Những quy tắc vàng để phục hồi sau sảy thai

đăng bởi Nguyễn Khải

Sau sảy thai mẹ cần một thời gian để phục hồi. Nếu mẹ chưa rõ sảy thai cần nghỉ ngơi bao lâu, sau sảy thai nên uống thuốc gì, sau sảy thai có nên vận động, đi lại nhiều, sau sảy thai nên ăn gì và mẹ nên kiêng cữ gì sau sảy thai, mẹ hãy tham khảo bài viết về phục hồi sức khỏe sau khi sảy thai dưới đây!

 

 

Cho dù mẹ sảy thai vào cuối thai kỳ, trong khi chuyển dạ hoặc em bé mất sau khi sinh thì đây cũng là một điều rất đau đớn với mẹ. Mẹ cần phải cho mình thời gian và không gian để phục hồi sức khỏe sau sảy thai cũng như lấy lại tinh thần

Có thể mẹ không màng tới chăm sóc sức khỏe bản thân nhưng đây lại chính là điều quan trọng để giúp mẹ vượt qua được thời điểm khó khăn này.

Cơ thể mẹ sẽ thay đổi như thế nào sau khi sảy thai?

Sảy thai và sự đau buồn đều có tác động xấu lên cơ thể mẹ. Mẹ có thể buồn nôn, tim đập nhanh, tiêu chảy và đau ngực trong vài ngày cho đến vài tuần đầu tiên sau sảy thai.

Nỗi đau buồn của mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi tâm trạng tự nhiên xảy ra sau khi sinh con. Mẹ hãy chăm sóc tốt cho chính mình, và cho cơ thể thời gian để điều chỉnh những thay đổi đột ngột của cảm xúc.

Đối mặt với cảm giác đau buồn và nhiều cảm xúc mạnh mẽ khác mẹ sẽ cảm thấy kiệt sức. Dường như cả cơ thể và tâm hồn của mẹ đều bị thương.

Đặc biệt, nếu mẹ phải sinh mổ, tầng sinh môn bị rách hoặc phải phẫu thuật cắt và cần khâu lại thì đau đớn còn kinh khủng hơn. Vì vậy việc kiêng cữ sau sảy thai và phục hồi sức khỏe là rất quan trọng.

Mời mẹ tìm hiểu thêm: Sảy thai sớm và những điều cần lưu ý

Những quy tắc vàng để phục hồi sau sảy thai

Sau sảy thai mẹ phải chịu đựng nỗi đau về cả thể chất lẫn tinh thần

Sau khi sinh, nhiều sự thay đổi từ từ mà mẹ đã trải qua trong thai kỳ đột nhiên bị đảo ngược và dẫn đến những vấn đề thể chất như:

- Mẹ bị xuất huyết sau sinh, còn được gọi là sản dịch (lochia). Trong một vài tuần, mẹ sẽ thấy giống như đang trong một chu kỳ ra nhiều kinh nguyệt. Xuất huyết có thể kéo dài đến sáu tuần.

Theo thời gian, màu sắc thay đổi từ màu đỏ ban đầu sang màu hồng và sau đó sang màu nâu. Mẹ nên dùng băng vệ sinh dạng miếng, hạn chế băng vệ sinh dạng ống (tampon) hoặc cốc nguyệt san (moon cups) để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Nếu xuất huyết trở nên nặng hơn và bắt đầu có mùi khó chịu, mẹ hãy liên hệ với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ ngay lập tức.

- Những vết rách hay vết xước ở cổ tử cung, âm đạo và sàn chậu (khu vực giữa cửa âm đạo và hậu môn) thường lành nhanh chóng. Nhưng vết phẫu thuật cắt tầng sinh môn mất nhiều thời gian hơn mới hồi phục lại.

Vết khâu thường đau trong vài ngày hoặc vài tuần, và lành trong vòng một tháng. Mẹ có thể tham khảo nữ hộ sinh về cách vệ sinh các vết thương này. Các bài tập sàn chậu cũng sẽ giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương.

- Hai đến bốn ngày sau khi sinh, sữa mẹ sẽ về. Điều này sẽ khiến mẹ đau vùng ngực, bầu sữa cảm thấy nóng và nhạy cảm hơn. Đồng thời cũng gây đau khổ về mặt cảm xúc, vì nó là một lời nhắc nhở liên tục về sự mất mát của mẹ. 

 

 

Có những loại thuốc ngăn việc tiết sữa, tuy nhiên những loại thuốc này không phù hợp cho tất cả mọi người. Một số phụ nữ tránh dùng thuốc và để sữa khô tự nhiên. 

Mất từ ​​5 đến 10 ngày để sữa tự khô, trong đó 3 ngày đầu tiên sẽ khó chịu nhất. Nếu mẹ quyết định để hết sữa tự nhiên, nữ hộ sinh sẽ chia sẻ một vài cách để mẹ dễ chịu hơn.

Một số mẹ quyết định tặng sữa của mình. Đây là quyết định cá nhân, nếu mẹ muốn vắt sữa để tặng thì mẹ có thể hỏi nữ hộ sinh về vấn đề này.

  • Làn da trên bụng mẹ sẽ hơi chảy xệ, và vòng eo của mẹ vẫn sẽ khá to. Phải mất một thời gian thì mẹ mới có thể giảm bớt số cân nặng đã tăng trong thai kỳ.
  • Tử cung nhanh chóng co về kích thước và vị trí bình thường. Mẹ có thể gặp chứng co bóp tử cung sau khi sinh nở (tương tự như cơn gò chuyển dạ). Nghiên cứu cho thấy rằng paracetamol không có nhiều tác dụng giảm đau đối với cơn đau này. Sử dụng ibuprofen sẽ tốt hơn.
  • Mẹ vẫn có thể bị đau lưng và bị bệnh trĩ.
  • Mẹ có những vết rạn trên ngực, bụng và đùi.
  • Nếu cần phải sinh mổ, mẹ sẽ bị đau đặc biệt là khi ngồi dậy, ra khỏi giường, đứng thẳng và đi lại xung quanh. Nhưng tình trạng này sẽ dần dần tốt hơn sau khoảng sáu tuần.

Việc trải qua những điều này mà không có em bé ở bên an ủi thực sự là một điều đau khổ. Mẹ có thể trò chuyện với chồng, bạn bè hoặc gia đình thân thiết để mọi người cũng hiểu được những ảnh hưởng thực tế mà cơ thể mẹ đang phải chịu đựng.

Sau sảy thai cần nghỉ ngơi bao lâu?

Tác động cảm xúc của việc mất con cũng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Đặc biệt là mẹ sẽ cảm thấy bị khó ngủ. Vì vậy, mẹ hãy cố gắng nghỉ ngơi khi có thể. Những bài tập thư giãn dưới đây sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn:

  • Ngồi hoặc nằm xuống, nhắm mắt lại và hít một hơi thật sâu.
  • Khi thở ra, hãy thư giãn các cơ bắp đang bị căng (ví dụ, xung quanh mắt hoặc quai hàm, vai hoặc bụng). Đừng gồng cứng các cơ lại, thả lỏng và cảm giác các cơ mềm mại hơn. Lặp lại các động tác đó mỗi lần cần thư giãn.

Mẹ cần tìm tư thế nằm thoải mái nhất, đặc biệt là khi mẹ phải khâu. Nếu nằm ngửa khiến mẹ bị đau hãy thử nằm nghiêng, đặt đệm hoặc gối dưới bụng và giữa đầu gối của mình.

Những quy tắc vàng để phục hồi sau sảy thai

Sau sảy thai, mẹ cần nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần

Tư thế nằm nghiêng cũng giúp mẹ ra khỏi giường dễ dàng hơn. Mẹ có thể tham khảo một số tư thế nằm nghiêng sau:

  • Nằm nghiêng, gập đầu gối lên trong khi chân vẫn đặt trên giường.
  • Đặt một tay lên bụng và dùng tay kia đẩy cơ thể lên trên, để hai chân hướng xuống sàn.
  • Dành một phút để ngồi trên giường rồi nghiêng về phía trước, sử dụng tay và chân để đẩy cơ thể lên khỏi giường.

Làm thế nào để phục hồi sức khỏe khi mẹ không muốn ăn sau khi sảy thai?

Mẹ có thể cảm thấy không muốn ăn bất cứ thứ gì, nhưng ăn ít và nhiều bữa sẽ giúp cung cấp sức mạnh cần thiết để phục hồi cảm xúc và thể chất.

Nếu mẹ đang cố gắng để ăn trong những ngày đầu tiên sau sảy thai, mẹ hãy ăn những gì mẹ thích chứ đừng vội quan tâm đến dinh dưỡng. Sau đó, mẹ có thể xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và cố gắng bổ sung chất.

Mẹ hãy cố gắng ăn thường xuyên, bắt đầu với một lượng nhỏ. Một bát canh nhỏ sẽ cung cấp cho mẹ nhiều vitamin và khoáng chất.

Duy trì cơ thể đủ nước là điều rất quan trọng. Uống đủ nước giúp bảo vệ mẹ chống đông máu trong hệ tuần hoàn (bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu – DVT) mà mẹ dễ gặp phải trong một khoảng thời gian sau khi sinh.

Ngoài ra, nhiều mẹ cũng chọn uống thuốc bổ hoặc uống thuốc bắc sau khi sảy thai. Nếu các mẹ muốn sử dụng thuốc bổ, thuốc bắc hoặc các sản phẩm tương tự thì cần cân nhắc liều lượng sử dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh tác dụng nhất định của thuốc lên cơ thể.

 

 

Có nên vận động sau khi sảy thai?

Khi cảm thấy sẵn sàng mẹ có thể thử một bài tập nhẹ nhàng, trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ. Các bài tập thể chất sẽ giúp mẹ phục hồi nhanh và cảm thấy tốt hơn.

Mẹ hãy thử đi bộ hàng ngày, mục tiêu là mỗi ngày đi xa hơn một chút. Nếu mẹ chưa muốn gặp người quen, hãy chọn thời gian ít người như sáng sớm hoặc tối muộn hoặc mẹ có thể tìm một công viên xa nhà một chút.

Trước khi kiểm tra sau sinh mẹ không nên thực hiện các hoạt động mạnh như thể dục nhịp điệu và chạy. Nếu mẹ phải mổ hoặc có bất kỳ biến chứng về sức khỏe nào mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi lên kế hoạch tập luyện.

Những quy tắc vàng để phục hồi sau sảy thai

Mẹ chỉ nên vận động nhẹ nhàng vì cơ thể còn yếu

Một số mẹo giúp sức khỏe của mẹ ổn định hơn:

  • Mẹ có thể bắt đầu tập luyện cơ sàn chậu và cơ bụng dưới ngay khi cảm thấy sẵn sàng.
  • Nên lưu ý chăm sóc cho lưng. Các khớp cơ sẽ mất tới sáu tháng để lấy lại sức mạnh bình thường và việc nâng các vật nặng có thể làm căng cơ lưng. Vì vậy mẹ đừng thực hiện các động tác nâng vật nặng nào cho đến khi đã thực hiện kiểm tra sau sinh và được bác sĩ cho phép thực hiện.
  • Mẹ nên tránh bơi lội một tuần sau khi tình trạng xuất huyết ngừng lại. Trừ khi có chỉ định khác từ bác sĩ.
  • Nếu đã sinh mổ, mẹ sẽ cần bình tĩnh và thư giãn nhiều hơn. Trong sáu tuần đầu tiên, hãy cố gắng tránh các hoạt động mệt mỏi như làm việc nhà hoặc đứng lên trong một thời gian dài.
  • Nếu tình trạng xuất huyết sau sinh trở nên tồi tệ hơn hoặc dịch tiết ra chuyển sang màu đỏ hơn, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy mẹ cần hoạt động chậm lại. Mẹ nên giữ liên lạc thường xuyên với bác sĩ đa khoa hoặc nữ hộ sinh nếu bị đau hoặc có bất kỳ lo lắng nào.

Mẹ sẽ được chăm sóc theo dõi như thế nào sau khi sảy thai?

Mẹ nên kiểm tra và theo dõi sức khỏe với bác sĩ hoặc chuyên gia khoa sản ở bệnh viện khoảng sáu đến tám tuần sau khi sinh. Mẹ sẽ được gợi ý hẹn khám với bác sĩ đa khoa nếu mẹ muốn khám tổng quát.

Dù thăm khám với bác sĩ hay chuyên gia thì mẹ cũng sẽ được kiểm tra tình trạng phục hồi thể chất và giải đáp các thắc mắc của mẹ. Nếu chưa có hẹn khám với bác sĩ mẹ nên liên hệ đặt lịch khám sau sáu đến tám tuần.

Mẹ đừng im lặng với những vấn đề đau nhức ở vết khâu, đau tức ngực hoặc quan hệ tình dục đau đớn. Mẹ hãy trò chuyện với bác sĩ về vấn đề này.

Nếu mẹ không thể đối phó với nỗi đau mất con, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc một nữ hộ sinh chuyên hỗ trợ phụ nữ sảy thai. Mẹ sẽ được giới thiệu tới chuyên gia tâm lý hoặc sử dụng các dược phẩm có tác dụng an thần.

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo