Chỉ số Apgar đối với sức khỏe sơ sinh là gì?

đăng bởi Nguyễn Khải

Chỉ số Apgar hay điểm số Apgar (Apgar Score) là thang điểm đánh giá sức khỏe trẻ sơ sinh. Chỉ số apgar của trẻ sơ sinh được ghi lại từ bài kiểm tra sơ sinh ngay khi bé chào đời. Để tìm hiểu chỉ số Apgar là gì, Ý nghĩa của chỉ số Apgar, bảng điểm chỉ số apgar và cách tính điểm Apgar của trẻ sơ sinh mời ba mẹ tham khảo bài viết sau!

 

 

Chỉ số Apgar của trẻ sơ sinh là gì?

Chỉ số Apgar là chỉ số được tính từ bài kiểm tra sức khỏe bé sau sinh. Bài kiểm tra này tương đối đơn giản và không gây đau đớn. Chỉ số này khá hiệu quả trong việc đánh giá sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Chỉ số Apgar được phát triển vào năm 1952 bởi một bác sĩ gây mê tên là Virginia Apgar. Ngoài ra, Apgar cũng là viết tắt từ chữ đầu của các từ: A ppearance (biểu hiện bên ngoài), P ulse (mạch), G rimace (nhăn mặt), A ctivity (sự hoạt động), và R espiration (hô hấp).

Sau khi được thực hiện bài kiểm tra, kết quả sẽ được quy đổi theo thang điểm 10. Chỉ số Apgar cho biết em bé mới chào đời có cần điều trị vấn đề nào đó ngay lập tức hay không.

Kiểm tra sức khỏe của bé sơ sinh

Kiểm tra sức khỏe của bé sau sinh 

Kể từ khi bác sĩ Virginia Apgar công bố về chỉ số Apgar vào năm 1953, quy trình kiểm tra này là một phần trong các ca sinh. Bài kiểm tra chỉ số Apgar tiến hành rất nhanh và dễ dàng. Thậm chí mẹ có thể không nhận ra y tá kiểm tra cho con lúc nào.

 

 

Cách đánh giá chỉ số Apgar

Nữ hộ sinh sẽ đánh giá tình trạng của trẻ một phút sau sinh và lặp lại vào 5 phút sau. Mỗi yếu tố trong bảng dưới đây được cho điểm từ 0 đến 2, sau đó được cộng lại thành điểm số Apgar cho mỗi lần kiểm tra. Nữ hộ sinh sử dụng thang đo mỗi lần để đánh giá xem trẻ có vấn đề cần điều trị hay không và ghi lại tình trạng sức khỏe ban đầu của bé trong các hồ sơ.

Bảng điểm chỉ số Apgar và các cấp độ

Bảng điểm chỉ số Apgar và các cấp độ

Ý nghĩa chỉ số Apgar của trẻ sơ sinh

Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ đạt từ 7 đến 10 điểm và không cần điều trị ngay lập tức. Nhưng cũng có một vài vấn đề có thể khiến điểm số thấp một cách không chính xác, chẳng hạn như:

  • Trẻ sinh khó
  • Trẻ sinh non
  • Mẹ bầu sử dụng phương pháp can thiệp để giảm đau trong chuyển dạ

Trong một số trường hợp, chỉ số Apgar không phản ánh tình trạng thực của trẻ. Nhưng nhìn chung thông qua chỉ số này, ta biết được tình trạng sức khỏe ban đầu của trẻ:

  • Nếu đạt điểm từ 8 đến 10, con ở trong tình trạng tốt và khỏe mạnh. Bé chỉ cần sự chăm sóc thường xuyên.
  • Nếu đạt điểm từ 5 đến 7, con đang trong tình trạng khá tốt nhưng có thể cần đến sự giúp đỡ về hô hấp. Y tá sẽ xoa mạnh lên da bé, hút mũi hoặc cho bé thở oxy.
  • Nếu đạt dưới năm điểm, con có thể được đặt trên một tấm đệm dốc để cung cấp cho bé giữ ấm và giúp con nhận được ánh sáng cũng như lượng oxy cần thiết. Trẻ sẽ được trợ giúp bởi bác sĩ y khoa.
  • Nếu vẫn đạt điểm thấp, trẻ sẽ được hỗ trợ và làm lại bài kiểm tra chỉ số Apgar này cho đến khi bé đã ở trong tình trạng sức khỏe tốt và ổn định.

 

 

Chỉ số Apgar có phản ánh các vấn đề sức khỏe của trẻ sau này không?

Có khả năng chỉ số Apgar thấp phản ánh các vấn đề về sức khỏe của em bé trong tương lai. Nhưng điều này không hoàn toàn như vậy. Hầu hết các em bé có điểm Apgar thấp trong lần kiểm tra ngay sau sinh đều hồi lại nhanh chóng. Và những em bé đó vẫn phát triển tốt.

Bên cạnh đó có một vài bằng chứng cho thấy điểm số Apgar thấp trong bài kiểm tra sau sinh 5 phút phản ánh nguy cơ trẻ gặp vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như bại não.

Chỉ số Apgar không được sử dụng để đánh giá tình trạng sức khỏe hoặc sự phát triển lâu dài của bé. Nếu con có điểm số Apgar thấp trong lần kiểm tra thứ hai, bé vẫn có thể hoàn toàn khỏe mạnh như những đứa trẻ khác.

Chỉ số Apgar chỉ là một thước đo sức khỏe trẻ sơ sinh đơn giản. Con sẽ có thêm nhiều bài kiểm tra và đánh giá trong những tuần tới để xác định tình trạng sức khỏe.

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo