Các giai đoạn trong chuyển dạ và sinh nở

đăng bởi

Chuyển dạ và sinh nở có bao nhiêu giai đoạn?

Quá trình chuyển dạ bình thường và sinh nở được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1

Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn tiền chuyển dạ bắt đầu khi mẹ bầu bắt đầu có những cơn co chuyển dạ gây ra những thay đổi ở cổ tử cung và kết thúc khi cổ tử cung bị giãn hoàn toàn. Giai đoạn này lại được chia thành hai giai đoạn:

  • Chuyển dạ sớm: Cổ tử cung dần mỏng và giãn ra (mở ra).
  • Chuyển dạ tích cực: Cổ tử cung  bắt đầu giãn ra nhanh hơn và các cơn co thắt kéo dài hơn, mạnh hơn và liên tục hơn. Phần cuối của chuyển dạ tích cực được coi là quá trình chuyển tiếp

Giai đoạn 2

Giai đoạn chuyển dạ thứ hai bắt đầu khi cổ tử cung mở ra hoàn toàn và kết thúc bằng việc sinh em bé. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn “rặn đẻ"

Giai đoạn 3

Giai đoạn thứ ba bắt đầu ngay sau khi sinh em bé và kết thúc bằng việc sổ rau.

Mỗi lần mang thai mang lại là những trải nghiệm khác nhau và thậm chí có sự khác biệt lớn về thời gian chuyển dạ. Đối với các mẹ sinh lần đầu, chuyển dạ thường mất từ 10 đến 20 giờ.

Với một số mẹ, quá trình này kéo dài lâu hơn, ngược lại có những mẹ chuyển dạ rất nhanh. Chuyển dạ thường diễn ra nhanh hơn ở các mẹ đã từng sinh thường trước đây.

Mời mẹ tìm hiểu thêm: Mẹ bầu chuyển dạ và sinh con như thế nào?

 

 

Mẹ bầu sẽ trải qua những giai đoạn chuyển dạ khác nhau

1. Giai đoạn 1: Tiền chuyển dạ

1.1 Chuyển dạ sớm

Khi các cơn co thắt xuất hiện tương đối đều đặn và cổ tử cung bắt đầu giãn ra dần dần, mẹ bầu chính thức chuyển dạ.

Nhưng khi mẹ chuyển ngay lập tức từ không co thắt thành co thắt khá thường xuyên thì rất khó để xác định chính xác khi nào chuyển dạ thực sự bắt đầu.

Vì các cơn co thắt chuyển dạ sớm đôi khi rất khó phân biệt với các cơn gò Braxton Hicks.

(Nếu mẹ mang thai chưa được 37 tuần và nhận thấy các cơn co thắt hoặc các dấu hiệu chuyển dạ khác, đừng chờ xem các cơn co thắt có tiến triển không, hãy liên hệ bác sĩ để kiểm tra xem mẹ có dấu hiệu sinh non hay không).

Trường hợp mẹ mang thai đủ tháng và nếu chuyển dạ sớm, các cơn co thắt sẽ dần dần kéo dài hơn, mạnh mẽ hơn và liên tục hơn. Sau đó, cơn co thắt này sẽ xuất hiện năm phút một lần và mỗi lần kéo dài 40-60 giây.

Một số mẹ có các cơn co thắt thường xuyên hơn trong giai đoạn này, nhưng các cơn co thắt vẫn sẽ có xu hướng tương đối nhẹ và kéo dài không quá một phút.

Đôi khi các cơn co thắt chuyển dạ sớm khá đau đớn, mặc dù những cơn co thắt này có thể không làm giãn cổ tử cung nhanh như mẹ muốn.

Mẹ cũng có thể nhận thấy sự gia tăng dịch nhầy âm đạo, dịch nhầy này có thể bị nhuốm máu.

Điều này là hoàn toàn bình thường, nhưng nếu thấy nhiều hơn một chút máu, mẹ bầu hãy thông báo cho bác sĩ. Mẹ cũng nên gọi bác sĩ trong trường hợp nước ối bị vỡ, ngay cả khi chưa bị co thắt.

Chuyển dạ sớm kết thúc khi cổ tử cung giãn khoảng 4 đến 6cm và tiến trình sau đó sẽ bắt đầu tăng tốc.

Chuyển dạ sớm kéo dài bao lâu?

Khó có thể nói chính xác khi nào bắt đầu chuyển dạ sớm, vì vậy thường không dễ để nói giai đoạn này thường kéo dài bao lâu. Và thời gian giai đoạn này diễn ra cũng khác nhau đối với những phụ nữ khác nhau.

Thời gian chuyển dạ sớm  thay đổi và phụ thuộc phần lớn vào mức độ “chín” của cổ tử cung khi bắt đầu chuyển dạ và mức độ của các cơn co thắt.

Với lần sinh con đầu tiên, nếu cổ tử cung không giãn ra, giai đoạn này có thể mất sáu đến 12 giờ.

Mẹo đối phó

Thay vì xem đồng hồ hãy cố gắng cảm nhận từng cơn co thắt để thấy được sự thay đổi về độ dài, cường độ và tần suất. Xem đồng hồ chỉ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi hơn.

Để quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi, mẹ bầu nên tâp 4 bài tập giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng

Điều quan trọng là mẹ phải cố gắng hết sức để nghỉ ngơi, nếu có thể hãy cố gắng ngủ.

Uống nhiều nước cũng là một việc mẹ bầu nên làm. Ngoài ra, mẹ cần đi tiểu thường xuyên ngay cả khi không cảm thấy muốn. Bàng quang đầy có thể làm cho tử cung của mẹ co bóp kém hiệu quả hơn. Một bàng quang trống sẽ tạo ra nhiều khoảng trống để cho em bé tụt xuống.

Nếu cảm thấy lo lắng, mẹ có thể muốn thử một số bài tập thư giãn hoặc làm gì đó để đánh lạc hướng bản thân một chút - như xem phim hoặc đọc sách.

1.2 Chuyển dạ tích cực

Các cơn co thắt ngày càng trở nên dữ dội - liên tục hơn, lâu hơn và mạnh hơn.  Cổ tử cung giãn ra nhanh hơn, cho đến khi giãn hoàn toàn ở mức 10cm.

Đến khi kết thúc chuyển dạ tích cực, em bé có thể bắt đầu tụt xuống.

Theo nguyên tắc chung, một khi bị co thắt thường xuyên, đau đớn (khoảng 5 phút một lần và mỗi lần kéo dài khoảng 60 giây) thì đã đến lúc mẹ nên đến bệnh viện.

Trong hầu hết các trường hợp, các cơn co thắt trở nên thường xuyên hơn và cuối cùng xảy ra cứ hai phút rưỡi đến ba phút một lần.

Chuyển dạ tích cực kéo dài bao lâu?

Đối với nhiều phụ nữ sinh con lần đầu tiên, chuyển dạ tích cực sẽ kéo dài từ bốn đến tám giờ. Giai đoạn này có xu hướng diễn ra nhanh hơn nếu mẹ sử dụng oxytocin (Pitocin) hoặc đã từng sinh thường trước đây. Trong trường hợp mẹ bầu phải được gây tê ngoài màng cứng hoặc là thai quá lớn, quá trình này có thể phải kéo dài hơn.

Mẹo đối phó

Hầu hết phụ nữ lựa chọn dùng thuốc giảm đau, chẳng hạn như gây tê ngoài màng cứng, tại một số thời điểm trong giai đoạn chuyển dạ tích cực.

Ngoài ra nhiều kỹ thuật giảm đau và thư giãn được sử dụng trong sinh nở tự nhiên như tập thở và hình dung - có thể giúp mẹ trong quá trình chuyển dạ.

Lúc này, sự hướng dẫn và động viên của người hộ sinh có thể sẽ giúp ích cho mẹ bầu rất nhiều.

Nếu cảm thấy mệt mỏi, có thể thử nằm nghiêng sang trái. Đây có thể là thời điểm tốt cho massage. Mẹ cũng có thể tắm nước nóng để thư thái hơn.

Chuyển tiếp

Phần cuối cùng của chuyển dạ tích cực - khi cổ tử cung của mẹ giãn ra từ 8 đến 10cm - được gọi là giai đoạn chuyển tiếp vì giai đoạn này đánh dấu bước chuyển sang giai đoạn chuyển dạ thứ hai.

Đây là phần khốc liệt nhất của chuyển dạ. Các cơn co thắt thường rất mạnh, xuất hiện mỗi hai phút rưỡi đến ba phút một lần và kéo dài một phút hoặc hơn, và mẹ có thể bắt đầu run rẩy.

Các cơn co thắt khiến mẹ bầu đau đớn

Vào thời điểm cổ tử cung của mẹ bầu đã giãn hoàn toàn và quá trình chuyển tiếp kết thúc, em bé thường tụ xuống một chút vào xương chậu của mẹ.

Đây là thời điểm mẹ có thể bắt đầu cảm thấy áp lực ở trực tràng. Một số mẹ bắt đầu thực hành rặn đẻ theo tự nhiên.

Thường máu sẽ chảy nhiều và mẹ có thể cảm thấy buồn nôn.

Một số em bé tụt xuống sớm hơn và mẹ cảm thấy muốn rặn ra trước khi cổ tử cung mở hoàn toàn.

Trong khi đó, nhiều trường hợp thai không tụt xuống quá nhiều, lúc này, mẹ có thể đạt được sự giãn nở hoàn toàn mà không cảm thấy áp lực trực tràng. Quá trình này khác nhau ở mỗi người và mỗi lần sinh.

Nếu mẹ bị gây tê ngoài màng cứng, áp lực mẹ cảm nhận sẽ phụ thuộc vào loại và số lượng thuốc gây mê đang sử dụng và mức độ tụt xuống của em bé trong khung xương chậu.

Nếu muốn tham gia tích cực hơn trong giai đoạn rặn đẻ, mẹ hãy yêu cầu giảm liều thuốc tê được sử dụng để gây tê ngoài màng cứng khi kết thúc quá trình chuyển tiếp.

Quá trình chuyển tiếp kéo dài bao lâu?

Quá trình chuyển tiếp có thể mất từ ​​vài phút đến vài giờ. Sẽ nhanh hơn nhiều nếu mẹ đã sinh thường trước đây.

Mẹo đối phó

Nếu  chuyển dạ mà không gây tê ngoài màng cứng, đây là lúc mẹ có thể bắt đầu mất niềm tin vào khả năng xử lý cơn đau, vì vậy mẹ sẽ cần rất nhiều sự khuyến khích và hỗ trợ từ những người xung quanh.

  • Nhiều mẹ thích được massage trong lúc này.
  • Đôi khi sự thay đổi tư thế có thể có ích.
  • Một miếng vải mát đặt trên trán hoặc một túi lạnh đặt ở lưng có thể giúp mẹ cảm thấy tốt hơn.

Mặt khác, vì quá trình chuyển tiếp có thể khiến mẹ bầu trở nên khó chịu và gắt gỏng với mọi thứ.

Mời ba mẹ tìm hiểu kĩ hơn về giai đoạn này tại: Các giai đoạn chuyển dạ: giai đoạn 1

2. Giai đoạn thứ hai: Rặn đẻ

Sau khi cổ tử cung giãn ra hoàn toàn, công việc của giai đoạn chuyển dạ thứ hai bắt đầu: thai tụt xuống lần cuối và em bé chào đời.

Khi bắt đầu giai đoạn thứ hai, các cơn co thắt có thể cách xa nhau hơn một chút, tạo cơ hội để mẹ bầu có thể nghỉ ngơi đôi chút.

Nhiều mẹ thấy các cơn co thắt ở giai đoạn thứ hai dễ xử lý hơn các cơn co thắt trong chuyển dạ tích cực. Tuy nhiên, với nhiều mẹ bầu, cảm giác rặn đẻ không hề dễ chịu.

Nếu em bé tụt xuống rất thấp trong khung xương chậu, mẹ có thể cảm thấy muốn rặn đẻ sớm ở giai đoạn thứ hai (và đôi khi thậm chí trước đó). Nhưng nếu em bé vẫn chưa tụt xuống đủ thấp, có lẽ mẹ sẽ không cảm thấy gì nhiều.

Tử cung co lại gây áp lực lên em bé và đẩy em bé  di chuyển nó xuống kênh sinh. Vì vậy, nếu mọi thứ đều ổn, mẹ có thể muốn để mọi thứ diễn ra từ từ. Khoảng thời gian này sẽ tạo điều kiện cho mẹ bầu nghỉ ngơi, tránh kiệt sức về sau.

Tuy nhiên, nhiều bệnh viện tiến hành rặn đẻ theo hướng dẫn để thúc đẩy quá trình thai tụt xuống, bởi thế, nếu mẹ bầu không muốn, có thể trình bày với bác sĩ.

Nếu được gây tê ngoài màng cứng, việc mất cảm giác có thể làm giảm sự thôi thúc thúc rặn, vì vậy mẹ có thể không cảm thấy điều đó cho đến khi đầu của bé hạ xuống khá nhiều. Kiên nhẫn thường tạo ra điều kỳ diệu.

Em bé tụt xuống

Quá trình tụt xuống có thể diễn ra nhanh chóng, hoặc nếu đây là em bé đầu tiên của mẹ, quá trình này có thể diễn ra chậm rãi hơn.

Với mỗi cơn co thắt, lực tử cung của mẹ - kết hợp với lực cơ bụng nếu mẹ chủ động rặn - gây áp lực lên em bé để tiếp tục di chuyển xuống kênh sinh. Khi cơn co thắt kết thúc và tử cung được thư giãn, đầu của em bé sẽ hơi thụt lại theo kiểu  "hai bước tiến, một bước lùi".

Hãy thử các tư thế khác nhau để rặn cho đến khi mẹ tìm thấy một vị trí phù hợp và hiệu quả với mình. Không có gì lạ khi sử dụng nhiều tư thế khác nhau trong giai đoạn thứ hai.

Cái nhìn đầu tiên của bé

Sau một thời gian, đáy chậu (mô giữa âm đạo và hậu môn) sẽ bắt đầu phình ra sau mỗi lần rặn và không lâu sau đó, da đầu của bé sẽ lộ rõ ​​- một khoảnh khắc rất thú vị.

Mẹ có thể yêu cầu một chiếc gương để có thể nhìn em bé, hoặc mẹ có thể chỉ đơn giản muốn chạm vào đỉnh đầu của bé.

Luôn có y tá và bác sĩ hỗ trợ mẹ trong quá trình sinh nở

Bây giờ với mỗi cơn co thắt, đầu em bé sẽ xuất hiện ngày càng rõ ràng. Áp lực mà bé tạo lên đáy chậu trở nên mãnh liệt, và mẹ có thể nhận thấy cảm giác bỏng rát hoặc châm chích mạnh mẽ khi mô bắt đầu căng ra.

Tại một số thời điểm, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ rặn nhẹ nhàng hơn hoặc ngừng rặn hoàn toàn. Việc sinh nở chậm, có kiểm soát có thể giúp giữ cho đáy chậu không bị rách.

Đến bây giờ, sự thôi thúc thúc rặn có thể quá lớn đến nỗi mẹ sẽ được huấn luyện cách thở trong các cơn co thắt.

Crowning: Đầu em bé xuất hiện như thế nào?

Đầu của bé tiếp tục tụt xuống sau mỗi lần rặn - cho đến khi phần rộng nhất của đầu bé được nhìn thấy. Sự phấn khích trong phòng sẽ tăng lên khi khuôn mặt của bé bắt đầu xuất hiện: trán, mũi, miệng và cuối cùng là cằm.

Bác sĩ sẽ kéo bé ra dần rồi lần lượt hút chất nhầy trong mũi và miệng cho bé. Sau đó, kiểm tra xem bé có bị dây rốn quấn cổ hay không, nếu có, bác sĩ sẽ kéo dây qua đầu bé hoặc kẹp và cắt khi cần thiết.

Đầu của bé quay sang một bên khi vai bé bắt đầu xoay trong xương chậu của mẹ để chuẩn bị đi ra. Với cơn co thắt tiếp theo, mẹ sẽ được hướng dẫn rặn lúc vai bé ló ra, rồi đến cơ thể của bé được đẩy ra ngoài.

Em bé chào đời

Khi chào đời, bé cần được giữ ấm và sẽ được lau khô bằng khăn. Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh  có thể nhanh chóng hút chất nhầy ở miệng và mũi của bé một lần nữa.

Nếu không có bất kì biến chứng nào, lúc này mẹ có thể đặt bé nằm lên người mình (da kề da sau sinh)

Giai đoạn thứ hai kéo dài bao lâu?

Toàn bộ giai đoạn thứ hai có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Nếu không gây tê ngoài màng cứng, trung bình mất khoảng 20 phút nếu trước đây mẹ đã từng sinh thường. Nếu cần gây tê, có thể giai đoạn này sẽ kéo dài lâu hơn.

Mời ba mẹ tìm hiểu kĩ hơn về giai đoạn này tại: Các giai đoạn chuyển dạ: giai đoạn 2.

3. Giai đoạn thứ ba: Sổ rau

Vài phút sau khi sinh, tử cung bắt đầu co lại. Cơn co thắt sau đó thường giúp tách nhau thai ra khỏi thành tử cung.

Khi thấy có dấu hiệu bóc tách của nhau thai, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ rặn nhẹ để tống nhau thai ra ngoài.

Giai đoạn thứ ba kéo dài bao lâu?

Trung bình, giai đoạn này kéo dài từ năm đến mười phút

Điều gì xảy ra sau khi sinh con

  • Sau khi đẩy nhau thai ra ngoài, tử cung sẽ co lại và trở nên rất chắc chắn.
  • Bác sĩ sẽ kiểm tra xem tử cung của mẹ đã đàn hồi lại hay chưa.
  • Nếu mẹ dự định cho con bú, có thể làm ngay bây giờ nếu cả mẹ và bé đều sẵn sàng.

Mời ba mẹ tìm hiểu kĩ hơn về giai đoạn này tại: Các giai đoạn chuyển dạ: giai đoạn 3

Mẹ có thể cho bé bú ngay khi cả hai sẵn sàng

  • Cho bé bú ngay sau khi chào đời sẽ rất tốt cho cả mẹ và bé. cơ thể sẽ được kích thích sản xuất oxytocin - giúp tử cung co bóp và đàn hồi trở lại.
  • Nếu tử cung của mẹ không co bóp được bình thường, bác sĩ có thể sẽ cung cấp oxytocin cho mẹ. Mẹ cũng sẽ được điều trị nếu bị chảy máu quá nhiều.
  • Các cơn co thắt tại thời điểm này là tương đối nhẹ.
  • Nếu đây là lần đầu tiên sinh em bé, mẹ có thể chỉ cảm thấy một vài cơn co thắt sau khi đã sổ nhau thai. Nếu đã có con trước đó, mẹ có thể tiếp tục cảm thấy các cơn co thắt cho đến vài ngày tiếp theo.
  • Những cơn đau sau sinh cũng như bị chuột rút mạnh trong kỳ kinh nguyệt. Nếu cảm thấy khó chịu, hãy yêu cầu dùng thuốc giảm đau.
  • Mẹ cũng có thể bị ớn lạnh hoặc cảm thấy rất run. Điều này là hoàn toàn bình thường và sẽ không kéo dài.
  • Nếu bị rách hoặc phải phẫu thuật cắt tầng sinh môn, mẹ sẽ được tiêm thuốc gây tê cục bộ trước khi được khâu vết thương.
  • Nếu mẹ phải gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ gây mê hoặc y tá gây mê sẽ đến và lấy ống thông ra khỏi lưng. Điều này chỉ mất một giây và không làm mẹ bị đau.
  • Trừ khi em bé cần được chăm sóc đặc biệt, hãy chắc chắn để có một khoảng thời gian yên tĩnh bên nhau.

Nguồn: Babycenter

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo