Bỏ túi những tư thế chuyển dạ tốt nhất cho mẹ bầu

đăng bởi Nguyễn Khải

Giống với vận động khi chuyển dạ, các tư thế tốt cũng giúp mẹ giảm đau trong chuyển dạ và kích thích chuyển dạ nhanh. Vận động nhẹ nhàng kết hợp với những tư thế thích hợp sẽ giúp mẹ bớt đau khi chuyển dạ và cổ tử cung mở nhanh. Bài viết sau sẽ chia sẻ những kinh nghiệm chuyển dạ nhanh và cách chọn tư thế chuyển dạ kể cả với các mẹ bị đau lưng hay phải gây tê ngoài màng cứng, mời các mẹ cùng theo dõi!

Các tư thế tốt nhất cho bà bầu giai đoạn đầu chuyển dạ

Khi quá trình chuyển dạ bắt đầu, mẹ bầu dễ cảm thấy bồn chồn và chỉ muốn được hoạt động. Tuy nhiên, đây là thời điểm cần giữ năng lượng trước khi chuyển dạ thực sự diễn ra. Mẹ hãy cố gắng nghỉ ngơi và thư giãn càng lâu càng tốt. Nếu bắt đầu chuyển dạ vào ban đêm, mẹ nên cố gắng ngủ thêm một chút nếu có thể. Một giấc ngủ ngắn cũng giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn nhiều!

Khi giai đoạn đầu tiên của chuyển dạ đã bắt đầu, mẹ nên chịu khó hoạt động và duy trì tư thế đứng thẳng. Nghiên cứu cho thấy tư thế đứng thẳng giúp thúc đẩy giai đoạn đầu chuyển dạ nhanh hơn và giúp mẹ đối phó với cơn đau do co thắt tốt hơn. Đồng thời như vậy cũng tốt hơn cho em bé vì nhịp tim của con sẽ ổn định hơn.

Các tư thế đứng giúp thức đẩy các giai đoạn chuyển dạ

Các tư thế thẳng đứng giúp thúc đẩy các giai đoạn chuyển dạ nhanh hơn

Khi các cơn gò chuyển dạ trở nên mạnh hơn mẹ hãy tập trung vào các cơn gò và những gì đang xảy ra với cơ thể của cả hai mẹ con, đồng thời thực hành bài tập thở và nghỉ. Đây sẽ là lúc để tìm ra các vị trí chuyển dạ và hoạt động phù hợp nhất giúp các mẹ đối phó với cơn co thắt. Mẹ bầu có thể:

  • Dựa vào tường, bề mặt phẳng hoặc trên lưng ghế .
  • Ôm cổ hoặc thắt lưng và dựa cả người vào người trợ sinh.
  • Dựa vào giường, ghế hoặc bệ cửa sổ, sử dụng gối để điều chỉnh độ cao cho thoải mái.
  • Quỳ trên một cái đệm lớn hoặc gối đặt trên sàn nhà, giữ chặt người trợ sinh hoặc ngồi nghỉ ngơi trên một quả bóng sinh.
  • Ngồi dạng chân trên ghế, nghỉ ngơi trên một chiếc gối được đặt phía trên.
  • Ngồi trên một quả bóng sinh và nhẹ nhàng lắc lư từ bên này sang bên kia hoặc lăn về trước và sau.
  • Tư thế quỳ gối chống tay.

Sau đó, mẹ bầu có thể tiếp tục chuyển trọng lượng từ chân này sang chân khác hoặc nhẹ nhàng lắc vùng hông và xương chậu. Hãy thử một số tư thế mà người trợ sinh dễ dàng xoa bóp lưng và cùng thở với mẹ qua từng cơn co thắt. 

Nữ hộ sinh sẽ khuyến khích và giúp mẹ bầu di chuyển và tìm những tư thế thoải mái. Tư thế tốt nhất là những tư thế thẳng đứng. Bệnh viện và các trung tâm sinh dịch vụ cũng có những hướng dẫn về tư thế sinh nở ăn toàn để mẹ tham khảo. 

Nhiều chị em nghĩ rằng nằm trên giường sẽ thoải mái nhất. Nhưng những tư thế thẳng đứng mới là tư thế tốt cho mẹ, một số lợi ích dễ nhận thấy nhất là:

  • Giúp mẹ chịu các cơn co thắt tốt hơn
  • Chuyển dạ nhanh hơn
  • Giúp mẹ và bé thoải mái hơn trong khi chuyển dạ.

Mẹ sẽ không thể biết vị trí nào sẽ dễ chịu giúp giảm cơn đau cho đến khi thực sự chuyển dạ. Nhưng tập luyện nhiều tư thế thẳng đứng ngay từ bây giờ sẽ giúp mẹ sẵn sàng khi cơn chuyển dạ đến. Mẹ có thể tham gia lớp học tiền sản để có cơ hội để thử nghiệm một vài vị trí khác nhau với sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.

Tại sao mẹ bầu không nên chuyển dạ trên giường?

Nếu đứng thẳng, trọng lực sẽ giúp đẩy đầu em bé xuống và kích thích cổ tử cung mở ra. Điều này cũng giúp con di chuyển xuống vùng xương chậu của người mẹ dễ dàng hơn.

Nằm xuống trong khi chuyển dạ cũng có nguy cơ gây ra một số vấn đề như:

  • Các cơn co thắt đau đớn hơn, mẹ có nguy cơ phải gây tê ngoài màng cứng.
  • Quá trình chuyển dạ dài hơn, vì các cơn gò không hiệu quả.
  • Tăng nguy cơ cần sinh mổ.
  • Tăng nguy cơ trẻ cần được chăm sóc đặc biệt sau khi sinh.
  • “Ống sinh” của em bé qua khung xương chậu bị hẹp hơn.

Mặc dù vậy, hầu hết các mẹ sinh con khi nằm trên giường trong khi có nhiều tư thế khác chẳng hạn như ngồi dậy hoặc quỳ. Mẹ có thể đứng dậy đi lại và thử các tư thế sinh khác nhau tùy thuộc vào cơ sở vật chất có sẵn của bệnh viện và sự hỗ trợ của người nhà.

Một số bệnh viện và trung tâm sinh dịch vụ ngày này có chuẩn bị thảm, túi đệm ngồi, bóng sinh và tay vịn hoặc dây thừng để hỗ trợ mẹ bầu di chuyển trong khi chuyển dạ. Cơ sở vật chất cũng là một yếu tố để ba mẹ quyết định địa điểm sinh con.. 

Những tư thế chuyển dạ tốt nhất cho bà bầu bị đau lưng

Nếu bị đau lưng giữa các cơn gò chuyển dạ thì có thể em bé đang ở tư thế ngôi chẩm sau, tạo áp lực lên cột sống của mẹ. Giảm áp lực của con lên cột sống sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn. Tư thế phù hợp lúc này là quỳ bằng cả tay và chân, mẹ hãy đặt một chiếc gối ở dưới đầu gối và bàn tay của mình nhé.

Nếu thấy cánh tay và cổ tay bị mỏi hoặc máu dồn lên đầu, chị em có tựa đầu, vai và cẳng tay lên một quả bóng sinh, lên ghế hoặc đùi của người trợ sinh.

Những tư thế vượt cạn tốt nhất cho mẹ

Mặc dù hầu hết chị em chọn tư thế nằm khi sinh con, nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc duy trì tư thế thẳng đứng có thể thoải mái hơn, làm cho quá trình chuyển dạ ngắn hơn và có thể tốt hơn cho em bé. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ bị rách âm đạo.

Chị em có thể di chuyển trong suốt quá trình chuyển dạ để tìm ra được những vị trí thoải mái nhất cho mình.

Các chuyên gia khuyến nghị các tư thế sau đây giúp dễ rặn đẻ:

  • Tư thế ngồi xổm (có thể được hỗ trợ bằng đệm hoặc nắm chặt thanh giằng).
  • Quỳ xuống và nghiêng người về phía trước hoặc quỳ bằng cả tay và đầu gối.
  • Tư thế ngồi trên ghế đẩu hoặc ghế sinh.
  • Nằm nghiêng, hoặc ở tư thế nửa úp sấp (tương tự như tư thế hồi sức, đặt cánh tay duỗi ra phía sau).

Các tư thế giúp dễ rặn đẻ

Nếu mẹ đang nằm trên giường, nằm ngửa là tư thế không tốt nhất. Mẹ bầu nên giữ người thẳng, dựa người vào gối hoặc nằm ngửa đặt hai chân trên bàn sinh, điều này sẽ giúp giảm khả năng:

  • Mẹ cần sử dụng các thiết bị trợ sinh
  • Mẹ phải cắt tầng sinh môn.
  • Ảnh hưởng tới nhịp tim của bé bị trong khi vượt cạn.

Nếu nữ hộ sinh khuyến khích mẹ sinh con trên giường, hoặc nếu mẹ muốn nằm trên giường, mẹ vẫn có thể lựa chọn sử dụng tư thế thẳng đứng sao cho thoải mái nhất. Hãy thử quỳ hoặc ngồi xổm trên đệm và nhà sự trợ giúp của các hộ sinh.

Nếu quá mệt mỏi và không thể đứng thẳng mẹ có thể nằm nghiêng. Tương tự như các tư thế thẳng đứng khác, nằm nghiêng giúp “ống sinh” qua vùng xương chậu được rộng hơn.

Một số vị trí chuyển dạ giúp giảm nguy cơ rách âm đạo trong khi sinh. Tuy nhiên các yếu tố khác như việc mẹ đã có con trước đó hay chưa và sự chăm sóc trong và sau khi sinh cũng ảnh hưởng nhiều tới việc mẹ bầu có thể bị rách âm đạo.

Mẹ bầu có nên sử dụng ghế sinh không?

Ghế đẩu hoặc ghế sinh giúp mẹ bầu giữ tư thế thẳng trong khi vượt cạn. Hầu hết các bệnh viện và trung tâm sinh sản đều có ghế sinh cùng với các thiết bị khác để hỗ trợ việc sinh nở. Mẹ nên hỏi nữ hộ sinh về những thiết bị có sẵn tại bệnh viện để thử nghiệm các tư thế giúp mẹ thoải mái hơn.

Nếu mẹ sinh con tại nhà, có thể cân nhắc mua một chiếc ghế đẩu loại dành cho bà bầu chuyển dạ. Nhưng giá của loại ghế này khá đắt nên mẹ có thể thuê. Mẹ có thể hỏi nữ hộ sinh hoặc các bà mẹ khác địa chỉ cho thuê ghế.

So với việc nằm ngửa khi chuyển dạ, sử dụng ghế sinh giúp giảm nguy cơ bị rách tầng sinh môn. Một số ý kiến cho rằng những phụ nữ sử dụng ghế sinh hoặc tư thế thẳng đứng có nguy cơ bị mất máu nặng sau khi sinh. Điều này có thể là do lượng máu chảy ra khi ở tư thế đứng sẽ nhanh hơn nên sẽ có cảm giác nhiều hơn so với khi nằm ngửa. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học cho thấy việc sử dụng ghế sinh hoặc vượt cạn ở tư thế thẳng đứng sẽ gây mất máu nhiều đến mức gây ra bất kỳ vấn đề nào cho mẹ và bé.

Tư thế phù hợp khi mẹ không rặn

Khi em bé sắp chào đời, nữ hộ sinh sẽ yêu cầu mẹ bầu ngừng rặn. Như vậy con được sinh ra chậm hơn và âm đạo giãn ra nhẹ nhàng hơn.

Nếu đúng lúc này mẹ cảm thấy rất muốn rặn hãy thay đổi một tư thế khác. Một số nữ hộ sinh có kinh nghiệm cho rằng mẹ nên nằm nghiêng sang bên trái và người trợ sinh sẽ nâng chân mẹ lên. Ngoài ra, việc hít thở nhanh, hổn hển cũng giúp giảm cảm giác muốn rặn.

Những tư thế mẹ bầu nên thử khi gây tê ngoài màng cứng

Mẹ bầu sẽ cần nằm trên giường nếu sử dụng phương pháp gây tê màng cứng (tê liệt hoàn toàn từ thắt lưng trở xuống). Nữ hộ sinh có thể vẫn khuyến khích mẹ áp dụng tư thế thẳng đứng và dựa vào một vài chiếc đệm. Điều quan trọng nhất là nên sử dụng tư thế mà mẹ cảm thấy thoải mái nhé.

Nếu mẹ còn một chút cảm giác và vẫn có thể di chuyển xung quanh, nữ hộ sinh sẽ khuyến khích mẹ bầu di chuyển và đứng thẳng nhất có thể. Mẹ thậm chí có thể ngồi trên ghế, mở rộng hai đầu gối và nghiêng về phía trước trong mỗi cơn co thắt.

Nếu lựa chọn phương pháp gây tê ngoài màng cứng nhẹ, mẹ bầu vẫn có thể ra khỏi giường và thay đổi tư thế sinh nở khi chuyển dạ. Gây tê ngoài màng cứng nhẹ tương tự như việc gây tê ngoài màng cứng liều thấp. Phương pháp giảm đau này sẽ làm hạn chế cảm giác và khả năng vận động ở chân của mẹ.

So với biện pháp gây tê màng cứng thông thường, gây tê ngoài màng cứng liều nhẹ có thể giảm nguy cơ phải sử dụng các thiết bị hỗ trợ sinh nở như kẹp forcep và bầu giác. 

Tuy nhiên, hiện bác sĩ vẫn chưa chắc chắn rằng kết quả tích cực này là do các mẹ có cơ hội di chuyển hay chỉ do sử dụng các loại thuốc khác nhau. Mẹ lưu ý rằng không phải tất cả các bệnh viện đều đồng ý gây tê màng cứng liều nhẹ, nên hãy nói chuyện với bác sĩ về phương án này trước.

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo