Dấu hiệu sắp sinh: Chuyển dạ

đăng bởi

 

Làm thế nào biết là mẹ bầu sắp chuyển dạ?

Không có cách nào để dự đoán chính xác ngày mẹ bầu bắt đầu chuyển dạ. Và ngay cả khi mẹ bầu nhận thấy các dấu hiệu chuyển dạ sớm, việc sinh con vẫn có thể còn vài ngày hoặc vài tuần nữa.

Dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 ở các mẹ bầu

Cơ thể mẹ bầu thực sự bắt đầu chuẩn bị chuyển dạ khoảng một tháng trước khi sinh con, vì vậy mẹ bầu có thể bắt đầu nhận thấy các triệu chứng mới khi ngày dự sinh đến gần.

Dưới đây là một số dấu hiệu sớm của chuyển dạ:

  • Thai tụt xuống thấp. Nếu đây là lần mang thai đầu tiên, mẹ bầu có thể cảm thấy được em bé giờ nằm thấp hơn trong khung xương chậu. Lúc này mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ thở hơn.
  • Xuất hiện nhiều cơn gò Braxton Hicks. Các cơn gò Braxton Hicks xuất hiện liên tục và dữ dội hơn có thể là dấu hiệu của tiền chuyển dạ, đó là khi cổ tử cung của mẹ bầu bắt đầu mỏng và mở rộng, và tạo tiền đề cho chuyển dạ thực sự. Một số phụ nữ bị chuột rút giống trong thời gian này.
  • Cổ tử cung bắt đầu thay đổi. Trong những ngày và tuần trước khi sinh, những thay đổi trong mô liên kết của cổ tử cung làm cho nó mềm ra và cuối cùng mỏng và mở rộng, hoặc giãn ra. Khi gần đến ngày dự sinh, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh có thể khám âm đạo trong lần khám thai để xem cổ tử cung của mẹ bầu đã bắt đầu thay đổi hay chưa.
  • Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc và độ kết dính. Trong chín tháng mang thai, nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm, đến những ngày gần chuyển dạ, nút nhầy sẽ bong ra. Trong những ngày trước khi sinh, mẹ sẽ thấy âm đạo tiết dịch nhiều hơn. Chất nhầy có thể nhuốm màu hồng hoặc đỏ.

 

 

Các dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần biết

  • Các cơn co thắt trở nên dữ dội và thường xuyên hơn, làm cổ tử cung của mẹ bầu giãn ra.
  • Nước ối vỡ, chất nhầy rò ra từ âm đạo

Hầu hết phụ nữ bắt đầu có những cơn co thắt liên tục trước khi vỡ nước ối, nhưng trong một số trường hợp, nước ối bị vỡ trước. Khi điều này xảy ra, chuyển dạ thường diễn ra ngay sau đó.

Điều gì xảy ra nếu mẹ bầu vỡ nước ối nhưng không bị co thắt?

Nếu không có những cơn co thắt trong một khoảng thời gian nhất định, có lẽ mẹ bầu sẽ cần được  kích thích để sinh vì nếu không, em bé sẽ dễ bị ngạt thở hoặc có khả năng bị nhiễm trùng do không có sự bảo vệ của túi ối.

Nếu mẹ bầu xét nghiệm dương tính với liên cầu khuẩn nhóm B, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu mẹ bầu nhập viện ngay khi vỡ ối để dùng kháng sinh.

Phân biệt chuyển dạ giả và dấu hiệu chuyển dạ thật

Khó để xác định đâu là chuyển dạ giả đâu là thật.

Tuy nhiên mẹ bầu có thể để ý tới một số dấu hiệu sau của các cơn co thắt:

  • Mạnh mẽ hơn
  • Kéo dài lâu hơn
  • Xảy ra đều đặn
  • Xuất hiện liên tục

Nếu mẹ bầu thấy âm đạo xuất hiện dịch nhầy màu hồng, rất có thể đó là những cơn co thắt thật.

Mẹ cũng sẽ có thể nhận ra sự khác biệt bằng cách định thời gian cho các cơn co thắt. Ban đầu, các cơn co thắt chuyển dạ có thể diễn ra 10 phút một lần, nhưng những cơn co thắt này sẽ không dừng lại hoặc giảm bớt dù cho mẹ bầu làm gì, dần dần, các cơn co thắt sẽ trở nên dữ dội và liên tục hơn.

Tuy nhiên, không phải mọi mẹ bầu đều có dấu hiệu chuyển dạ giống nhau.

 

 

Khi nào nên liên hệ bác sĩ?

Đến cuối thai kỳ, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh rất có thể sẽ cung cấp cho mẹ bầu những hướng dẫn rõ ràng về thời điểm để liên hệ bác sĩ.

Nếu không chắc chắn về việc mình chuyển dạ hay chưa, mẹ bầu hoàn toàn có thể gọi bác sĩ để hỏi.

Nếu việc mang thai của mẹ bầu không biến chứng gì, có lẽ bác sĩ sẽ đợi đến khi mẹ bầu có những cơn co thắt kéo dài khoảng một phút mỗi lần.

Mẹ bầu có nguy cơ sinh sớm khi bị đau thắt lương, vùng chậu và chảy máu âm đạo

Bác sĩ sẽ muốn biết các cơn co thắt của mẹ bầu gần nhau như thế nào, mỗi lần kéo dài bao lâu, chúng mạnh đến mức nào và những triệu chứng khác mà mẹ bầu gặp phải.

Gọi cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn ngay lập tức hoặc đến bệnh viện nếu:

  • Nước ối bị vỡ hoặc bị co thắt trước khi mang thai tuần thứ 37 vì mẹ bầu có thể bị chuyển dạ sớm. Các dấu hiệu khác của sinh non bao gồm chảy máu âm đạo, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng, áp lực ở vùng xương chậu hoặc đau thắt lưng.
  • Nước ối vỡ hoặc nghi ngờ rằng đang bị rò rỉ nước ối. Hãy gọi cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh nếu dịch nhầy có màu vàng, nâu hoặc xanh lục vì điều này báo hiệu sự hiện diện của phân su, phân đầu tiên của bé. Mẹ bầu cũng nên nói cho bác sĩ biết nếu dịch này có màu hồng.
  • Nhận thấy rằng em bé ít hoạt động hơn.
  • Bị chảy máu âm đạo, đau bụng liên tục và dữ dội, hoặc sốt.
  • Bắt đầu có những cơn co thắt trước 37 tuần hoặc có các dấu hiệu chuyển dạ sinh non khác
  • Bị đau đầu dữ dội hoặc kéo dài, thay đổi thị lực, đau dữ dội hoặc đau ở vùng bụng trên, sưng bất thường hoặc bất kỳ triệu chứng tiền sản giật nào khác.

Xem thêm về dấu hiệu chuyển dạ sinh non tại bài viết: Đau đẻ sớm và sinh non

Nguồn: Babycenter

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo