Các giai đoạn chuyển dạ: giai đoạn 2

đăng bởi Nguyễn Khải

Sau giai đoạn chuyển dạ tiềm thời, mẹ bầu sẽ chuyển sang giai đoạn chuyển dạ thứ hai. Trong 3 giai đoạn chuyển dạ, giai đoạn chuyển dạ thứ hai cần rất nhiều sự bình tĩnh. Khi theo dõi chuyển dạ giai đoạn chuyển dạ thứ hai các cơn gò chuyển dạ sẽ yếu đi nhiều. Các bác sĩ sẽ dựa vào biểu đồ theo dõi chuyển dạ để chẩn đoán mẹ bầu đã chuyển qua giai đoạn thứ hai chưa. Cùng tìm hiểu chi tiết với bài viết sau!

Giai đoạn chuyển dạ thứ hai

Trong giai đoạn thứ hai, mẹ sẽ rặn em bé xuống và ra khỏi âm đạo (kênh sinh). Mẹ sẽ gặp được em bé lần đầu tiên. 

Khi cổ tử cung đã giãn hoàn toàn, các cơn gò sẽ tạm dừng trong giây lát hoặc yếu đến mức mẹ không cảm nhận được. Mẹ hãy tranh thủ sử dụng thời gian này để nghỉ ngơi. Đây là thời điểm mà em bé trôi xuống và xoay vào vị trí sẵn sàng cho việc sinh nở.

Khi bé trôi xuống, mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm thấy những cơn co thắt ngày càng mạnh mẽ, cùng với đó là một sự thôi thúc rặn để mạnh mẽ. Mẹ bầu nên đợi cho đến khi cảm nhận được sự thôi thúc này rồi mới bắt đầu chủ động rặn đẻ, vì việc rặn trước không những không hiệu quả mà còn khiến mẹ kiệt sức.

Nếu phải gây tê ngoài màng cứng, mẹ có thể không cảm giác được sự thôi thúc muốn rặn. Trong trường hợp này, nữ hộ sinh sẽ cho mẹ biết khi nào có thể bắt đầu rặn đẻ và nên rặn trong bao lâu.

Mẹ hãy giữ bình tĩnh vì nữ hộ sinh sẽ luôn theo dõi quá trình chuyển dạ và tình trạng sức khỏe của em bé. Nữ hộ sinh sẽ biết chính xác thời điểm thích hợp để mẹ rặn.

Mời ba mẹ tham khảo tiếp: Các giai đoạn chuyển dạ: giai đoạn 3

Và Các giai đoạn trong chuyển dạ và sinh nở

Giai đoạn chuyển dạ thứ 2 là giai đoạn mẹ rặn đẻ

Ngay cả khi đã gây tê màng cứng, giữ cơ thể ở tư thế thẳng đứng sẽ giúp mẹ bầu rặn đẻ trong thời gian ngắn hơn vì trọng lực và khung chậu mở sẽ giúp em bé trôi xuống dễ dàng hơn. Nhiều phương án gây tê ngoài màng cứng vẫn cho phép mẹ di chuyển. Lúc này nữ hộ sinh sẽ giúp điều chỉnh tư thế của mẹ sao cho đúng.

Nếu mẹ bầu đã từng sinh con, giai đoạn chuyển dạ thứ hai có thể chỉ mất 5 đến 10 phút. Tuy nhiên nếu đây là con đầu lòng, giai đoạn này có thể kéo dài vài giờ đồng hồ. Trong trường hợp em bé cần thay đổi vị trí một chút để đường kính nhỏ nhất của đầu bé vào vị trí đầu tiên thì sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Mẹ có thể tự chọn tư thế thoải mái nhất. Tùy vào vị trí của em bé mà các tư thế sinh khác nhau sẽ có hiệu quả khác nhau. Nữ hộ sinh và bác sĩ sẽ hỗ trợ mẹ tìm tư thế phù hợp.

Mẹ bầu sẽ cảm thấy áp lực khi đầu em bé di chuyển xuống phần xương chậu của mình. Với mỗi cơn gò, các mẹ sẽ cảm nhận được 2-3 lần thôi thúc muốn rặn đẻ kéo dài khoảng 5-7 giây mỗi lần.

Mẹ hãy lắng nghe cơ thể của mình và rặn xuống theo sự thôi thúc đó. Mẹ hãy mở rộng sàn chậu khi rặn đẻ để các cơ có thể kéo dãn xung quanh em bé.

Mẹ bầu nên hít thở một vài hơi giữa các lần rặn chứ không nên nín thở. Lúc này các bà bầu sẽ muốn hét to lên hoặc cắn chặt răng để rặn.

Mỗi lần rặn, em bé sẽ di chuyển một chút qua xương chậu. Khi hết cơn co thắt em bé có thể trượt nhẹ trở lại. Nhưng mẹ đừng nên nản lòng nhé. Điều này hoàn toàn bình thường và giúp các cơ sàn chậu của mẹ có thời gian kéo dãn dần. Miễn là bé vẫn tiếp tục di chuyển xuống thì mẹ bầu vẫn đang làm tốt đấy.

Khi đầu của bé xuống sâu phía dưới xương chậu, mẹ sẽ có cảm giác nóng và nhức nhối. Cửa âm đạo bắt đầu kéo dãn quanh đầu em bé. Thời điểm này được gọi là “âm đạo mở cực đại” (hay còn gọi là Crowning – Giai đoạn đầu em bé lấp ló ở cổ âm đạo).

Nữ hộ sinh sẽ cho mẹ biết khi nhìn thấy đầu của bé. Nữ hộ sinh có thể yêu cầu mẹ ngừng rặn và tập trung vào nhịp thở. Làm như vậy để mẹ chống lại sự thôi thúc rặn đẻ trong khoảng 2-3 cơn gò để em bé được sinh ra nhẹ nhàng và chậm rãi.

Rặn đẻ theo cách này giúp bảo vệ đáy chậu (khu vực giữa âm đạo và hậu môn).Nữ hộ sinh cũng sử dụng một miếng gạc ấm để hỗ trợ đáy chậu khi em bé chào đời và hỗ trợ đỡ phần đầu của bé trong giai đoạn rặn đẻ.

Đầu của em bé thường được sinh ra đầu tiên, trừ trường hợp thai nhi ở vị trí ngôi mông (ngôi ngược). Vai và phần còn lại của cơ thể bé sẽ xuất hiện ở lần co thắt tiếp theo, thường đi kèm một chút nước ối và đôi khi có cả chút máu.

Khoảng thời gian giữa thời điểm đầu và cơ thể của bé được sinh ra giúp cho nữ hộ sinh kiểm tra xem dây rốn có vòng quanh cổ bé không. Nếu có nữ hộ sinh sẽ phải nới lỏng nó ra nếu cần. Không phải lúc nào nữ hộ sinh cũng có thời gian để làm điều này, vì một số phụ nữ thường đẩy em bé ra ngoài chỉ trong một lần rặn đẻ. Mẹ hãy yên tâm rằng nếu điều đó xảy ra, nữ hộ sinh vẫn có thể nới lỏng dây rốn và đảm bảo rằng bé vẫn an toàn.

Khi con đã chào đời, nữ hộ sinh sẽ quấn cho bé một chiếc khăn khô mềm mại và sau đó nhẹ nhàng đặt bé lên bụng hoặc ngực mẹ. Dây rốn thường đủ dài để mẹ và bé có sự tiếp xúc da kề da sớm trong khi con vẫn còn dính vào nhau thai.

Nữ hộ sinh sẽ dùng một chiếc khăn khô sạch để giữ ấm cho con. Những khoảnh khắc đầu tiên cùng bé thật quý giá. Mẹ có thể ngắm nhìn khuôn mặt của con và đếm những ngón tay và ngón chân nhỏ bé.

Những lưu ý cho mẹ bầu trong giai đoạn chuyển dạ thứ hai 

  • Nếu có một khoảng dừng trong các cơn gò trước giai đoạn rặn đẻ, mẹ hãy cố gắng sử dụng thời gian này để lấy lại sức.
  • Mẹ nên đi tiểu tiện và uống một ngụm nước trong thời gian tạm dừng này, nếu trước đó mẹ chưa kịp đi.
  • Hít thở sâu giữa các lần rặn và đẩy để cả mẹ và bé có thêm nhiều oxy.
  • Mẹ có thể sử dụng tư thế thẳng đứng để giúp giai đoạn chuyển dạ thứ hai diễn ra nhanh hơn, và giảm nguy cơ sinh nở cần có hỗ trợ.
  • Hãy thử các vị trí khác nhau, theo cảm nhận của cơ thể mẹ và lời khuyên của nữ hộ sinh.
  • Nếu mẹ bầu cảm thấy quá mệt mỏi, hoặc phải gây tê ngoài màng cứng và nằm xuống, hãy nằm nghiêng về bên trái và nhờ chồng giữ chân trên cho mình. Điều này sẽ giúp giảm áp lực cho lưng dưới đồng thời giúp mở rộng xương chậu.
  • Nếu mẹ gây tê ngoài màng cứng và không thể cảm nhận sự thôi thúc muốn rặn đẻ, hãy lắng nghe nữ hộ sinh. Cô ấy sẽ cho mẹ biết phải làm gì.
  • Nếu chị em gây tê ngoài màng cứng, nghỉ một lúc trước khi bắt đầu rặn đẻ sẽ giúp giảm nguy cơ sinh cần hỗ trợ.

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo