Trong quá trình chuyển dạ đẻ bình thường có 3 giai đoạn chuyển dạ, giai đoạn chuyển dạ đầu tiên còn gọi là giai đoạn chuyển dạ tiềm thời. Theo bảng theo dõi chuyển dạ đây là giai đoạn xuất hiện những dấu hiệu chuyển dạ sớm. Cùng tìm hiểu giai đoạn chuyển dạ đầu tiên, dấu hiệu nhận biết chuyển dạ và thời gian diễn ra chuyển dạ cùng những lưu ý khi chuyển dạ mời ba mẹ tham khảo bài viết!
Giai đoạn chuyển dạ đầu tiên
Trong giai đoạn đầu chuyển dạ các cơn gò tử cung bắt đầu diễn ra khiến tử cung dẫn mở ra (chính là phần thắt lại ở tử cung người mẹ).
Giai đoạn chuyển dạ đầu tiên: Xóa mở cổ tử cung
Giai đoạn đầu tiên của chuyển dạ bao gồm:
- Chuyển dạ sớm là khi cổ tử cung của mẹ bắt đầu nới rộng và mở ra.
- Chuyển dạ tích cực là khi mẹ bầu có những cơn co thắt mạnh mẽ, đều đặn và cổ tử cung mở ra nhiều hơn.
- Giai đoạn chuyển dạ chuyển tiếp là khi các cơn gò đạt tối đa, cổ tử cung sẽ hoàn toàn mở và mẹ bầu có cảm giác thôi thúc muốn đưa em bé ra ngoài.
Nữ hộ sinh và bác sĩ chia quá trình chuyển dạ thành các giai đoạn để hiểu và kiểm soát ca sinh tốt hơn. Tuy nhiên, mỗi phụ nữ đều có quá trình sinh khác nhau. Kinh nghiệm của mẹ bầu về chuyển dạ sẽ là cách duy nhất để biết mẹ đang ở giai đoạn nào. Nhưng hầu như các mẹ sẽ cảm nhận được một cơn đau mãnh liệt liên tục từ khi bắt đầu chuyển dạ tới lúc nhìn thấy con chào đời.
Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu sắp chuyển dạ
Vài ngày hoặc vài giờ trước khi chuyển dạ, cổ tử cung sẽ có một số thay đổi nhỏ. Khi mang thai, cổ tử cung được đóng và chặn lại bằng chất nhầy để tránh nhiễm trùng. Cổ tử cung dài ra và trở nên chắc chắn hơn, tạo thành đáy cho tử cung và hơi nghiêng về phía lưng của mẹ (nếu mẹ mang thai ngôi chẩm sau).
Khi chuyển dạ, cổ tử cung sẽ dần hướng từ phía sau ra vị trí trước và hướng về phía trước nhiều hơn. Cổ tử cung sẽ co ngắn lại và mềm mại hơn. Đây là giai đoạn tiền chuyển dạ.
Để dễ tưởng tượng hơn, mẹ có thể tưởng tượng cổ tử cung khi chưa chuyển dạ sẽ cứng như đầu mũi và dần trở nên mềm như đôi môi khi bước vào quá trình chuyển dạ. Quá trình mềm hóa hay còn gọi là “làm chín” này có thể bắt đầu vào cuối thai kỳ, đặc biệt là với lần đầu mang thai.
Mẹ bầu có thể không nhận thấy gì trong giai đoạn tiền chuyển dạ hoặc nhận cảm nhận được các cơn gò nhẹ, thường xuyên hoặc đau lưng và đau bụng. Kết quả của những thay đổi này là nút nhầy trong cổ tử cung có thể chảy ra ngoài. Đây được gọi là nước đầu ối và là một dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ bầu đã sẵn sàng để chuyển dạ. Nút nhầy tử cung trông hơi giống thạch và có thể lẫn với chút máu.
Nếu nút nhầy xuất hiện trước khi thai nhi được 37 tuần, mẹ bầu nên gọi cho nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sản khoa để được tư vấn vì đó có thể là dấu hiệu của sinh non.
Quá trình chuyển dạ sẽ xảy ra sau vài giờ hoặc vài ngày sau khi chất nhầy chảy ra.
Ngoài ra có các dấu hiệu khác cho thấy cơ thể mẹ bầu đã sẵn sàng chuyển dạ, đó là:
- Vỡ ối
- Đau bụng hoặc sa bụng (bụng bầu tụt xuống)
- Cảm xúc không ổn định
Giai đoạn chuyển dạ sớm diễn ra như thế nào?
Khi chuyển dạ sớm, cổ tử cung bắt đầu mở ra và nới rộng. Cổ tử cung sẽ chuyển từ trạng thái khép kín giãn ra đến khoảng 4cm.
Mẹ bầu có thể không nhận thấy giai đoạn khởi đầu này, vì tử cung co bóp rất nhẹ nhàng. Cảm giác này giống như chuột rút nhẹ khi đến kỳ kinh nguyệt kèm theo đau âm ỉ hoặc đau lưng. Thậm chí cổ tử cung có thể đã giãn mở vài cm trước khi nhận ra mình đang chuyển dạ, đặc biệt nếu đây là lần thứ hai mẹ mang bầu.
Nhiều mẹ lại nhận thấy các cơn gò chuyển dạ thường xuyên và đau đớn. Khác với các cơn gò chuyển dạ ban đầu, cơn gò sinh lý Braxton Hicks (các cơn co thắt tử cung xuất hiện ở đầu và có thể cả giữa thai kỳ) không trở nên dồn dập hoặc mạnh hơn.
Mẹ hãy đếm thời gian của các cơn gò trong vòng 30 phút để theo dõi quá trình chuyển dạ của mình. Lưu ý thời gian từ khi cơn gò bắt đầu cho đến khi kết thúc và thời điểm bắt đầu lần tiếp theo. Mẹ bầu có thể sử dụng một ứng dụng điện thoại hoặc chức năng bấm giờ để giúp theo dõi dễ dàng hơn.
Tần suất của các cơn gò được tính bằng tần suất diễn ra, từ lúc bắt đầu cơn gò này đến lúc bắt đầu cơn gò tiếp theo.
Mỗi mẹ bầu đều sẽ có nhịp và tốc độ các cơn co thắt chuyển dạ riêng. Trung bình, các cơn co thắt sớm thường cách nhau hơn năm phút và kéo dài khoảng 30 giây. Thời gian giữa các cơn co thắt thường giảm đi, trong khi thời gian và cường độ co thắt tăng dần khi gần hơn đến giai đoạn chuyển dạ tích cực.
Mẹ bầu vẫn có thể nói chuyện bình thường khi các cơn gò chuyển dạ diễn ra và tiếp tục thực hiện thói quen bình thường của mình. Tốt nhất là mẹ nên ở nhà khi chuyển dạ sớm thay vì đến bệnh viện hoặc trung tâm sinh nở.
Mẹ có nhiều khả năng chuyển dạ suôn sẻ và ít cần biện pháp hỗ trợ hơn nếu ở nhà cho đến khi chuyển dạ mạnh và các cơn co thắt diễn ra đều đặn hơn.
Có rất nhiều biện pháp chị em có thể áp dụng để làm dịu cơn đau nhức, chẳng hạn như:
- Tắm nước ấm (nước không nóng)
- Đặt một chai nước ấm, hoặc túi giữ nhiệt lên bụng, lưng, háng hoặc đáy chậu
- Luyện tập kỹ thuật thở
- Nhờ chồng giúp xoa bóp
- Thuê hoặc mua và sử dụng máy giảm đau TENS (Transcutaneous Electrical Nerve Stimulation - Kích thích thần kinh bằng xung điện qua da) trong chuyển dạ sớm
- Sử dụng một quả bóng sinh (birthing ball)
Nhiều chị em cảm thấy cơn gò chuyển dạ sớm rất dữ dội và mệt mỏi, khiến mẹ khó ăn uống hoặc nghỉ ngơi. Nếu vậy mẹ có thể áp dụng ngay các biện pháp ứng phó trước cả khi bước vào giai đoạn chuyển dạ tích cực. Hãy liên hệ ngay với bệnh viện phụ sản nếu cần hỗ trợ hoặc tư vấn thêm.
Chuyển dạ sớm thường khó có thể đoán trước. Đối với một số mẹ, chuyển dạ sớm bắt đầu và sau đó dừng lại. Nhưng cũng có mẹ phải tiếp tục chịu đựng cơn co thắt chuyển dạ sớm nhưng với tốc độ không đều trong nhiều ngày. Chuyển dạ sớm có thể tiến triển thuận lợi thành chuyển dạ tích cực hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm cả tư thế của em bé, sự thư giãn của mẹ bầu và sức mạnh của các cơn gò chuyển dạ.
Cổ tử cung cần phải trải qua những thay đổi to lớn trong quá trình tiền chuyển dạ và chuyển dạ sớm nên có thể khá mất thời gian. Mẹ bầu nên cố gắng kiên nhẫn và tìm cách làm sao nhãng bản thân. Mẹ hãy duy trì thói quen ăn uống như bình thường và cố gắng cân bằng việc duy trì hoạt động với việc thư giãn, nghỉ ngơi.
Chuyển dạ tích cực diễn ra như thế nào?
Các cơn gò sẽ trở nên dài hơn và thường xuyên hơn khi chuyển sang giai đoạn chuyển dạ tích cực. Các cơn gò này xảy ra khi cổ tử cung mở từ ít nhất 4cm đến khi giãn hoàn toàn, tức là khoảng 10cm.
Các cơn co thắt mạnh hơn trong giai đoạn chuyển dạ tích cực
Các cơn co thắt thường mạnh hơn ở giai đoạn này, và sẽ bắt đầu dần dần, tiến triển đến một cường độ cao nhất trước khi biến mất. Mẹ bầu sẽ không thể trò chuyện thoải mái khi những cơn co thắt này diễn ra. Mẹ có thể phải dừng nói chuyện và thở hoặc than nhẹ, đặc biệt khi các cơn gò kéo dài hơn.
Việc mẹ bầu kêu la nhiều hơn là một điều bình thường khi chuyển dạ diễn ra. Các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như lắc lư hông bằng cách sử dụng bóng sinh hoặc liệu pháp thôi miên sẽ giúp mẹ bầu giữ bình tĩnh và kiểm soát hơi thở.
Các cơn gò chuyển dạ đến thường xuyên cứ sau 3-4 phút và kéo dài từ 60 đến 90 giây, khiến chị em có khá ít thời gian nghỉ ngơi. Mẹ có thể gặp phải từ 2 đến 5 cơn co thắt cứ mỗi 10 phút. Giữa các cơn gò, mẹ có thể trò chuyện một chút, di chuyển xung quanh, uống nước và chuẩn bị cho cơn gò tiếp theo.
Khi các cơn gò chuyển dạ trở nên mạnh mẽ hơn, mẹ bầu có thể thấy rằng mình bắt đầu tập trung hơn, cả trong và giữa các cơn co thắt. Mẹ có thể mất cảm giác ngon miệng và cảm thấy buồn nôn, vì cơ thể đang làm sạch hệ thống tiêu hóa để sẵn sàng tập trung vào sự chào đời của em bé. Trong giai đoạn chuyển dạ tích cực, mẹ bầu vẫn có thể đợi nữ hộ sinh tới nhà hoặc di chuyển tới bệnh viện.
Khi đã đạt được độ giãn 6cm, quá trình chuyển dạ sẽ tăng tốc hơn, nhưng vẫn còn lâu nữa trước khi cổ tử cung mở hoàn toàn đến 10cm. Hãy thực hiện từng bước một và nhớ trong đầu rằng mỗi cơn co thắt sẽ đưa mẹ đến gần hơn với con.
Giai đoạn chuyển tiếp diễn ra như thế nào?
Giai đoạn chuyển tiếp diễn ra khi mẹ bầu chuyển từ giai đoạn đầu của chuyển dạ sang giai đoạn thứ hai, giai đoạn “vượt cạn”. Giai đoạn này thường bắt đầu khi cổ tử cung giãn khoảng 8cm và kết thúc khi cổ tử cung đã giãn hoàn toàn, hoặc khi mẹ cảm thấy thôi thúc muốn rặn đẻ.
Các cơn gò xảy ra ít thường xuyên hơn, nhưng mạnh và kéo dài hơn. Đôi khi các cơn gò sẽ đến theo hai đợt liên tiếp. Một đợt đạt đỉnh điểm và bắt đầu chậm dần, nhưng sau đó gia tăng cường độ trở lại trước khi biến mất hoàn toàn.
Mẹ thường vỡ ối ngay trước hoặc trong quá trình chuyển tiếp. Khi cổ tử cung bị giãn hoàn toàn, mẹ bầu có thể bị rò rỉ nước đầu ối có lẫn máu.
Phụ nữ trải qua quá trình chuyển tiếp theo những cách khác nhau. Có mẹ cảm thấy đau dữ dội. Có mẹ lại cảm thấy các cơn co thắt tập trung vào sự chuyển dạ và đôi khi co thắt một cách đột ngột. Có mẹ la hét và hồi hộp, hoặc thậm chí là hoảng loạn. Có mẹ lại cảm thấy run lẩy bẩy và buồn nôn. Hoặc mẹ cũng có thể không hề cảm thấy những điều này.
Nếu dự định sinh con mà không dùng các biện pháp giảm đau, đây sẽ là giai đoạn thử thách lớn nhất trong quá trình chuyển dạ cho cả bố và mẹ.
Lúc này mẹ sẽ muốn bỏ hết các kế hoạch sinh thường hoặc yêu cầu gây tê ngoài màng cứng. Nếu mẹ đã định sinh tại nhà thì sự đau đớn sẽ khiến mẹ muốn đến bệnh viện ngay.
Dù mẹ có cảm giác thế nào trong giai đoạn chuyển tiếp mẹ vẫn cần duy trì sự tập trung. Đây là thời điểm các ông bố tăng cường hỗ trợ và giúp vợ theo dõi các nhịp thở.
Mẹ bầu sẽ vượt qua được giai đoạn này khi có sự hỗ trợ cần thiết. May mắn là đôi khi mẹ sẽ có một khoảng thời gian yên tĩnh khi kết thúc quá trình chuyển tiếp. Khi các cơn gò tạm dừng mẹ và bé có thể nghỉ ngơi trước khi bắt đầu “vượt cạn”.
Những lưu ý cho mẹ trong giai đoạn đầu chuyển dạ
- Mẹ hãy lắng nghe cơ thể mình và tin tưởng vào bản năng của bản thân.
- Mẹ bầu nên có một người đáng tin cậy ở bên và hỗ trợ, có thể là chồng, bạn bè hoặc người thân, hay nữ hộ sinh. Có người ở bên ủng hộ tinh thần sẽ làm tăng đáng kể cơ hội sinh tự nhiên của người mẹ.
- Ăn và uống theo nhu cầu khẩu vị, miễn là mẹ bầu chưa sử dụng các biện pháp giảm đau y tế, chẳng hạn như thuốc giảm đau opioids.
- Hãy thử các tư thế khác nhau và các cách để chuyển động.
- Cân bằng việc vận động với việc thư giãn và nghỉ ngơi trong giai đoạn chuyển dạ sớm.
- Đi tiểu tiện ít nhất hai giờ một lần.
- Tắm nước ấm bằng vòi sen hoặc bồn, hoặc sử dụng hồ bơi sinh nở để giúp chịu đựng qua trình chuyển dạ tốt hơn..
- Cân nhắc sử dụng các kỹ thuật thôi miên, chẳng hạn như thư giãn sâu và cố gắng cảm nhận tích cực về từng đợt chuyển dạ, vì mỗi lần co thắt nghĩa là mẹ bầu đang đến gần hơn với sự chào đời của em bé.
- Trong giai đoạn chuyển dạ tích cực, mẹ bầu có thể sử dụng khí Entonox (hỗn hợp khí N2O/O2 theo tỷ lệ 50:50) để giảm đau khi có cơn co thắt.
- Nếu cần một phương án giảm đau mạnh hơn, mẹ hãy tham khảo nữ hộ sinh về thuốc giảm đau Pethidine, thuốc gây tê ngoài màng cứng hoặc các loại thuốc tương tự.
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo