Tầm quan trọng của người chồng khi vợ chuyển dạ và sinh con

đăng bởi

Trong suốt quá trình chuyển dạ, mẹ phải chịu rất nhiều cơn đau đớn, vất vả để có thể sinh con thật khỏe mạnh và an toàn, vai trò của mẹ trong việc này là điều không thể bàn cãi.

Thế nhưng vào thời khắc quyết định đó, có lẽ mẹ sẽ còn phải trải qua nhiều khó khăn hơn nếu thiếu đi sự đồng hành quan trọng của bố.
 

Có bố bên cạnh sẽ giúp mẹ an tâm và thoải mái hơn khi chuyển dạ sinh con.

Lúc này bố không chỉ đơn giản là một người thân mà còn là chỗ dựa tinh thần vững chắc và nguồn động viên tích cực đồng hành cùng mẹ trong suốt quá trình chuyển dạ vất vả. 

Vì thế bố đừng nghĩ rằng sinh con là việc của một mình mẹ mà hãy tìm hiểu thông tin để có thể hỗ trợ, giúp đỡ, san sẻ gánh nặng cùng mẹ trong bài viết dưới đây cùng POH nhé!

Người bạn đời cần làm gì khi vợ chuyển dạ

Nếu các bố không biết chồng nên làm gì khi vợ chuyển dạ thì đơn giản nhất là hãy ở bên cạnh động viên và giúp đỡ vợ bất kì chuyện gì mà cô ấy yêu cầu vào lúc đó. Ngay cả khi bố không làm gì thì sự hiện diện của bố cũng đã có thể giúp mẹ cảm thấy yên tâm và đỡ căng thẳng phần nào rồi.

Trong trường hợp bố mẹ quyết định sinh thường thì bố nên tìm hiểu chồng làm gì khi vợ sinh để giúp mẹ sinh con dễ dàng và bớt đau đớn hơn.

Trong giai đoạn mẹ đang giãn nở cổ tử cung, bố có thể dìu mẹ đi lại nhẹ nhàng, massage lưng và trò chuyện để mẹ cảm thấy thoải mái hơn.

Đối với các bố đang loay hoay không biết làm gì khi vợ sinh mổ thì POH khuyên các bố nên tìm hiểu kĩ các bước mà bác sĩ sẽ thực hiện khi mổ lấy con cho mẹ để chuẩn bị tinh thần thật tốt khi đồng hành cùng mẹ trong phòng mổ. 

 

Nếu có thể, bố nên vào phòng sinh và động viên mẹ trong suốt quá trình sinh con.

Bên cạnh đó, các bố cũng nên đọc thêm và cùng mẹ bàn bạc trước các phương án giải quyết cho các nguy cơ có thể xảy ra trong khi mẹ chuyển dạ vì trong nhiều trường hợp, bố chính là người đại diện, thay mẹ quyết định những việc này.

Đôi khi, chính mẹ cũng quên mất khi chuyển dạ nên làm gì vì lúc đó tinh thần và trí nhớ của mẹ có thể bị hỗn loạn. Trong lúc này, bố nên giữ bình tĩnh và giải thích, gợi ý cho mẹ các việc nên làm cũng như an ủi, động viên trong suốt quá trình chuyển dạ.

Còn rất nhiều điều bố có thể làm để hỗ trợ mẹ trong thời khắc quan trọng này đang chờ bố khám phá tại bài viết Người bạn đời cần làm gì khi vợ chuyển dạ.

Dành cho các ông chồng: 10 cách để trở thành người bạn đời hoàn hảo khi vợ chuyển dạ

Không chỉ các mẹ mới cần chuẩn bị tâm lý trước khi sinh mà các bố cũng không nên lơ là và chủ quan về vấn đề này. Có những bố thậm chí còn run sợ hơn cả vợ và không thể trấn an người bạn đời của mình khi nhìn thấy vợ vỡ ối hoặc mất máu quá nhiều trong khi sinh con.

Bố có thể tìm hiểu xem mình nên làm gì khi vợ đau đẻ và thông tin cần thiết về quá trình chuyển dạ của vợ nếu bố cùng mẹ đến các lớp học tiền sản trong thai kỳ. 

Các lớp học này thường được tổ chức miễn phí và chỉ kéo dài trong vòng một buổi sáng hoặc chiều, vì thế bố nên sắp xếp công việc để có thể đăng ký và tham gia cùng mẹ. 

 

Bố nên thường xuyên ở bên cạnh và hỗ trợ bất cứ khi nào mẹ cần.

Một trong số những kinh nghiệm đưa vợ đi đẻ hay được các bố chia sẻ với nhau nhất đó là nên ở bên mẹ 24/24 từ khi mẹ đau đẻ cho đến khi mẹ sinh con an toàn. Nếu có thể thì bố nên đi cùng mẹ ngay cả khi mẹ đi vệ sinh và trong suốt thời gian mẹ sinh con trong phòng sinh.

Nếu bố không được vào phòng sinh cùng mẹ thì trong khi chờ vợ sinh, bố nên túc trực ở bên ngoài phòng sinh chứ không nên đi ra ngoài bệnh viện vì bác sĩ có thể sẽ cần tham khảo ý kiến người nhà nếu có vấn đề bất ngờ phát sinh trong quá trình chuyển dạ của mẹ.

Ngoài việc mang đầy đủ đồ dùng cho hai mẹ con khi nhập viện, bố cũng đừng quên chuẩn bị một số đồ dùng cá nhân của mình để vệ sinh cá nhân khi chăm sóc hai mẹ con ở trong bệnh viện nhé.

Mời bố tìm hiểu thêm một số cách giúp đỡ mẹ khi sinh con tại bài viết Dành cho các ông chồng: 10 cách để trở thành người bạn đời hoàn hảo khi vợ chuyển dạ.

Giúp vợ đưa ra những quyết định quan trọng trong chuyển dạ

Khi tìm hiểu về việc chồng nên làm gì khi vợ chuyển dạ thì nhiệm vụ đưa ra những quyết định quan trọng trong khi vợ chuyển dạ là nhiệm vụ được nhiều bố nhận xét là khó khăn nhất vì quyết định của bố có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của cả mẹ và con.

Vì thế bố và mẹ nên xem xét tình trạng sức khỏe của hai mẹ con và cùng nhau thống nhất, lựa chọn trước các phương án thay thế trước khi ngày dự sinh gần kề. Nếu bố sợ quên thì bố có thể ghi lại vào phần ghi chú trong điện thoại để có thể xem lại bất kì khi nào cần thiết.

 

Có thể bố sẽ phải thay mẹ đưa ra một số quyết định quan trọng.

Đối với những ông chồng vào phòng đẻ với vợ, bên cạnh việc ghi nhớ thông tin để có thể giúp vợ đưa ra những quyết định quan trọng trong khi chuyển dạ thì bố còn nên chuẩn bị sẵn tinh thần để có thể chịu đựng nếu mẹ quá đau mà cào cấu hay giật tóc bố. 

Và dù đau đớn đến đâu thì bố cũng đừng quên thủ thỉ những lời yêu thương và động viên để tiếp thêm sức mạnh cho mẹ nhé.

Làm thế nào để có thể thực hiện nhiệm vụ khó khăn này một cách tốt đẹp nhất, mời bố tham khảo thêm thông tin tại bài viết Giúp vợ đưa ra những quyết định quan trọng trong chuyển dạ.

Các ông chồng cần biết những gì về phương pháp giảm đau trong chuyển dạ

Các tư thế giảm đau khi chuyển dạ

Mẹ có thể sẽ cảm thấy đỡ đau đớn hơn khi thực hiện một vài tư thế khi chuyển dạ. Và để có thể thực hiện các tư thế này thì mẹ rất cần sự giúp đỡ và hỗ trợ từ bố.

Một số tư thế mà bố có thể giúp mẹ hoạt động để giúp mẹ giảm đau trong quá trình chuyển dạ là:

  • Đứng thẳng để mẹ có thể tựa vào người, để hai tay của mẹ vòng qua cổ bố còn tay bố giúp mẹ massage vùng lưng dưới.
  • Cũng đứng tư thế như vậy và cùng mẹ lắc lư nhẹ nhàng.
  • Để mẹ ngồi gác chân lên ghế.
  • Massage lưng khi mẹ đang quỳ ôm bóng sinh.

 

Bố có thể trở thành điểm tựa cho mẹ dựa vào để giảm bớt cảm giác đau khi chuyển dạ.

Cách thở giảm đau khi chuyển dạ

Hít thở sâu là cách làm giảm cơn đau đẻ và giúp mẹ thư giãn rất hiệu quả. Mỗi khi cơn co thắt xuất hiện, bố hãy giúp mẹ giữ nhịp thở sâu và ổn định bằng cách ngồi hoặc đứng đối mặt với mẹ, nhắc mẹ hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng theo nhịp thở của bố. 

Trong khi cùng mẹ hít thở, bàn tay bố có thể massage vai, lưng cho mẹ, vuốt má mẹ hoặc làm bất cứ điều gì có thể giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn.

Gây tê trong sản khoa

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ là hai kỹ thuật gây tê thường được sử dụng để giúp mẹ giảm đau khi sinh con. 

Gây tê tủy sống được áp dụng đối với các mẹ sinh mổ và khi được gây tê, toàn bộ phần thân dưới của mẹ sẽ mất cảm giác nên mẹ không hề cảm nhận được cơn đau khi bác sĩ mổ lấy con.

Sau khi sinh con vài giờ, thuốc tê hết tác dụng thì mẹ mới cảm thấy những cơn đau vết mổ và đau dạ con dồn dập.

 

Bố cũng đừng quên tìm hiểu kiến thức về nuôi dạy trẻ sơ sinh để có thể cùng mẹ chăm sóc con thật tốt nhé.

Thế nhưng sau khi sinh mổ, mẹ lại được bác sĩ khuyến cáo là nên tập đi lại càng sớm càng tốt. Vì thế bố nên ở bên cạnh để dìu mẹ tập đi cũng như động viên mẹ để mẹ bớt cảm giác đau đớn do vết thương gây ra.

Nhiều mẹ sinh thường chọn gây tê ngoài màng cứng để giảm bớt cảm giác đau do các cơn co thắt gây ra và giữ sức tốt hơn cho quá trình rặn đẻ sinh con. Nhưng sau khi tiêm thuốc tê, mẹ có thể sẽ cảm thấy buồn nôn, chóng mặt hay khó thở, vì thế bố nên chú ý quan sát biểu hiện của mẹ để có thể hỗ trợ mẹ kịp thời.

Mời bố tìm hiểu thêm thông tin về các phương pháp giảm đau khác trong bài viết Các ông chồng cần biết những gì về phương pháp giảm đau trong chuyển dạ.

Ba mẹ giúp con yêu ăn no ngủ đủ như thế nào?

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?

Hiểu được điều này, chuyên gia Hachun Lyonnet đã xây dựng  EASY ONE_chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 19 tuần trên nền tảng App của POH. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé.

EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.

Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.

Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)

Với gói cao cấp, bạn sẽ được trực tiếp chị Hachun chat hoặc gọi điện qua messenger, hỗ trợ bạn thành công trong 19 tuần đầu tiên (100% thành công)