Khi có dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần áp dụng kỹ thuật thở và rặn đẻ khi chuyển dạ để sinh nhanh và bớt đau. Cách thở khi lâm bồn không đơn giản, nhất là khi mẹ rặn đẻ con rạ. Vì vậy mẹ cần tập thở và rặn đẻ trước khi thật sự chuyển dạ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách hít thở khi chuyển dạ tốt nhất và cách tập thở khi chuyển dạ, mời các mẹ tham khảo!
Vai trò của kỹ cách hít thở và rặn đẻ trong chuyển dạ
Cách hít thở đúng khi chuyển dạ có rất nhiều lợi ích. Những nhịp thở sâu giúp chị em cảm thấy thư giãn hơn, giảm nhịp tim, hạ huyết áp và nhận được nhiều oxy hơn. Học cách lấy hơi rặn đẻ cũng giúp mẹ bầu cảm thấy dễ kiểm soát và đối phó với cơn đau của các cơn co thắt.
Hiểu được những điều sẽ xảy ra khi mất kiểm soát hơi thở có thể giúp chị em hiểu tại sao cách hít thở và rặn đẻ lại quan trọng trong quá trình chuyển dạ đến vậy. Khi chúng ta lo lắng hoặc căng thẳng, nhiều người bắt đầu thở nhanh hơn. Nếu chuyển sang trạng thái hoảng loạn, mẹ có nguy cơ thở quá nhanh (thở nhanh hoặc thở quá mức).
Kỹ thuật hít thở khi chuyển dạ rất quan trọng
Tăng thông khí có thể khiến mẹ bầu cảm thấy bản thân không nhận được đủ oxy và trở nên lo lắng. Mẹ cũng có thể cảm thấy xây xẩm đầu óc và mất kiểm soát. Cảm giác tê tê buồn buồn bắt đầu từ các ngón tay và phát triển thành đau tức ngực.
Hít thở nhanh là một phản ứng phổ biến đối với các tình huống rất căng thẳng hoặc đáng sợ. Điều này là bình thường, nhưng nếu kéo dài sẽ khiến cơ thể bị kiệt sức. Chuyển dạ thường là một quá trình khá dài, vì vậy mà việc hít thở rặn đẻ đúng sẽ giúp mẹ bầu duy trì năng lượng và đối mặt với thời khắc vượt cạn tốt hơn.
Cách hít thở nào là tốt nhất cho chuyển dạ?
Điều này phụ thuộc vào giai đoạn chuyển dạ của mẹ bầu:
Chuyển dạ sớm
Trong giai đoạn tiền chuyển dạ và pha tiềm thời, chị em hãy cố gắng thở chậm và nhịp nhàng. Điều này giúp mẹ thư giãn và dễ dàng chịu đựng những cơn gò chuyển dạ đầu tiên.
Khi một cơn gò bắt đầu, mẹ bầu hãy hít vào từ từ bằng mũi, hút không khí vào trong phổi và bụng sâu nhất có thể. Tạm dừng một chút, sau đó thở ra từ từ qua miệng. Khi thở ra, hãy cố gắng thư giãn cơ bắp của mình. Mẹ bầu cũng có thể thử tập trung vào một phần khác nhau của cơ thể với mỗi lần thở ra.
Chuyển dạ tích cực
Càng về sau các cơn co thắt sẽ dần trở nên mạnh và khó chịu hơn. Tại thời điểm này, mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi thở nhanh khi mỗi cơn co thắt đạt tới đỉnh điểm. Hãy hít vào và thở ra qua miệng khoảng một lần mỗi giây, và có thể tạo ra những tiếng động nhỏ "hee" khi thở ra.
Trong khi thở, cố gắng tập trung vào một vật gì đó trong phòng, chẳng hạn như người chồng của mình, một bức tranh, hoặc thậm chí là một vị trí trên tường. Khi cơn co thắt dịu đi, hãy bắt đầu thở chậm lại: hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.
Hướng dẫn cách thở và rặn đẻ khi chuyển dạ
Dưới đây là một số kỹ thuật thư giãn mà chị em phụ nữ có thể thực hành khi mang thai. Nếu mẹ đã được thực hành trước các mẹ sẽ đối mặt với sự đau đớn khi chuyển dạ một cách dễ dàng hơn:
- Hãy nghĩ về thần chú "thư giãn". Từ này có hai âm tiết, "thư" và "giãn". Khi hít vào, hãy nghĩ đến từ "thư" với chính mình, và nghĩ đến từ “giãn” khi thở ra. Cố gắng tập trung toàn bộ sự chú ý vào việc lặp lại từ "thư giãn" cùng lúc với hơi thở của mình. Nếu mẹ bầu cảm thấy đầu óc đang trở nên mơ màng chỉ cần nhẹ nhàng đưa sự chú ý của bản thân trở lại với từ “thư giãn” và hơi thở của mình. Khi thở ra, hãy cố gắng buông bỏ mọi căng thẳng trong cơ thể. Tập trung vào các cơ có thể bị căng lên khi căng thẳng, chẳng hạn như cổ, vai, dạ dày và lưng.
- Thử đếm nhịp thở. Khi hít vào, mẹ bầu có thể đếm chậm tới bốn, hoặc bất cứ con số nào mẹ thích. Khi thở ra, hãy đếm đến một con số cao hơn một chút. Ví dụ, nếu mẹ đếm đến bốn khi hít vào thì hãy đếm tới sáu khi thở ra.
- Hãy thử hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Hít sâu qua mũi, sau đó nhẹ nhàng thở không khí từ từ ra khỏi miệng. Chị em cũng có thể tạo ra âm thanh khi thở ra, chẳng hạn như “hoooooooh”. Khi đã thở ra, tạm dừng một lát cho đến khi cơ thể tự nhiên cảm thấy muốn hít vào bằng mũi một lần nữa.
Mẹ bầu có thể luyện tập những kỹ thuật này bất cứ khi nào, có thể là lúc cảm thấy căng thẳng hoặc đau đầu. Một cách khác để thực hành các kỹ thuật thở là thử tập yoga khi mang thai, những kỹ thuật này cũng có thể giúp thư giãn khi chuyển dạ.
Không bao giờ là quá muộn để áp dụng các kỹ thuật hít thở. Nữ hộ sinh cũng có thể giúp mẹ sử dụng các kỹ thuật thở trong phòng sinh cho dù mẹ chưa từng thực hành trước đây.
Bố nên hỗ trợ mẹ bầu hít thở chuyển dạ như thế nào?
Khi có những cơn gò mạnh mẹ bầu sẽ khó lấy hơi nhịp nhàng và thư giãn. Lúc đó mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi và quá trình chuyển dạ dường như dài vô tận. Đây chính là thời điểm cần có sự hỗ trợ từ bố. Bố sẽ giúp mẹ giữ nhịp thở ổn định bằng cách cùng thở với mẹ.
Mẹ hãy nhìn vào mắt của bố để được an ủi. Bố hãy nắm lấy tay mẹ hoặc nắm chắc lấy vai mẹ và để mẹ dựa vào một cách thật nhẹ nhàng. Sau đó, mẹ sẽ nương theo nhịp thở của bố để hít vào thở ra một cách nhẹ nhàng. Hai vợ chồng có thể tập kỹ năng thở cùng nhau trước khi mẹ chuyển dạ. Như vậy vào thời khắc quan trọng mẹ sẽ bình tĩnh hơn.
Nhiều ba mẹ cảm thấy khá ngượng khi bắt đầu áp dụng kỹ thuật này. Tuy nhiên đây là một kỹ thuật thực sự hữu ích trong quá trình chuyển dạ. Đặc biệt là khi mẹ nghĩ rằng bản thân không thể tiếp tục được nữa thì khuôn mặt và nhịp thở của bố sẽ là động lực để mẹ cố gắng.
Cách hít thở và rặn đẻ trong giai đoạn vượt cạn
Trong giai đoạn chuyển dạ thứ hai, mẹ bầu sẽ đẩy em bé ra. Hãy làm theo sự thúc giục của bản thân và rặn theo mỗi cơn gò càng nhiều lần càng tốt.
Khi mẹ cảm thấy thôi thúc muốn rặn đẻ, hãy nghe theo sự hướng dẫn bởi sức mạnh của các cơn gò và hít thở bằng bất kỳ cách nào thoải mái nhất.
Mẹ bầu sẽ muốn hít một hơi thật sâu khi bắt đầu mỗi cơn co thắt. Sau đó, mẹ giữ hơi thở lại hoặc để không khí thoát ra từ từ qua miệng trong lúc chịu đựng sự đau đớn của cơn gò. Nhiều bà bầu cũng cảm thấy thoải mái hơn khi càu nhàu hoặc kêu lên khi thở ra.
Trong một số trường hợp, mẹ bầu bị kích thích rặn em bé ra trước khi cổ tử cung giãn ra hoàn toàn. Tùy thuộc vào mức độ giãn nở, nữ hộ sinh có thể yêu cầu mẹ không được rặn đẻ. Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu mẹ tránh rặn một lát khi đầu của em bé bắt đầu xuất hiện (đỉnh đầu). Điều này giúp cơ thể mẹ có thời gian thích nghi và giảm nguy cơ bị rách tầng sinh môn.
Đôi khi, việc kiềm chế cơn rặn đẻ rất khó. Nếu nữ hộ sinh yêu cầu không được rặn thì kỹ thuật hít thở theo nhịp nhỏ và nhanh (thở hổn hển) sẽ có ích cho mẹ trong trường hợp này.
Thực hành nhiều kỹ thuật thở khác nhau trong khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu có các phương án khác nhau để lựa chọn khi chuyển dạ. Hãy lắng nghe cơ thể của mình và tìm ra kỹ thuật phù hợp nhất. Mẹ hãy yên tâm vượt cạn vì bố và các nữ y tá, hộ sinh sẽ hỗ trợ mẹ hết sức có thể.
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo