Trong các giai đoạn chuyển dạ đẻ, mẹ sẽ chảy nhiều máu nhất trong giai đoạn chuyển dạ thứ ba. Thời gian giai đoạn chuyển dạ thứ ba là từ khi mẹ sinh con và kết thúc khi mẹ đẩy nhau thai và túi ối rỗng ra ngoài. Dựa trên sự theo dõi quá trình chuyển dạ của bác sĩ, mẹ sẽ được tư vấn để chọn trải qua giai đoạn chuyển dạ thứ 3 tự nhiên hay xử lý tích cực bằng cách tiêm thuốc. Mời ba mẹ cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây!
Giai đoạn chuyển dạ thứ ba
Giai đoạn chuyển dạ thứ ba sẽ bắt đầu khi con được sinh ra, và kết thúc khi người mẹ đẩy nhau thai và túi nước ối rỗng gắn liền với nhau thai (màng ối) ra ngoài. Việc bị chảy máu trong giai đoạn chuyển dạ này là một điều bình thường.
Sau khi sinh, mẹ thường có một vài phút để nghỉ ngơi và ngắm nhìn em bé trước khi các cơn gò tiếp tục. Các cơn co thắt dễ nhận thấy nhưng yếu hơn so với hai giai đoạn chuyển dạ trước, do tử cung của người mẹ (dạ con) co lại. Mẹ chỉ có thể cảm thấy một vài cơn gò trước khi bắt đầu sổ nhau thai ra ngoài.
Nhau thai gắn liền với màng ối, sẽ bong ra khỏi thành tử cung và rơi xuống đáy tử cung, đi vào âm đạo. Mẹ sẽ cảm thấy thôi thúc muốn rặn thêm một lần nữa khi nhau thai sổ ra.
Mẹ và bé có thể da kề da trong giai đoạn chuyển dạ thứ ba
Nữ hộ sinh thường sẽ tiêm cho mẹ để làm cho tử cung co lại và giúp nhau thai được đẩy ra ngoài nhanh hơn (xử lý tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ). Mẹ sẽ không phải thực hiện bất kỳ động tác đẩy nào, vì ngay khi nhau thai và màng ối tách ra, nữ hộ sinh sẽ nhẹ nhàng kéo ra ngoài. Quá trình này thường mất chưa đến 10 phút.
Sử dụng thuốc tiêm sẽ giúp giảm nguy cơ băng huyết ngày sau khi sinh và nguy cơ thiếu máu sau đó. Nhưng thuốc này cũng có thể gây ra tác dụng phụ như tăng huyết áp, buồn nôn và nôn mửa.
Thuốc tiêm thường được sử dụng cho tất cả phụ nữ nhưng không được khuyên dùng nếu mẹ có các biến chứng nào làm tăng nguy cơ xuất huyết nặng. Mẹ sẽ an toàn hơn khi sử dụng thuốc tiêm nếu có nguy cơ gặp các vấn đề về khả năng co lại của tử cung hoặc khả năng ngừng xuất huyết tự nhiên. Bao gồm các biến chứng trong thai kỳ, chẳng hạn như thiếu máu, đa ối (Polyhydramnios), hoặc trong quá trình chuyển dạ (kích thích chuyển dạ nhân tạo hoặc sinh nở có hỗ trợ)
Nếu thai kỳ và quá trình chuyển dạ của mẹ diễn ra suôn sẻ, mẹ có thể chọn để giai đoạn chuyển dạ thứ ba diễn ra tự nhiên theo sinh lý. Nghĩa là tự đẩy nhau thai ra mà không cần sự trợ giúp của thuốc. Lựa chọn để giai đoạn thứ ba diễn ra tự nhiên trong những trường hợp này sẽ không làm tăng nguy cơ chảy máu nghiêm trọng. Và chuyển dạ tự nhiên chắc chắn sẽ tốt hơn.
Trung bình, giai đoạn thứ ba diễn ra khoảng 10 phút, nhưng một số phụ nữ có thể mất đến một giờ. Nếu mẹ tiếp xúc da-kề-da với em bé hay bắt đầu cho con bú sẽ giúp kích thích các cơn co thắt tiếp tục cho giai đoạn thứ ba. Ngoài ra, việc giữ tư thế thẳng đứng cũng giúp quá trình này diễn ra thuận lợi hơn.
Cho dù lựa chọn chuyển dạ giai đoạn ba theo cách tự nhiên hay có sự hỗ trợ, mẹ vẫn nên đợi vài phút trước khi kẹp dây rốn, để các tế bào gốc và máu chứa oxy có thể truyền từ nhau thai sang cho bé. Kể cả sinh mổ thì mẹ cũng nên làm như vậy.
Điều này có lợi cho em bé, giúp cải thiện mức độ tế bào hồng cầu ngay sau khi sinh và tăng nồng độ sắt lên đến sáu tháng. Đồng thời chống lại sự gia tăng nhẹ nguy cơ vàng da cần điều trị bằng quang trị liệu. Bố của bé hoặc nữ hộ sinh sau đó có thể hỗ trợ cắt dây rốn.
Trong khi tất cả những quy trình này đang diễn ra, mẹ sẽ có thời gian để tiếp xúc da kề da, âu yếm và làm quen với em bé mới sinh của mình.
Sau khi sinh, nữ hộ sinh sẽ kiểm tra nhau thai và màng ối để đảm bảo rằng không còn gì sót lại trong tử cung. Nữ hộ sinh cũng sẽ sờ lên bụng để kiểm tra xem tử cung có bị co thắt không. Điều này giúp ngăn chảy máu từ nơi gắn nhau thai và bắt đầu quá trình tử cung co lại để em được sinh ra.
Các mẹ có thể muốn nhìn xem nhau thai ra sao, vì đó là huyết mạch của em bé trong suốt thai kỳ. Một số cha mẹ sau đó còn muốn sử dụng nhau thai, trong khi những gia đình khác thì muốn nữ hộ sinh hỗ trợ xử lý nó.
Khi giai đoạn thứ ba hoàn tất, mẹ có thể ở trong phòng sinh thêm một thời gian để bắt đầu làm quen với em bé mới sinh của mình.
Những lưu ý cho mẹ bầu trong giai đoạn chuyển dạ thứ ba
- Tiếp xúc da kề da với trẻ. Phương pháp này giúp kích thích oxytocin, một loại hormone giúp làm cho tử cung của mẹ co lại và tách rời nhau thai cùng màng ối.
- Nếu có ý định nuôi con bằng sữa mẹ, hãy cho bé bú càng sớm càng tốt. Bé bú mẹ cũng giúp kích thích oxytocin.
- Mặc dù vẫn đang trong quá trình chuyển dạ, mẹ vẫn có thể nằm xuống và nghỉ ngơi trong giai đoạn chuyển dạ thứ ba. Nữ hộ sinh thậm chí có thể giúp chuẩn bị một ít đồ ăn giàu năng lượng. Mẹ hãy ăn một chút và tận hưởng cảm giác thành công khi đã đưa một thiên thần nhỏ tới thế giới này.
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo