Sảy thai sớm thường là sảy thai 1,2 tuần đầu khi thai chưa vào tử cung thường có các dấu hiệu như xuất huyết, đau bụng. Máu sảy thai có thể là chất dịch màu nâu đến máu đỏ tươi. Để tìm hiểu thêm về dấu hiệu sảy thai sớm, sảy thai sớm ra máu như thế nào, sảy thai sớm nên kiêng cữ và ăn uống như thế nào, mời ba mẹ tham khảo bài viết sau!
Dấu hiệu nhận biết sảy thai sớm
Sảy thai sớm thường xảy ra vào 1 tuần đầu, 2 tuần đầu của thai kỳ , thậm chí là khi thai chưa vào tử cung.
Các dấu hiệu sảy thai 1 tuần đầu, 2 tuần đầu thường là xuất huyết, cảm giác đau và chuột rút giống như đến kỳ kinh nguyệt. Máu sảy thai có thể là chất dịch màu nâu hoặc xuất huyết nặng màu đỏ tươi có cả các cục máu đông.
Sảy thai tự nhiên ra máu trong bao lâu?
Nếu chỉ xuất hiện một vài đốm nhỏ hoặc xuất huyết nhẹ, mẹ có thể an tâm hơn một chút vì đây có thể là máu báo thai, một điều phổ biến trong giai đoạn đầu thai kỳ. Điều này không thể hiện rằng mẹ đang bị sảy thai hoặc dọa sảy. Nhưng để yên tâm, mẹ hãy gọi điện cho nữ hộ sinh hoặc bác sĩ để đảm bảo mọi thứ đều bình thường.
Trong trường hợp sảy thai tự nhiên, sảy thai sớm ra máu và hết trong một vài ngày hoặc có thể lâu hơn. Mẹ bầu sẽ rất khó để nhận thấy những gì đang xảy ra. Quá trình sảy thai là một trải nghiệm đau khổ và mẹ bầu nhất định sẽ cảm thấy buồn bã, sợ hãi và bất lực.
Mời mẹ tìm hiểu thêm: Sảy thai muộn (12-24 tuần): Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phục hồi sau sảy thai
Không có cách nào để ngăn tình trạng sảy thai một khi quá trình này diễn ra. Cố gắng nghỉ ngơi trên giường cũng không thể ngăn tình trạng đáng tiếc này. Mặc dù nằm yên khiến mẹ bầu cảm thấy tình trạng xuất huyết chậm lại hoặc dừng lại, nhưng thực tế, máu tụ lại ở đỉnh âm đạo và sau đó trọng lực làm máu tiếp tục chảy ra khi mẹ đứng dậy hoặc đi vệ sinh. Mẹ hãy cứ sinh hoạt bình thường và dành thời gian nghỉ ngơi nhiều.
Xuất huyết thường ít đi sau một tuần đến 10 ngày và thường sẽ ngừng lại sau hai tuần. Sau đó khoảng một đến hai tuần mẹ vẫn cần chăm sóc bản thân để hồi phục thể chất và tinh thần.
Nếu xuất huyết vẫn không ngừng sau hai tuần, hãy liên hệ với bệnh viện hoặc bác sĩ. Xuất huyết sau khoảng thời gian này có thể coi là bình thường, nhưng bác sĩ hoặc y tá nên kiểm tra lại sức khỏe của mẹ.
Tình trạng tiếp tục bị xuất huyết và đau nhức có thể do mẹ có một số mô mang thai còn sót lại trong bụng. Đây được gọi là sảy thai không hoàn toàn (sảy thai không trọn). Ngoài ra, xuất huyết có thể là do nhiễm trùng trong niêm mạc tử cung. Cả hai trường hợp này đều cần điều trị và theo dõi để có kết quả tốt hơn.
Mẹ bầu nên làm gì khi nghi ngờ mình bị sảy thai?
Nếu có các dấu hiệu sảy thai, hãy liên hệ với đơn vị khám thai sớm của bệnh viện (EPU).
Nếu không gần bệnh viện, mẹ hãy gọi cho bác sĩ đa khoa hoặc dịch vụ phụ khoa ngoài giờ của bệnh viện. Bác sĩ có thể tư vấn cụ thể qua điện thoại.
Mẹ cần đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra tình trạng thai nhi
Nếu mẹ chỉ mới mang thai dưới sáu tuần và không có những cơn đau nặng, mẹ có thể được chỉ định ở nhà và theo dõi những điều xảy ra tiếp theo.
Nếu thai kỳ nhiều tháng hơn, nhân viên bệnh viện sẽ yêu cầu mẹ bầu đến bệnh viện để siêu âm và thực hiện các xét nghiệm khác. Một chuyên gia siêu âm sẽ tiến hành siêu âm qua âm đạo. Kiểu siêu âm này cho phép quan sát tử cung (dạ con) tốt nhất và hoàn toàn an toàn với mẹ. Thủ thuật này không gây ra cho mẹ bất kỳ sự khó chịu nào.
Siêu âm và xét nghiệm giúp kiểm tra sức khỏe mẹ bầu và xác nhận thai nhi có thực sự mất hay không. Từ kết quả của lần siêu âm này, các bác sĩ sẽ cho biết mẹ có bị sảy thai hay có khả năng sảy thai hay không. Mẹ bầu cũng có thể cần siêu âm hai lần trở lên để xác nhận chính xác.
Sau khi kiểm tra, mẹ sẽ được đưa về nhà nghỉ ngơi. Nhân viên bệnh viện sẽ cung cấp số điện thoại trực 24 giờ mà cha mẹ có thể gọi nếu có bất kỳ lo lắng nào.
Mẹ bầu sẽ cần rất nhiều sự an ủi về tâm lý và trợ giúp bằng hành động từ chồng để giúp vượt qua giai đoạn này.
Mẹ sẽ cần chuẩn bị sẵn các loại băng vệ sinh siêu thấm, băng sử dụng ban đêm hoặc dành cho bà bầu để thấm hút khi bị xuất huyết. Không nên sử dụng tampon (băng vệ sinh dạng ống) vì loại này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Mẹ bầu cũng có thể cần thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol. Nếu bác sĩ hoặc nhóm khám thai sớm xác nhận rằng thai nhi đã bị sảy, mẹ bầu sẽ được dùng thuốc ibuprofen (thuốc chống viêm không steroid). Hãy nhớ nhắc chồng hoặc người thân chuẩn bị sẵn những thứ này nếu mẹ chưa có.
Chườm một chai nước nóng vào bụng giúp giảm bớt chứng chuột rút. Nếu mẹ không thể chịu đựng được những cơn đau chuột rút mạnh, hãy gọi cho bác sĩ và xin ý kiến về việc dùng những loại thuốc giảm đau hiệu quả hơn.
Điều gì sẽ diễn ra sau sảy thai?
Sau sảy thai, cơ thể mẹ cần có thời gian để điều chỉnh và nghỉ ngơi thật nhiều. Và lúc này chồng cần phải ở bên để an ủi và cùng theo dõi sự phục hồi của vợ.
Nếu xuất huyết không quá nặng và mẹ không bị đau, mẹ có thể nghỉ ngơi tại nhà. Tuy nhiên, hãy giữ liên lạc với bác sĩ để thường xuyên báo lại tình trạng của mẹ.
Nếu chồng không thể ở cùng mẹ mọi lúc, cần có một người thân khác ở cùng hoặc luôn sẵn sàng ghé qua với mẹ. Đôi khi sảy thai có thể dẫn đến các biến chứng. Nếu gặp phải bất kỳ trường hợp nào sau đây, mẹ cần gọi ngay cho bác sĩ hoặc đi thẳng đến khoa cấp cứu và tai nạn:
- Xuất huyết rất nặng (thấm ướt nhiều hơn một miếng đệm thai sản trong vòng một giờ), hoặc nếu mẹ bầu cảm thấy không khỏe, lả đi. Điều này có nghĩa mẹ đang mất quá nhiều máu.
- Mẹ bầu bị đau một bên bụng, đau xương chậu hoặc ở đầu vai, cảm thấy chóng mặt, tim đập nhanh hoặc đau nhức khi đi vệ sinh. Đây có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung (ectopic pregnancy). Mang thai ngoài tử cung cần được điều trị nhanh chóng để bảo vệ sức khỏe của người mẹ.
- Mẹ cảm thấy ngây ngấy sốt và không khỏe như đang bị cúm, đau bụng dữ dội hơn hoặc dịch âm đạo có mùi khó chịu. Đây có thể là triệu chứng nhiễm trùng.
Phục hồi sau sảy thai sớm
Cho dù việc sảy thai có tự ổn định trở lại hay cần điều trị thêm, cha mẹ vẫn cần dành thời gian để chấp nhận chuyện đã xảy ra. Ngay cả khi sảy thai sớm trong thai kỳ, đừng miễn cưỡng bản thân không được phép đau buồn.
Nếu đang tự hồi phục ở nhà, mẹ có thể làm một vài việc vặt sau vài ngày. Mẹ sẽ cần nghỉ làm ít nhất vài ngày. Nếu cần mẹ hãy nói với bác sĩ cung cấp một tờ giấy xác nhận sức khỏe phù hợp để mẹ có thể trình lên cấp trên của mình.
Bệnh viện hoặc bác sĩ đa khoa sẽ sắp xếp một cuộc hẹn tái khám để kiểm tra nếu mẹ muốn. Mẹ cũng có thể được siêu âm theo dõi để kiểm tra chắc chắn rằng tình trạng sảy thai đã kết thúc.
Nếu được điều trị trong bệnh viện, mẹ có thể tổ chức lễ tưởng niệm nhỏ hỏa táng hoặc chôn cất cho thai nhi sau khi sảy thai.
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo