Các kỹ thuật giảm đau trong chuyển dạ, giảm đau khi đẻ thường

đăng bởi

Tuy ngưỡng chịu đau của mỗi người là khác nhau, có người chịu đau rất giỏi nhưng có những người chỉ sứt tay, va đập một chút đã cảm thấy đau thấu trời xanh nhưng ai cũng phải công nhận rằng, đau đẻ là cơn đau dữ dội và kinh khủng nhất, chẳng thế mà các cụ ngày xưa đã có câu “không gì đau bằng đau đẻ”.

 

Các kỹ thuật giảm đau sẽ giúp mẹ chuyển dạ sinh con yêu nhẹ nhàng hơn.

Trên thực tế, khoa học đã chứng minh, ngưỡng chịu đau tối đa của cơ thể con người là 45 đơn vị đau, thế nhưng khi phụ nữ đẻ thường thì các chị em có thể sẽ phải chịu đựng cơn đau lên tới 57 đơn vị đau - được ví như cảm giác đau khi gãy 20 chiếc xương sườn cùng một lúc.

Những cơn đau đẻ có thể khiến mẹ mệt mỏi, nhanh mất sức hay thậm chí đau đến mức ngất lịm đi, vì thế nên một số kỹ thuật giảm đau có thể sẽ giúp mẹ chuyển dạ nhẹ nhàng và an toàn hơn. Mời mẹ tìm hiểu về các kỹ thuật đó trong bài viết hôm nay cùng POH nhé!

 

Giảm đau tự nhiên trong chuyển dạ

Cách làm giảm cơn đau đẻ hiệu quả mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay từ khi giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển dạ đó là chườm ấm và thư giãn. 

Chườm ấm sẽ giúp mẹ giảm đau cơ và căng cơ, các bố có thể bọc một chai nước ấm trong khăn bông và chườm nhẹ nhàng giúp mẹ lên các vị trí mà mẹ đau.

Chườm ấm vào lưng là một cách giảm đau lưng khi chuyển dạ cho mẹ bầu. Bố có thể kết hợp chườm ấm và massage vùng lưng để giúp cơ bắp ở vị trí này của mẹ được thư giãn, giúp mẹ giảm đau và dưỡng sức cho các giai đoạn chuyển dạ sắp tới.


Một số tư thế với bóng yoga có thể giúp mẹ giảm đau và đồng thời kích thích cổ tử cung mở nhanh hơn trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ.

Nếu bố muốn áp dụng cách thư giãn để giảm đau cho bà bầu thì bố hãy bật sẵn một số bản nhạc mà mẹ yêu thích, để mẹ dựa vào người bố và cùng mẹ đung đưa nhẹ nhàng theo điệu nhạc. 

Bố cũng đừng quên xoa xoa lưng và động viên mẹ bằng những lời yêu thương hay vài câu nói đùa nhẹ nhàng nhé.

Tìm hiểu về cách giảm đau trong chuyển dạ trước khi các dấu hiệu chuyển dạ xuất hiện sẽ giúp bố mẹ chủ động cũng như biết cách giảm đau tốt hơn. Bố mẹ có thể tìm hiểu tại các lớp học tiền sản, học hỏi kinh nghiệm từ các mẹ khác hay đọc thông tin từ các nguồn uy tín.

Hoặc bố mẹ có thể tham khảo thêm thông tin về các cách giảm đau tự nhiên trong bài viết Giảm đau tự nhiên trong chuyển dạ của POH nhé!

Khí cười có giúp mẹ bầu giảm đau khi chuyển dạ?

Khí cười là tên thường gọi của khí N2O, nguyên nhân có tên gọi như vậy là vì loại khí này có thể xâm nhập vào hệ thống thần kinh và tạo cho người dùng cảm giác vui vẻ, hạnh phúc, hưng phấn, khiến người dùng giảm nhận thức về các cơn đau.

Vì thế nên khí N2O trong y tế có thể được sử dụng như một phương pháp giảm đau cho người bệnh, trong đó có cả những mẹ bầu đang phải trải qua cơn đau chuyển dạ.

 

Khí N2O màu gì? Khí N2O là chất khí không màu và được sử dụng để giảm đau trong y tế dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên việc cung cấp khí N2O cho mẹ bầu thường không được khuyến khích vì khí này chỉ có thể giảm đau nhẹ và có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình chuyển dạ nếu mẹ sử dụng quá nhiều.

Mẹ bầu thường được khuyến khích giảm đau khi đẻ bằng các cách an toàn hơn như tập hít thở, đi bộ nhẹ nhàng, chườm ấm hoặc massage. 

Trong trường hợp mẹ không thể chịu đau hơn nữa, các bác sĩ vẫn có thể hỗ trợ mẹ giảm đau bằng các cách khác nhau mà không cần sử dụng đến khí cười.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời mẹ đọc thêm bài viết Khí cười có giúp mẹ bầu giảm đau khi chuyển dạ?

Gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ

Gây tê ngoài màng cứng giảm đau khi chuyển dạ là biện pháp giảm đau khi sinh thường được các mẹ bầu sử dụng nhiều nhất vì biện pháp này có tác dụng giảm đau mạnh mẽ ở các bộ phận chịu lực nhiều nhất  giúp mẹ không còn cảm thấy đau và luôn tỉnh táo trong suốt quá trình chuyển dạ.

Kỹ thuật giảm đau này được thực hiện bằng cách đưa thuốc gây tê vào cơ thể mẹ qua một ống thông được luồn vào lưng dưới của mẹ bằng một cây kim chuyên dụng. 

Sau khi luồn được ống thông, bác sĩ sẽ rút cây kim ra và dán cố định ống thông để thường xuyên cung cấp thuốc gây tê cho mẹ khi mẹ sinh con.

Thực hiện gây tê ngoài màng cứng có đau không? Khi nghe đến việc luồn kim và một đoạn ống thông vào người, nhiều mẹ có thể sẽ nghĩ rằng cảm giác lúc ấy chắc hẳn sẽ rất đau đớn. 

Nhưng các mẹ đã từng trải qua thì lại cho rằng, cảm giác đau này không thấm tháp gì so với đau đẻ nên có khi mẹ còn chẳng cảm nhận được cơn đau khi bác sĩ thực hiện gây tê màng cứng.
 

Gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật giảm đau thường được áp dụng với các mẹ sinh thường.

Bác sĩ cũng sẽ kiểm soát được liều giảm đau ngoài màng cứng nên nếu mẹ vẫn còn cảm giác đau khi đã được gây tê thì mẹ có thể nói với bác sĩ để bác sĩ có thể điều chỉnh lại liều lượng thuốc cũng như theo dõi mức độ ảnh hưởng của thuốc đối với việc giảm đau cho mẹ.

 Vậy có nên gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường hay không? Dù đây là phương pháp giảm đau phổ biến trong sản khoa nhưng không phải mẹ nào cũng phù hợp và đủ điều kiện để thực hiện. 

Những mẹ dị ứng với thuốc mê, nhiễm trùng máu, huyết áp thấp,... hoặc có một số vấn đề sức khỏe khác sẽ phải lựa chọn phương pháp giảm đau khác khi sinh nở.

Các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn để tìm hiểu và lựa chọn phương pháp giảm đau an toàn và phù hợp nhất với mình.

Mời mẹ tham khảo thêm thông tin về gây tê ngoài màng cứng trong bài viết Gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ.

Meptazinol giúp giảm đau khi chuyển dạ như thế nào?

Nếu các cách làm giảm cơn đau đẻ tự nhiên như đi lại, massage, chườm nóng,... không có tác dụng, mẹ có thể sẽ được sử dụng các loại thuốc giảm đau dưới sự chỉ định và giám sát chặt chẽ của bác sĩ.

Thuốc giảm đau khi chuyển dạ thường là các loại thuốc chứa opioids, ví dụ như Meptid (Meptazinol), Pethidine hay Diamorphine. 

Các loại thuốc này có thể sẽ được tiêm vào bắp đùi để giúp mẹ giảm đau, nhờ vậy mà mẹ có thể cảm thấy khỏe mạnh, thoải mái và thư giãn hơn trong các giai đoạn chuyển dạ tiếp theo.

 

Mẹ có thể lựa chọn tiêm thuốc giảm đau nếu không thể chịu đựng được cơn đau khi chuyển dạ.

Trong số các loại thuốc này thì Meptid (Meptazinol) là thuốc có tác dụng giảm đau yếu hơn hai loại còn lại. Mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để cân nhắc và lựa chọn loại thuốc giảm đau phù hợp và an toàn với sức khỏe của cả hai mẹ con.

Mời mẹ tìm hiểu thêm: Tổng quan về thuốc giảm đau dùng trong chuyển dạ

Pethidine – thuốc giảm đau trong chuyển dạ

Pethidine là thuốc được dùng để giảm đau trong chuyển dạ hoặc trong các phẫu thuật khác với mức độ đau từ vừa đến nặng. 

Nếu sử dụng thuốc này để giảm đau, mẹ bầu thường sẽ được tiêm vào giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển dạ, đó là giai đoạn cổ tử cung của mẹ đang từ từ giãn nở.

 

Bất kỳ loại thuốc nào mẹ bầu tiêm vào người cũng nên tuân theo sự chỉ định và giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc giảm đau cho bà bầu này có thể mang đến cho mẹ rất nhiều lợi ích, ví dụ như giảm đau, thư giãn, giữ sức cho quá trình rặn đẻ tiếp theo. 

Tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà mẹ nên cân nhắc thật kĩ, ví dụ như thuốc có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến hô hấp của thai nhi.

Để hiểu rõ hơn về loại thuốc giảm đau này cũng như ưu, nhược điểm của nó, mời mẹ đọc thêm tại bài viết Pethidine - thuốc giảm đau trong chuyển dạ của POH nhé!

Diamorphine – thuốc giảm đau trong chuyển dạ

Diamorphine là một loại thuốc giảm đau có thể gây nghiện, tuy nhiên nếu được sử dụng để giảm đau cho mẹ bầu khi chuyển dạ dưới sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa thì mẹ sẽ không bị phụ thuộc vào thuốc và nghiện thuốc.

Cùng giống như Diamorphine, Morphine cũng là một loại thuốc có thể gây nghiện được sử dụng trong y khoa với mục đích giảm đau. 

So với Morphine thì Diamorphine có thể hòa tan nhiều chất béo trong cơ thể hơn, do đó cùng một liều lượng thì thuốc này có tác dụng giảm đau tốt hơn nếu được tiêm cho sản phụ.

 

Các loại thuốc giảm đau mẹ sử dụng khi chuyển dạ có thể có tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của con, vì thế mẹ nên cân nhắc và lựa chọn thật kĩ.

Cả hai loại thuốc này đều có những lợi ích, rủi ro nhất định và mẹ chỉ nên sử dụng khi có chỉ định và giám sát của bác sĩ tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín.

Mời mẹ đọc thêm thông tin tại bài viết Diamorphine - thuốc giảm đau trong chuyển dạ.

Gây tê tủy sống trong chuyển dạ

Các mẹ sẽ không được gây tê tủy sống khi sinh thường mà đây thường là kỹ thuật giảm đau trong phẫu thuật sinh mổ, các mẹ sinh thường có thể được giảm đau bằng cách dùng các loại thuốc giảm đau hoặc gây tê ngoài màng cứng.

Các bác sĩ sẽ thực hiện gây tê tủy sống cho mẹ bằng cách tiêm thuốc tê trực tiếp vào vùng khoang dưới màng nhện, gần tủy sống của mẹ bầu. Mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận được tác dụng của thuốc sau khoảng 5 phút và phần thân dưới của mẹ có thể sẽ mất cảm giác trong vài giờ. 

Vậy gây tê tủy sống có đau không? Mũi tiêm được sử dụng để tiêm thuốc tê vào tủy sống của mẹ là mũi tiêm chuyên dụng rất mảnh, mẹ có thể sẽ chỉ thấy hơi nhói một chút mà thôi. 

Trong khi bác sĩ tiêm thuốc thì mẹ nên giữ yên tư thế, không tự ý di chuyển và thực hiện đúng chỉ dẫn của các bác sĩ.

Sau khi tiêm mũi tiêm gây tê tủy sống, toàn bộ phần thân dưới của mẹ sẽ mất cảm giác trong khoảng vài tiếng.

Sau khi thuốc tê hết tác dụng, mẹ sẽ lấy lại được cảm giác ở vùng thân dưới và cơ thể mẹ có thể sẽ xuất hiện một số biểu hiện do tác dụng phụ của thuốc tê gây ra, ví dụ như buồn nôn, nôn, nhức đầu hoặc ngứa râm ran toàn thân.

Nhiều mẹ còn cho rằng gây tê tủy sống gây đau lưng nhưng thực tế, tình trạng đau lưng có thể gặp ở hầu hết các mẹ mang thai và sinh con. Vì thế rất khó có thể khẳng định đây là tác dụng phụ của kỹ thuật gây tê tủy sống khi sinh mổ.

Việc chăm sóc bệnh nhân sau gây tê tủy sống cần được gia đình đặc biệt chú ý vì các mẹ sinh mổ bị mất rất nhiều máu và phải chịu tác dụng lâu dài của thuốc tê nên mẹ rất yếu, khó có thể di chuyển và cần nhiều thời gian để hồi phục sức khỏe sau khi sinh con.

Mẹ có thể tìm hiểu thêm về ưu nhược điểm của gây tê tủy sống cũng như các thông tin quan trọng khác về kỹ thuật giảm đau này trong bài viết Gây tê tủy sống trong chuyển dạ của POH.

Máy TENS giúp giảm đau khi chuyển dạ

TENS là gì? TENS là chữ viết tắt của cụm từ Transcutaneous Electrical Nerve Stimulation, nghĩa là kích thích thần kinh bằng dòng điện qua da. Đây là một phương pháp giảm đau không dùng thuốc và chỉ nên được sử dụng nếu có chỉ định của bác sĩ.

Phương pháp kích thích thần kinh bằng dòng điện xuyên qua da có thể được sử dụng để giảm đau cho mẹ bầu trong quá trình chuyển dạ. 

Các xung điện sẽ giúp mẹ giảm đau bằng cách tác động trực tiếp đến các dây thần kinh ở vùng bị đau và ngăn chặn các dây thần kinh này truyền tín hiệu đau đến não.

 

Máy TENS có thể giúp mẹ giảm đau khi chuyển dạ bằng cách truyền xung điện xuyên qua da.

Ngoài ra, nó còn giúp cơ thể tăng sinh hormone endorphin - liều thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể, giúp mẹ cảm thấy hưng phấn, giảm đau và cải thiện tâm trạng tốt hơn.

Vậy khi nào bắt đầu sử dụng máy TENS khi chuyển dạ? 

Mẹ có thể sử dụng máy TENS ngay từ khi bắt đầu chuyển dạ, cảm nhận được các cơn đau và cơn co thắt. Nếu phương pháp này không thể giúp mẹ giảm đau, mẹ nên trao đổi với bác sĩ để có thể lựa chọn các biện pháp giảm đau mạnh hơn.

Mời mẹ tiếp tục tìm hiểu thêm thông tin về phương pháp giảm đau này tại bài viết Máy TENS giúp giảm đau khi chuyển dạ.

Các liệu pháp bổ sung giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng hơn

Ngoài các cách giảm đau cho bà bầu khi chuyển dạ nói trên, mẹ có thể tham khảo thêm một số liệu pháp khác như châm cứu, bấm huyệt hay sử dụng tinh dầu,... 

 

Massage vùng lưng dưới cho mẹ bầu là cách giảm đau lưng khi chuyển dạ rất hiệu quả.

Mẹ cũng có thể kết hợp 2 hay nhiều cách làm giảm cơn đau đẻ một lúc, ví dụ như sử dụng tinh dầu kèm với massage, miễn là cách đó khiến mẹ giảm đau và an toàn cho sức khỏe của cả hai mẹ con.

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thực hiện các liệu pháp này, vì thế mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định nhé.

Thông tin về một số cách giảm đau khác đã được POH tổng hợp và gửi đến mẹ trong bài viết Các liệu pháp bổ sung giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng hơn, mời mẹ đọc thêm nhé!

Ba mẹ giúp con yêu ăn no ngủ đủ như thế nào?

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?

Hiểu được điều này, giảng viên Hachun Lyonnet đã xây dựng POH EASY ONE - chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 19 tuần trên nền tảng App của POH. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé.

POH EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.

Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.

Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)

Với gói cao cấp, bạn sẽ được trực tiếp chị Hachun chat hoặc gọi điện qua messenger, hỗ trợ bạn thành công trong 19 tuần đầu tiên (100% thành công)

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti