Quá trình chuyển dạ, sinh nở và các mẹo để mẹ tròn con vuông

đăng bởi

Các cụ ngày xưa thường ví “chửa đẻ như cửa mả”, có nghĩa là khi phụ nữ mang thai và chuyển dạ sẽ có rất nhiều điều có thể xảy ra gây nguy hiểm cho sức khỏe của hai mẹ con, nhất là trong quá trình chuyển dạ.

 

Tìm hiểu về các thông tin cần thiết trước khi sinh sẽ giúp mẹ tự tin và chủ động hơn khi chuyển dạ.

Đối với các mẹ sắp sinh nở thì những tai biến bất ngờ trong quá trình chuyển dạ hoặc sau khi sinh con cũng là điều khiến mẹ lo lắng và sợ hãi nhiều nhất. 

Để giúp mẹ vững tin hơn và hiểu hơn về quá trình chuyển dạ, sinh nở sắp tới, POH mời mẹ tham khảo các thông tin hữu ích trong bài viết này nhé!

 

Các giai đoạn trong chuyển dạ và sinh nở

Quá trình chuyển dạ bình thường được tính từ lúc mẹ bắt đầu có cơn gò chuyển dạ cho đến khi em bé ra đời và việc sổ rau hoàn tất.

Các giai đoạn chuyển dạ mà mẹ sẽ phải trải qua là giai đoạn tiền chuyển dạ, giai đoạn rặn đẻ và giai đoạn sổ rau. 

Giai đoạn tiền chuyển dạ được tính từ lúc mẹ có cơn gò chuyển dạ đầu tiên đến khi cổ tử cung giãn ra hoàn toàn; tiếp theo giai đoạn rặn đẻ và giai đoạn này kết thúc khi em bé chào đời; sau đó mẹ sẽ kết thúc quá trình chuyển dạ bằng giai đoạn sổ rau.

Các bác sĩ sẽ theo dõi chuyển dạ đẻ thường cho mẹ trong giai đoạn tiền chuyển dạ để biết khi nào mẹ sẵn sàng cho giai đoạn rặn đẻ tiếp theo.

Điều gì sẽ xảy ra trong mỗi giai đoạn chuyển dạ, các mẹo đối phó để mẹ có thể trải qua các giai đoạn một cách nhẹ nhàng nhất và rất nhiều thông tin xung quanh quá trình chuyển dạ được POH chia sẻ đến mẹ trong bài viết Các giai đoạn trong chuyển dạ và sinh nở, mời mẹ đọc thêm nhé!

Các giai đoạn chuyển dạ: giai đoạn 1

Giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển dạ được đánh dấu bắt đầu bởi các cơn gò chuyển dạ. 

Các cơn gò này rất giống với cơn gò sinh lý Braxton Hicks mà mẹ thường gặp trong thai kỳ, vì thế nhiều mẹ không phát hiện ra mình đang bắt đầu chuyển dạ khi dấu hiệu đầu tiên này xuất hiện.

Cách phân biệt gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ như thế nào? Mẹ có thể nhận biết cơn gò của mình là gò chuyển dạ nếu chúng xuất hiện liên tục, có chu kỳ và nhịp điệu rõ ràng. 

Các cơn gò chuyển dạ cũng đau hơn và không biến mất hay bớt đau khi mẹ thay đổi tư thế hay uống nước như cơn gò sinh lý.


Vào giai đoạn đầu, mẹ sẽ phải trải qua những cơn gò tử cung thường xuyên với  cường độ ngày một tăng.

Có lẽ vì thế mà các mẹ còn gọi gò chuyển dạ là các cơn đau khi chuyển dạ. Mẹ có thể cảm nhận được cơn đau ở các mức độ khác nhau trong từng thời điểm của quá trình chuyển dạ, càng về sau thì mức độ đau càng tăng lên.

Cơn đau chuyển dạ kéo dài bao lâu? Những cơn đau chuyển dạ sẽ kéo dài từ lúc mẹ bắt đầu chuyển dạ cho đến khi em bé ra đời. 

Thậm chí sau khi sinh con, vài ngày sau mẹ vẫn phải chịu đựng những cơn đau ở phần bụng dưới do tử cung của mẹ đang co lại và đẩy sản dịch ra ngoài.

Giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển dạ không chỉ có những cơn gò mà còn được chia thành 3 giai đoạn nhỏ hơn với rất nhiều điều quan trọng đang chờ mẹ khám phá tại bài viết Các giai đoạn chuyển dạ: giai đoạn 1.

Các giai đoạn chuyển dạ: giai đoạn 2

Giai đoạn tiếp theo bắt đầu khi cổ tử cung của mẹ giãn nở hoàn toàn và kết thúc khi em bé chào đời. Trong giai đoạn này, công việc quan trọng nhất mẹ phải làm đó là rặn đẻ để đẩy em bé ra ngoài.

Chắc hẳn đọc đến đây thì cách rặn đẻ giúp mẹ đỡ đau và sinh bé yêu trong tích tắc là điều mà mẹ nào cũng mong muốn được biết vì mẹ rặn đẻ càng nhanh, sinh con càng nhanh thì nguy cơ con bị nhiễm khuẩn và suy thai càng giảm.

Nếu mẹ đã tìm hiểu về kỹ thuật thở và rặn đẻ thì mẹ sẽ hiểu tầm quan trọng của chúng trong quá trình chuyển dạ. Thở đúng cách sẽ giúp cung cấp đủ oxy cho cả hai mẹ con, giúp mẹ nhanh lấy lại sức giữa một lần rặn đẻ và có đà để rặn đẻ tốt hơn.

 

Giai đoạn 2 của quá trình chuyển dạ sẽ kết thúc khi em bé chào đời.

Về kỹ thuật rặn đẻ thì mẹ cần lưu ý, không phải mẹ cứ rặn mạnh là con sẽ nhanh chào đời mà nếu mẹ rặn quá mạnh không đúng thời điểm thì không những không giúp ích gì cho việc sinh con mà còn khiến mẹ nhanh mất sức cơ thể mẹ gặp nhiều tổn thương, ví dụ như rách âm đạo hay trĩ,...

Cách rặn đẻ dễ nhất là lắng nghe các cơn gò của mẹ và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu mẹ gây tê màng cứng thì mẹ sẽ không cảm nhận được những cơn gò nữa, lúc ấy các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ thời điểm và thông báo tình trạng của con yêu sau mỗi lần mẹ rặn.

Mẹ rặn đẻ trong bao lâu thì con sẽ chào đời? 

Khoảng thời gian này tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, kỹ thuật rặn và kinh nghiệm của mẹ. Nếu mẹ đã từng sinh thường trước đây thì có thể chỉ cần rặn đẻ 10 phút là con đã chào đời, những mẹ sinh con lần đầu có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Mời mẹ tìm hiểu chi tiết về giai đoạn 2 của quá trình chuyển dạ cũng như các lời khuyên cực kỳ hữu ích để giúp mẹ chuyển dạ dễ dàng hơn trong bài viết Các giai đoạn chuyển dạ: giai đoạn 2.

Các giai đoạn chuyển dạ: giai đoạn 3

Giai đoạn cuối cùng của quá trình chuyển dạ là giai đoạn 3 - giai đoạn sổ rau. Sau khi em bé chào đời, mẹ sẽ được nghỉ ngơi một lúc trước khi giai đoạn này bắt đầu. 

Cơ chế bong rau hiểu đơn giản là khi em bé chào đời thì bánh rau cũng đã hoàn thành nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng nuôi thai nhi và tử cung co bóp nên bánh rau dần bong ra khỏi thành tử cung và được đưa ra ngoài.

Tùy vào tình trạng sức khỏe và lựa chọn của mẹ mà mẹ có thể sẽ sổ rau tự động, sổ rau tự nhiên, sổ nhau tích cực hay được bóc rau nhân tạo.

Trong 3 cách sổ rau thai này thì sổ rau tự động là cách diễn ra hoàn toàn tự nhiên, không có sự tác động của yếu tố bên ngoài, bánh rau tự bong ra và được đẩy ra ngoài nhờ sự co bóp của tử cung và sức rặn của mẹ, sau đó tử cung của mẹ dần co lại. 

 

Thực hiện da kề da ngay sau khi sinh con sẽ giúp quá trình sổ nhau của mẹ diễn ra thuận lợi hơn.

Sổ rau tự nhiên khác ở chỗ là khi bánh rau bong ra thì bác sĩ đỡ đẻ sẽ chủ động lấy hết bánh nhau ra khỏi tử cung của mẹ. Cách này giảm nguy cơ sót rau, sót màng cho mẹ bầu.

Sổ nhau tích cực có sự tác động của thuốc gò tử cung và kéo dây rốn có kiểm soát để giảm tình trạng mất máu sau sinh cũng như rút ngắn thời gian của giai đoạn sổ rau.

Còn bóc rau nhân tạo là cách được áp dụng nếu sau khoảng 30 phút mà nhau thai không tự bong ra. Lúc đó bác sĩ sẽ cần phải đưa tay vào buồng tử cung của mẹ để thực hiện bóc bánh rau và lấy hết màng rau, bánh rau ra ngoài. 

Sau đó mẹ sẽ được kiểm soát tử cung để ngăn ngừa tình trạng mất máu sau sinh.

Mời mẹ tìm hiểu thêm về giai đoạn cuối cùng của quá trình chuyển dạ trong bài viết Các giai đoạn chuyển dạ: giai đoạn 3.

Chuyển dạ trong bao lâu? 

Trong tất cả các giai đoạn đau đẻ thì giai đoạn sổ rau thường là giai đoạn diễn ra nhanh nhất, thường thì chỉ mất từ 5-10 phút và giai đoạn lâu nhất là giai đoạn tiền chuyển dạ. 

Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa và kinh nghiệm sinh đẻ của mẹ, nếu mẹ đã từng sinh thường trước đây thì lần sinh này có thể sẽ diễn ra nhanh chóng hơn, nhưng nếu mẹ sinh con lần đầu thì quá trình chuyển dạ của mẹ có thể kéo dài từ 10 đến 20 tiếng.

Dấu hiệu chuyển dạ

Mẹ có thể cảm nhận được dấu hiệu chuyển dạ trước 2 tuần hoặc thậm chí là 1 tháng trước ngày dự sinh. Dấu hiệu mẹ có thể nhận biết sớm nhất là bụng bầu dần tụt xuống thấp và các cơn gò sinh lý xuất hiện với tần suất thường xuyên hơn giai đoạn trước.

Các mẹ thường cảm nhận được dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con rạ sớm và dễ dàng hơn so với lần sinh con so đầu tiên. Tuy nhiên mẹ cũng có thể dễ bị nhầm lẫn giữa các dấu hiệu chuyển dạ thật và dấu hiệu chuyển dạ giả vì cơn gò sinh lý Braxton Hicks và cơn gò chuyển dạ có biểu hiện rất giống nhau.

 

Cơn gò chuyển dạ đau đớn thường là dấu hiệu chuyển dạ đầu tiên mà mẹ phải trải qua.

Vì vậy mẹ nên để ý đến 5 dấu hiệu chuyển dạ bên cạnh các cơn gò. Đó là đau thắt lưng, vùng chậu dữ dội, dịch âm đạo thay đổi, bong nút nhầy, rỉ ối hoặc thậm chí là vỡ ối.

Khi cảm nhận được dấu hiệu chuyển dạ tuần 39 hoặc sớm hơn ngày dự sinh, mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức vì mẹ rất có thể sẽ chuyển dạ sớm ngay sau khi các dấu hiệu chuyển dạ xuất hiện.

Đối với các mẹ đã có tiền sử sinh non thì cần đặc biệt theo dõi cả các dấu hiệu chuyển dạ thật và giả để đề phòng nguy cơ sinh non ở lần mang thai tiếp theo này.

Mời mẹ tìm hiểu thêm về các dấu hiệu này tại bài viết Dấu hiệu chuyển dạ.

Chỉ số Apgar đối với sức khỏe sơ sinh là gì?

Chữ Apgar viết tắt cho 5 yếu tố sức khỏe quan trọng của trẻ sơ sinh, đó là A - Activity (hoạt động), P - Pulse (nhịp tim), G - Grimace (phản ứng khi bị kích thích), A - Appearance (biểu hiện bên ngoài) và R - Respiration (hô hấp). 

Apgar cũng là tên của bác sĩ Virginia Apgar, người đầu tiên phát triển và công bố chỉ số này.

Các tiêu chí của chỉ số Apgar thường được đánh giá ngay thời điểm 1 phút và 5 phút sau khi trẻ chào đời. Chỉ số Apgar từ 7 đến 10 được đánh giá là chỉ số tốt, chỉ số từ 5 đến 10 là chỉ số khá và nếu chỉ số của con dưới 5 thì rất có thể con đang cần một số hỗ trợ y tế đặc biệt.
 

Trẻ sơ sinh thường sẽ được đánh giá chỉ số Apgar ở mốc 1 phút và 5 phút sau khi chào đời.

Mục đích đánh giá chỉ số apgar ở trẻ sơ sinh là để đánh giá sớm nhất tình trạng sức khỏe tổng quát của trẻ sau khi chào đời. 

Các bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số này và các yếu tố khác để quyết định thời điểm cũng như các biện pháp hỗ trợ sức khỏe hoặc điều trị bệnh cho trẻ nếu cần thiết.

Chắc hẳn bố mẹ đã hiểu về tầm quan trọng của chỉ số này, POH mời bố mẹ tìm hiểu kĩ hơn về thang điểm đo và các thông tin hữu ích khác về chỉ số Apgar tại bài viết Chỉ số Apgar đối với sức khỏe sơ sinh là gì? nhé!

Có nên ăn và uống trong khi chuyển dạ?

Trong quá trình tìm hiểu xem khi chuyển dạ nên làm gì thì có lẽ vấn đề có nên ăn uống trong khi chuyển dạ hay không là vấn đề được các mẹ quan tâm nhiều nhất vì quá trình chuyển dạ có thể sẽ kéo dài rất lâu và chắc chắn sẽ đòi hỏi ở mẹ rất nhiều sức lực, điều đó cũng có nghĩa là mẹ có thể đói và thiếu nặng lượng khi chuyển dạ sinh con, đặc biệt là ở các mẹ sinh thường.

Bên cạnh việc ăn uống để bổ sung năng lượng thì việc ăn uống gì để sinh nhanh cũng là điều thường được các mẹ tìm kiếm. 

Có rất nhiều kinh nghiệm dân gian được các mẹ truyền nhau trong cộng đồng bỉm sữa, ví dụ như uống nước ép tía tô, nước ép dứa hay ăn chè mè đen.
 

Quá trình sinh con sẽ kéo dài và khiến mẹ mất rất nhiều sức lực, vì thế mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc ăn uống, bổ sung năng lượng khi chuyển dạ.

Tuy nhiên mẹ không nên uống lá tía tô trước khi sinh hay các loại đồ ăn, nước uống được cho là có tác dụng giúp cổ tử cung nhanh mở hay giúp tử cung co bóp mạnh hơn nếu không có sự đồng ý của bác sĩ vì chúng có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình chuyển dạ và sự an toàn của con yêu.

Vậy đối với mẹ sinh thường thì trước khi sinh nên ăn gì? Mẹ nên ăn các loại đồ ăn dễ tiêu hóa và no lâu như bánh mì, ngũ cốc, bánh quy và tránh ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo và chứa nhiều đường.

Còn các mẹ sinh mổ thì trước khi sinh mổ nên ăn gì? Mẹ có thể sẽ được chỉ định phải nhịn ăn trước khi sinh mổ, nhất là trong các trường hợp cần phải gây mê toàn thân. 

Tuy nhiên nếu mẹ cảm thấy quá đói thì mẹ nên hỏi bác sĩ về loại đồ ăn và lượng đồ ăn an toàn mà mẹ có thể ăn trước khi bước lên bàn mổ.

Để hiểu rõ về vấn đề này, mời mẹ đọc thêm thông tin tại bài viết Có nên ăn và uống trong khi chuyển dạ?

Các tư thế tốt trong chuyển dạ

Mẹ có thể bắt đầu tập các bài tập giúp nhanh chuyển dạ khi các dấu hiệu xuất hiện. Việc vận động ngay từ khi những cơn đau chưa kéo đến quá dồn dập sẽ giúp mẹ chủ động và di chuyển dễ dàng hơn.

Những bài tập này thường là các tư thế giúp cổ tử cung mở nhanh hơn và giúp mẹ đỡ đau lưng, đau mỏi cơ thể khi sinh con. 

Ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ, mẹ nên cố đứng thẳng và đi lại nhẹ nhàng. Khi các cơn co xuất hiện dồn dập thì mẹ nên tập thở và thư giãn bằng một vài tư thế có lợi cho việc chuyển dạ.

 

Rất nhiều tư thế có thể giúp mẹ đỡ khó chịu và kích thích cổ tử cung mở nhanh hơn.

Một số tư thế như quỳ trên sàn nhà, ngồi và lắc lư nhẹ nhàng trên bóng sinh hay ngồi xổm kích thích chuyển dạ là những tư thế đơn giản mẹ có thể thử. Bố đừng quên ở bên cạnh động viên tinh thần và hỗ trợ mẹ thực hiện các tư thế này nhé.

Bố cũng có thể xoa lưng nhẹ nhàng cho mẹ như một cách giảm đau lưng khi chuyển dạ. Hoặc bố có thể để mẹ dựa vào người bố và lắc lư nhẹ nhàng để giúp mẹ thư giãn và giảm đau tốt hơn.

Một mẹo giúp chuyển dạ sớm đã được nhiều bố mẹ áp dụng thành công đó là quan hệ tình dục trước khi vỡ ối. Tuy nhiên bố mẹ chỉ nên làm điều này khi đã tham khảo trước ý kiến của bác sĩ mà thôi.

Còn rất nhiều tư thế giúp mẹ chuyển dạ dễ dàng hơn và những lưu ý mẹ nên biết khi sinh con trong bài viết Bỏ túi các tư thế tốt nhất trong chuyển dạ, mời mẹ tìm hiểu thêm nhé!

Mẹo thư giãn để giảm đau khi chuyển dạ

Trong các cách vượt qua cơn chuyển dạ mà mẹ có thể áp dụng thì thư giãn là cách được nhiều mẹ bầu đánh giá là cách mà mẹ có thể chủ động tập luyện ngay từ trong thai kỳ và mang lại hiệu quả hữu hiệu nhất.

Thư giãn là cách làm giảm cơn đau đẻ hiệu quả, mẹ có thể thư giãn bằng bất kỳ cách nào mà mẹ thấy thoải mái, miễn là cách đó an toàn và không ảnh hưởng xấu đến việc sinh con.

Một số mẹ lựa chọn thư giãn bằng cách tập hít thở sâu, thiền, một số mẹ lại cảm thấy thư giãn khi được massage vai, lưng hay những bộ phận khác trên cơ thể.

 

Massage đúng cách có thể giúp mẹ bầu cảm thấy thư giãn và giảm đau trong quá trình chuyển dạ.

Hít thở sâu, massage không chỉ có tác dụng thư giãn mà còn là cách để nhanh chuyển dạ, kích thích chuyển dạ mà các mẹ sinh thường có thể áp dụng. Bố mẹ có thể bắt đầu tập các bài tập này ngay từ trong thai kỳ tại các lớp học tiền sản hay tại các lớp học yoga cho mẹ bầu.

Hoặc bố mẹ có thể tìm hiểu về cách massage và các vị trí có thể massage cho mẹ bầu cũng như cách hít thở và một số cách khác giúp mẹ thư giãn và giảm đau khi chuyển dạ trong bài viết Mẹo thư giãn để giảm đau khi chuyển dạ.

Theo dõi thai nhi trong quá trình chuyển dạ như thế nào?

Khi mẹ có dấu hiệu sắp sinh và vào bệnh viện, hai mẹ con sẽ được các bác sĩ và y tá kiểm tra tình trạng sức khỏe và dự đoán thời gian sinh con. 

Và chắc hẳn mẹ nào đã từng sinh con thì đều không lạ gì với việc theo dõi tim thai bằng monitor - một cách đơn giản nhưng lại giúp các bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng của thai nhi.

Các bác sĩ có thể tiến hành đo tim thai bằng monitor cho mẹ 15 phút một lần hoặc đo liên tục bằng cách cố định thiết bị đo lên bụng của mẹ. Nếu mẹ phải đo liên tục thì mẹ có thể sẽ gặp hạn chế trong việc di chuyển để giúp chuyển dạ nhanh hơn.

 

Thiết bị đo của máy đo tim thai và cơn co tử cung sẽ được đặt trên bụng bầu của mẹ.

Kết quả theo dõi tim thai bằng monitor được biểu thị bằng những đường biểu diễn, được gọi tắt là CTG. 

Dựa vào các đường biểu diễn này, các bác sĩ sẽ đánh giá được tim thai đang ở mức bình thường hay bất thường để có biện pháp xử trí phù hợp, trường hợp xấu nhất mà mẹ bầu có thể gặp phải là tim thai phẳng.

Vậy tim thai phẳng là như thế nào? 

Dao động nội tại là một giá trị quan trọng được theo dõi bằng monitor sản khoa. Dao động nội tại biểu diễn sự biến đổi nhịp tim thai nhi khi có kích thích (cơn gò, cử động của thai) so với nhịp tim cơ bản của con. Tim thai phẳng là khi dao động nội tại ở trong ngưỡng 0-2 nhịp/phút.

Lúc này đường biểu diễn CTG cũng sẽ phẳng trong một khoảng thời gian và thường xuất hiện khi thai nhi non tháng, con đang bị thiếu oxy hoặc tổn thương não,... 

Mời mẹ đọc thêm thông tin về vấn đề này trong bài viết Theo dõi thai nhi trong quá trình chuyển dạ như thế nào?

Vỡ ối có nguy hiểm không?

Nước ối là môi trường sống của thai nhi trong bụng mẹ, cả thai nhi và nước ối đều được bao bọc bởi túi ối nằm trong tử cung của mẹ. Với sự bảo vệ của tử cung, túi ối và nước ối, con yêu sẽ được an toàn khỏi các kích thích thông thường từ môi trường bên ngoài.

Thế thì vì sao lại bị vỡ ối? 

Khi thai đã đủ ngày đủ tháng, đủ trưởng thành để chào đời thì cơ thể mẹ sẽ có một loạt thay đổi để bắt đầu chuyển dạ, gồm có giãn nở cổ tử cung, mở xương chậu và vỡ ối,... Túi ối vỡ là dấu hiệu chuyển dạ dễ nhận biết và chính xác nhất mà mẹ có thể tự quan sát tại nhà.

Hiện tượng vỡ ối có ảnh hưởng đến thai nhi rất nhiều, sau khi túi ối bị vỡ, các cơn co thắt sẽ xuất hiện dồn dập với cường độ mạnh hơn để nhanh chóng đẩy thai nhi ra ngoài. 

Đây là môi trường sống của con, vì thế nếu quá trình chuyển dạ diễn ra quá lâu khiến nước ối cạn thì con có thể gặp nguy hiểm.


Các mẹ thường vỡ ối tuần 38 hoặc 39 trong thai kỳ, trường hợp vỡ ối trước 37 tuần được gọi là vỡ ối non.

Mẹ vỡ ối bao lâu thì chuyển dạ? Thông thường mẹ sẽ chuyển dạ rất nhanh sau khi vỡ ối nếu cổ tử cung của mẹ đã mở hết. Trong trường hợp mẹ vỡ ối mà cổ tử cung chưa mở hết hoặc mở dưới 4cm thì mẹ sẽ cần nhiều thời gian hơn để sinh em bé. 

Thời gian chờ đợi từ lúc vỡ ối đến khi sinh con càng lâu thì con càng có nguy cơ nhiễm khuẩn và nguy hiểm đến tính mạng, nếu cổ tử cung của mẹ không thể mở đủ lớn để sinh thường thì rất có thể mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ.

Vậy vỡ ối sau bao lâu thì nguy hiểm và phải sinh mổ? Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng hiện tại của mẹ, sức khỏe của mẹ trong thai kỳ và rất nhiều yếu tố khác. 

Tốt nhất là mẹ nên tuân thủ theo chỉ định của các bác sĩ sản khoa để bảo đảm an toàn và sức khỏe cho cả hai mẹ con.

Thông tin đầy đủ về hiện tượng vỡ ối cũng như cách xử trí, nguy cơ mẹ và bé có thể phải đối mặt sau khi túi ối bị vỡ đều có trong bài viết Vỡ ối có nguy hiểm không?, mời mẹ tham khảo thêm nhé!

Ba mẹ giúp con yêu ăn no ngủ đủ như thế nào?

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?

Hiểu được điều này, giảng viên Hachun Lyonnet đã xây dựng POH EASY ONE - chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 19 tuần trên nền tảng App của POH. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé.

POH EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.

Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.

Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)

Với gói cao cấp, bạn sẽ được trực tiếp chị Hachun chat hoặc gọi điện qua messenger, hỗ trợ bạn thành công trong 19 tuần đầu tiên (100% thành công)

 

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo