Sảy thai muộn (12-24 tuần): Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phục hồi sau sảy thai

đăng bởi Nguyễn Khải

Sảy thai muộn là sảy thai khi thai nhi được 12 tuần - 24 tuần tuổi. Nguyên nhân sảy thai phổ biến là ăn thức ăn hoặc làm những hành động, gặp tai nạn dẫn đến sảy thai. Vậy còn các nguyên nhân bên trong dẫn đến sảy thai tự nhiên là gì? Sau sảy thai có hiện tượng gì? Kiêng cữ sau sảy thai như thế nào? Cách xử lý khi mẹ bầu sảy thai muộn là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với bài viết sau nhé!

 Sảy thai muộn là gì?

Các bác sĩ định nghĩa sẩy thai muộn là một trường hợp xảy ra sau 12 tuần và trước 24 tuần trong thai kỳ. Tuy nhiên, trên thực tế, đối với nhiều cha mẹ bị sảy thai muộn, từ "sảy thai" không thể hiện đúng sự nghiêm trọng và mất mát.

Sảy thai muộn hiếm hơn nhiều so với sảy thai sớm. Chỉ 1-2% trong tất cả các trường hợp mang thai bị sảy thai trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ.

Các bậc cha mẹ cảm thấy như họ phải chịu đựng nỗi đau mất con hoặc một đứa trẻ chết non. Trẻ bị chết non là một em bé sơ sinh bị mất trong hoặc sau 24 tuần tuổi. Đối với một số người, phải nghe tin mất con khi đã vào những tuần mà thai kỳ đã ổn định khiến họ rất đau khổ.

Mời mẹ tìm hiểu thêm: Sảy thai liên tiếp 2, 3 lần và những điều cần đặc biệt quan tâm

Sảy thai muộn (12-24 tuần): Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phục hồi sau sảy thai

Sảy thai muộn là cú sốc với ba mẹ

Mất con là một cú sốc khủng khiếp. Và sẩy thai muộn càng khó có thể chịu đựng. 

Dấu hiệu sảy thai muộn

Các dấu hiệu rõ ràng và phổ biến nhất của sảy thai muộn là xuất huyết âm đạo và đau quặn giống như chuyển dạ. Xuất huyết có thể trở nên nặng hơn và có lẫn cục máu đông. Đôi khi, mẹ bị vỡ ối và em bé có thể được sinh ra rất nhanh.

Một số chị em nhận thấy rằng chuyển động của con đã chậm lại hoặc thay đổi, hoặc không cảm thấy bất kỳ chuyển động nào trong một thời gian trước khi xảy thai.

Bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu nên bắt đầu chuyển dạ giả hoặc kích thích chuyển dạ. Mẹ sẽ phải vào bệnh viện để có các biện pháp kích thích. Mẹ sẽ có phòng riêng trong khu sản phụ, sau đó các bác sĩ và y tá sẽ chăm sóc cho mẹ trong một phòng khám phụ khoa tổng quát.

Mẹ bầu cần được kích thích chuyển dạ càng sớm càng tốt. Trong trường hợp đó, mẹ sẽ được cho thuốc để uống hoặc loại thuốc được đưa vào âm đạo để gây chuyển dạ.

Bác sĩ cũng sẽ tư vấn về việc mẹ bầu có nên chờ vài ngày để xem có thể chuyển dạ tự nhiên không. Điều này sẽ cho phép mẹ ở nhà và có thời gian để xem xét những gì đang diễn ra. Dù mẹ quyết định thế nào thì bác sĩ cũng sẽ quan tâm đến cảm xúc của mẹ khi thảo luận về phương án kích thích chuyển dạ.

Sảy thai muộn cũng gây ra đau đớn giống như chuyển dạ. Mẹ bầu sẽ được truyền thuốc giảm đau để giúp vượt qua giai đoạn khó khăn này. Sử dụng thuốc giảm đau sẽ rất hiệu quả. Các mẹ sẽ được điều trị dựa trên thuốc giảm đau morphin và mẹ có thể điều chỉnh liều lượng thông qua một máy bơm điều khiển bằng tay.

Nguyên nhân gây sảy thai muộn

Đôi khi, không thể xác định lý do chính xác của việc sảy thai. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp sảy thai trong các giai đoạn khác nhau trong thai kỳ là do nhiễm sắc thể hoặc một vấn đề khác với phát triển của em bé.

Vấn đề sẽ xảy ra trong quá trình thụ tinh, khi số lượng nhiễm sắc thể sai được truyền từ mẹ và bố. Các tình trạng thường gặp là hội chứng Edwards (là hội chứng xảy ra khi bệnh nhân bị thừa một nhiễm sắc thể số 18 trong bộ gen, còn gọi là Trisomy 18) và hội chứng Patau (còn được gọi là Trisomy 13, khi thai nhi có thêm một bản sao của nhiễm sắc thể 13 trong mỗi tế bào của cơ thể). Đây là những ví dụ về bất thường nhiễm sắc thể hiếm gặp có thể dẫn đến sảy thai.

Sảy thai muộn (12-24 tuần): Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phục hồi sau sảy thai

Em bé cũng có thể bị khuyết tật tim hoặc khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống. Mẹ bầu càng lớn tuổi thì khả năng con bị dị tật nhiễm sắc thể càng cao. Ở tuổi 30, nguy cơ sảy thai là 10% trường hợp mang thai. Trong độ tuổi từ 35 đến 39, nguy cơ sảy thai tăng lên 25%. Ở tuổi 40, khả năng gặp rủi ro trong thai kỳ là 50%.

Rất hiếm khi vấn đề sức khỏe của người mẹ dẫn đến sảy thai muộn. Nhưng vẫn có một số vấn đề sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và gây sảy thai muộn trong thai kỳ. Một tình trạng thường gặp là mẹ bầu có tử cung hình dạng bất thường hoặc có vấn đề với cổ tử cung, hay còn gọi là yếu cổ tử cung.

Một tình trạng làm tăng đông máu, được gọi là Hội chứng máu đông, Hội chứng kháng phospholipid (Antiphospholipid syndrome - APS) hoặc Hội chứng Hughes, cũng có thể dẫn đến sảy thai muộn. Một tình trạng di truyền được gọi là Hội chứng tăng đông (Thrombophilia), làm cho máu của mẹ thường bị đông lại, cũng có thể là một nguyên nhân.

Một tình trạng ảnh hưởng đến hormone, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc rối loạn tuyến giáp có thể dẫn đến sảy thai muộn.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS - Polycystic Ovary Syndrome), cũng liên quan đến sảy thai muộn. Nhưng tình trạng này ít có khả năng gây ra vấn đề nếu được điều trị tốt trong thai kỳ.

Bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào khiến mẹ bầu không khỏe mạnh, chẳng hạn như cúm, cũng có thể gây sảy thai. Ví dụ, bệnh nhiễm trùng gây ra bởi ký sinh trùng Toxoplasma là một bệnh mà mẹ bầu có thể mắc phải khi ăn thịt chưa nấu chín hoặc do tiếp xúc với mèo bị nhiễm vi khuẩn. Về lý thuyết, vi khuẩn gây ra một số bệnh nhiễm trùng nhẹ có thể đi qua nhau thai hoặc truyền sang nước ối và tiếp xúc với thai nhi

Nhiễm trùng âm đạo, chẳng hạn như viêm âm đạo do vi khuẩn cũng được xem là nguyên nhân có thể gây sảy thai muộn. Bệnh nhiễm trùng này có khả năng theo đường âm đạo để vào đến tử cung của mẹ. Tuy nhiên khả năng xảy ra tình trạng này là rất nhỏ.

Ngoài ra, nhiều mẹ làm những việc dễ gây sảy thai như uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích, tiếp xúc với hóa chất hoặc vận động quá sức. Đôi khi những tai nạn đáng tiếc cũng gây ra sẩy thai muộn.

Chẩn đoán nguyên nhân gây sảy thai muộn

Có nhiều xét nghiệm giúp các bác sĩ tìm hiểu những vấn đề đã xảy ra. Bác sĩ có thể kiểm tra máu của mẹ để tìm dấu hiệu nhiễm trùng hoặc vấn đề gây đông máu, chẳng hạn như Hội chứng kháng phospholipid (APS) hoặc Hội chứng tăng đông (Thrombophilia).

Bác sĩ cũng kiểm tra nhau thai để tìm ra dấu hiệu nhiễm trùng. Cha mẹ sẽ được đề nghị kiểm tra nhiễm sắc thể của cả mẹ và thai nhi để xem liệu có điều gì bất thường hay không. Mẹ cũng được đề nghị tiến hành xét nghiệm nếu em bé đã được xác định là có nhiễm sắc thể bất thường.

Sảy thai muộn (12-24 tuần): Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phục hồi sau sảy thai

Mẹ cũng có thể được siêu âm để kiểm tra hình dạng tử cung.

Ngoài ra nếu ba mẹ đồng ý bác sĩ sẽ tiến hành khám nghiệm tử thi (giải phẫu tử thi) thai nhi. Một cuộc khám nghiệm tử thi có thể chỉ ra:

  • Một hoặc nhiều nguyên nhân gây sảy thai
  • Các vấn đề sức khỏe nào cần đặc biệt lưu ý chăm sóc trong thai kỳ tiếp theo
  • Sự phát triển của thai nhi có bình thường hay không
  • Giới tính của con

Tuy nhiên, cơ hội tìm thấy nguyên nhân gây sảy thai là rất nhỏ. Việc không có câu trả lời rõ ràng từ khám nghiệm sẽ khiến cha mẹ thất vọng và buồn thêm.

Mặc dù vậy, khám nghiệm sẽ đưa ra được một vài thông tin có ích với ba mẹ. Ví dụ, nếu không phát hiện vấn đề bất thường nào từ phía người mẹ, ba mẹ hoàn toàn có cơ hội mang thai thành công vào thai kỳ sau.

Một số cha mẹ quyết định không khám nghiệm tử thi vì lý do cá nhân, tôn giáo hoặc văn hóa. Ở Việt Nam hầu hết các cặp vợ chồng sảy thai đều không tiến hành khám nghiệm. 

Nếu quyết định không khám nghiệm tử thi, cha mẹ vẫn có thể yêu cầu kiểm tra nhau thai và kiểm tra các yếu tố bên ngoài nếu muốn.

Xử lý sau khi sảy thai muộn

Tùy thuộc vào giai đoạn mang thai và hoàn cảnh sảy thai, nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ hỏi cha mẹ xem có muốn nhìn thấy, chạm hoặc ôm con hay không. Đây là lựa chọn cá nhân và thường mẹ sẽ khó để quyết định khi rơi vào tình trạng hỗn loạn cảm xúc. Mẹ không thể biết liệu việc nhìn thấy con có giúp mẹ tốt hơn không hay chỉ làm mẹ thêm đau buồn.

Một số cha mẹ muốn nhìn thấy con mình nhưng lo lắng về hình hài của thai nhi. Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ mô tả qua tình trạng của con để giúp cha mẹ đưa ra quyết định. Một số ba mẹ biết rằng mình không dám nhìn con mình, trong khi những ba mẹ khác lại muốn được nhìn thấy con ít nhất một lần.

Nếu mẹ muốn được hỗ trợ về mặt tinh thần thì trong các bệnh viện thường có những nữ hộ sinh hoặc bác sĩ tư vấn có kinh nghiệm. Hầu hết các khu sản khoa đều có một khu đặc biệt để cha mẹ và gia đình có thể yên tĩnh ở cùng nhau sau sự mất mát của mình. 

Cho dù cha mẹ quyết định làm gì trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi con mất thì người thân và bạn bè cũng sẽ hỗ trợ những quyết định đó và tôn trọng mong muốn của cha mẹ.

Cơ thể mẹ sẽ phục hồi như thế nào sau sảy thai muộn?

Trong vài tuần đầu tiên, mẹ sẽ bị xuất huyết âm đạo và đau nhức giống như đến kỳ kinh nguyệt. Thông thường, tình trạng xuất huyết sẽ từ từ ít đi. Nhưng nếu xuất huyết hoặc sự đau đớn có xu hướng xấu đi hoặc dịch tiết âm đạo có mùi khó chịu mẹ hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Tình trạng này có thể là trong tử cung vẫn còn một số mô bị sót lại hoặc mẹ đã bị nhiễm trùng.

Trong thời gian đầu mẹ nên nằm viện để được chăm sóc. Tùy thuộc vào chế độ của bệnh viện, mẹ có thể được một nữ hộ sinh chuyên hỗ trợ những phụ nữ bị sảy thai phụ trách. Mẹ cũng sẽ được kiểm tra với bác sĩ đa khoa sau sáu tuần và được sắp xếp cuộc hẹn khám ở bệnh viện với bác sĩ tư vấn sản khoa.

Hẹn khám với chuyên gia là một cơ hội tốt để đặt câu hỏi về các nguyên nhân gây ra sảy thai và ảnh hưởng của đợt sảy thai này với việc mang thai trong tương lai. Mẹ cũng nên dành thời gian để hỏi về kết quả khám tìm ra nguyên nhân sảy thai nếu có.

Mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức trong một thời gian khá dài sau khi sảy thai. Cơ thể cần thời gian để hồi phục sau những khó khăn mà mẹ đã trải qua. Hãy làm mọi thứ thật chậm rãi và chăm sóc tốt cho chính mình. Bác sĩ sẽ cấp cho mẹ giấy khám sức khỏe nếu mẹ cần xin nghỉ lâu hơn.

Nhận những lời động viên từ bạn bè và gia đình sẽ rất có ích với mẹ trong thời gian này.

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo