lưu đôi khi còn khiến mẹ gặp khó khăn trong những lần mang thai sau này.
Cách phòng tránh thai chết lưu tốt nhất bố mẹ nên thực hiện ngay từ trước khi có thai đó là đi khám sức khỏe tổng quát để phát hiện và điều trị sớm các loại bệnh hoặc vấn đề sức khỏe có khả năng ảnh hưởng xấu đến thai kỳ, duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và cân nặng hợp lý.
Trong thai kỳ, mẹ bầu nên tránh khói thuốc, kiêng đồ uống có cồn, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đi lại, sinh hoạt nhẹ nhàng, khám thai định kỳ đúng hẹn và thường xuyên để ý đến cử động cũng như sự phát triển của con,...
Mời mẹ đọc thêm thông tin chi tiết về vấn đề này tại bài viết Thai chết lưu là gì?
Tập thể dục nhẹ nhàng sau sảy thai
Kiêng cữ sau sảy thai tự nhiên là việc làm quan trọng giúp cơ thể mẹ sớm hồi phục để sẵn sàng cho lần mang thai tiếp theo. Tuy nhiên, kiêng cữ không có nghĩa là mẹ chỉ nằm yên một chỗ và không được làm bất kì việc gì.
Thay vì buồn bã và suy sụp tinh thần, mẹ có thể tập các bài tập nhẹ nhàng sau khi sảy thai để cơ thể và tinh thần nhanh hồi phục hơn.
Việc thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng trong thời gian này có thể khiến sức khỏe và tinh thần của mẹ tốt hơn rất nhiều. Mẹ có thể tập bằng cách cùng bố đi dạo nhẹ nhàng quanh nhà trong khi cùng bố hít thở không khí trong lành và tâm sự về những gì đã xảy ra.
Tập yoga sau khi sảy thai cũng là một lựa chọn không tồi, đặc biệt là những bài tập thiền giúp mẹ thư giãn tâm trí và suy nghĩ tích cực hơn. Mẹ nên trò chuyện với giáo viên dạy yoga về mất mát mẹ vừa trải qua để cô ấy có thể lựa chọn và hướng dẫn mẹ các bài tập phù hợp với sức khỏe và tinh thần của mẹ.
Và còn rất nhiều các bài tập nhẹ nhàng khác mà mẹ có thể thử tập trong giai đoạn này đang chờ mẹ khám phá trong bài viết Tập thể dục nhẹ nhàng sau sảy thai.
Sảy thai liên tiếp là gì?
Sảy thai, đặc biệt là sảy thai sớm liên tiếp là tình trạng mà không một mẹ bầu nào mong muốn, vì thế việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách phòng tránh sảy thai sớm liên tiếp là điều mà mẹ bầu nên làm.
Nguyên nhân sảy thai sớm liên tiếp thường là do thai nhi có bất thường về nhiễm sắc thể hoặc mẹ có vấn đề về sức khỏe như tử cung dị dạng, rối loạn nội tiết, buồng trứng đa nang,... Những vấn đề này có thể được phát hiện sớm nếu bố mẹ thực hiện khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân cẩn thận.
Sảy thai liên tiếp - nỗi đau khó giải bày của nhiều cặp vợ chồng.
Vậy mẹ sảy thai 2 lần có ảnh hưởng gì không và có hi vọng mang thai an toàn trong lần tiếp theo không? Sảy thai 2 lần hoặc nhiều hơn chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm trạng và sức khỏe của mẹ - hai yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định sự an toàn của những lần mang thai tiếp theo.
Vì thế nếu sảy thai liên tiếp, mẹ nên đến các cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ có chuyên môn giúp mẹ tìm ra chính xác nguyên nhân sảy thai, từ đó có phương án khắc phục và điều trị kịp thời để mẹ có thể tiếp tục mang thai thuận lợi.
Để hiểu hơn về tình trạng sảy thai liên tiếp, mời mẹ đọc thêm thông tin tại bài viết Sảy thai liên tiếp và những điều cần đặc biệc quan tâm
Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu
Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.
Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ.
Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.
Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết.
Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo