Sàng lọc liên cầu khuẩn nhóm B trong thai kỳ

đăng bởi

 

Liên cầu khuẩn nhóm B là gì?

Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) là một loại vi khuẩn mà nhiều người tự nhiên có trong đường ruột. Các vi khuẩn cũng có thể cư trú ở âm đạo của mẹ bầu và lây truyền cho em bé trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Mẹ bầu xét nghiệm sàng lọc liên cầu khuẩn nhóm B

Khoảng 25% phụ nữ mang thai mang GBS trong âm đạo, trực tràng hoặc khu vực xung quanh. (Vi khuẩn này không giống với liên cầu khuẩn nhóm A, loại thường gây viêm họng.)

Liên cầu khuẩn nhóm B có thể lây truyền qua quan hệ tình dục. Nhưng nó không được coi là một bệnh lây truyền qua đường tình dục vì khu vực sinh dục có thể bị nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn có trong đường tiêu hóa.

Tại sao mẹ bầu phải xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B?

Mặc dù GBS thường vô hại với người lớn khỏe mạnh, nhưng liên cầu b ở phụ nữ có thai lại có thể gây ra thai chết lưu và nhiễm trùng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh.

Kiểm tra GBS vào cuối thai kỳ - và được điều trị bằng kháng sinh khi chuyển dạ - giúp giảm đáng kể nguy cơ bị nhiễm trùng.

Đó là lý do tại sao Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyên tất cả phụ nữ mang thai nên kiểm tra GBS định kỳ sau 35 đến 37 tuần.

Nhờ vậy mà thai phụ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm b sẽ được điều trị kịp thời.

Mẹ bầu có nguy cơ mắc GBS cao nếu:

  • Dương tính với GBS trong bất cứ thời điểm nào của thai kì
  • Bị nhiễm trùng đường tiết niệu do GBS cũng là nguyên nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm b ở phụ nữ có thai
  • Trước đây có con mắc bệnh GBS

Trước khi phụ nữ mang thai được kiểm tra và điều trị thường xuyên, có khoảng 2 đến 3 em bé trong số 1.000 trẻ sinh ra mắc bệnh GBS khởi phát sớm, một căn bệnh đe dọa đến tính mạng xuất hiện trong tuần đầu tiên của cuộc đời (thường xảy ra nhất trong 24 giờ đầu sau sinh). Bây giờ, chỉ có khoảng 0,27 trường hợp trên 1.000 ca.

 

 

Hậu quả của bệnh GBS - Liên cầu khuẩn nhóm B khởi phát sớm

Bệnh GBS khởi phát sớm có thể gây nhiễm trùng trong máu (nhiễm trùng huyết), viêm phổi và đôi khi là viêm màng não.

Một số em bé, đặc biệt là những trẻ bị viêm màng não, sẽ có các vấn đề sức khỏe lâu dài, chẳng hạn như khiếm thính hoặc giảm thị lực, bại não hoặc gặp vấn đề về phát triển. Một tỷ lệ nhỏ sẽ không thể vượt qua.

Trẻ sinh non có tỷ lệ sống thấp hơn so với trẻ sinh đủ tháng và những trẻ sống sót có nguy cơ mắc các vấn đề lâu dài do căn bệnh này cao hơn.

Tại sao không cần kiểm tra và điều trị nếu dương tính với GBS trong lần khám thai lần đầu?

Mẹ bầu phải xét nghiệm vào cuối thai kỳ vì khuẩn này có thể đến và đi. Vì vậy, kết quả của một xét nghiệm sớm không thể chắc chắn được về việc mẹ bầu có mang vi khuẩn khi sinh con hay không.

Mẹ bầu có thể âm tính với GBS tại một thời điểm trong thai kỳ và dương tính với loại khuẩn này khi chuyển dạ, hoặc ngược lại. Vì lý do tương tự, mẹ bầu cần được kiểm tra trong mỗi lần mang thai.

Lần khám thai đầu tiên không thể quyết định việc mẹ mắc bệnh và cần được điều trị ngay

Tương tự như vậy, uống thuốc kháng sinh trước khi chuyển dạ không ngăn vùng sinh dục của mẹ bầu bị nhiễm khuẩn trở lại, vì vậy - khác với điều trị trong khi chuyển dạ - kháng sinh không làm giảm nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) do GBS gây ra trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ được điều trị bằng kháng sinh đường uống ngay lập tức và cấy nước tiểu lặp lại sau khi điều trị để đảm bảo hết nhiễm trùng.

Mặc dù kháng sinh đường uống sẽ đối phó với vi khuẩn trong đường tiết niệu của mẹ bầu, nhưng một số vi khuẩn có thể vẫn còn ở vùng sinh dục hoặc quay trở lại đường tiết niệu sau đó.

Có GBS trong nước tiểu là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu có rất nhiều GBS trong đường sinh dục, vì vậy mẹ bầu sẽ được tiêm kháng sinh IV khi chuyển dạ.

Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B như thế nào?

Bác sĩ sẽ dùng gạc để thấm vào phần dưới của âm đạo và trực tràng, sau đó gửi các mẫu đến phòng thí nghiệm để nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy để xác định xem có vi khuẩn GBS hay không. Mẹ bầu sẽ nhận được kết quả trong vòng hai đến ba ngày.

Một số bệnh viện cung cấp các xét nghiệm GBS nhanh chóng có thể được thực hiện trong quá trình chuyển dạ, với kết quả có sẵn trong một giờ hoặc lâu hơn.

Nhưng những xét nghiệm nhanh chóng này thường không chính xác bằng các xét nghiệm được thực hiện kỹ lưỡng, nên tốt nhất, mẹ bầu hãy thực hiện xét nghiệm vào khoảng thời gian từ tuần 35 đến tuần 37.

Mẹ bầu dương tính với liên cầu khuẩn nhóm B phải làm sao?

Kết quả dương tính chỉ có nghĩa là đang có vi khuẩn trong cơ thể mẹ bầu. Điều này không đồng nghĩa với việc mẹ hoặc em bé chắc chắn sẽ bị bệnh.

Uống kháng sinh trong quá trình chuyển dạ làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh.

Điều trị cũng làm giảm nguy cơ phát triển nhiễm trùng GBS (chẳng hạn như nhiễm trùng tử cung) khi chuyển dạ hoặc sau sinh.

Nếu dương tính với GBS, mẹ bầu sẽ bắt đầu dùng thuốc kháng sinh ngay khi bắt đầu chuyển dạ hoặc nước ối bị vỡ.

Lý tưởng nhất là bắt đầu dùng kháng sinh ít nhất bốn giờ trước khi sinh, nhưng nếu chuyển dạ rất nhanh, mẹ có thể không có nhiều thời gian như vậy.

Hãy thoải mái rằng dù chỉ dùng kháng sinh chỉ một vài giờ trước khi sinh cũng sẽ giảm nguy cơ nhiễm khuẩn cho em bé.

Và cố gắng đừng lo lắng, vì chỉ có một khả năng nhỏ là em bé sẽ bị bệnh, đặc biệt là nếu bé đủ tháng, mẹ bầu không bị sốt và màng ối không bị vỡ quá lâu, nguy cơ mắc khuẩn này càng thấp.

Chuyển dạ trước khi có kết quả GBS phải làm sao?

Nếu không biết liệu mình có mang vi khuẩn khi chuyển dạ hay không, mẹ sẽ được điều trị bằng kháng sinh nếu có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào sau đây:

  • Chuyển dạ sinh non, hoặc nước ối bị vỡ trước 37 tuần.
  • Khoảng thời gian giữa vỡ ối và sinh con dài (18 giờ trở lên)
  • Bị sốt khi chuyển dạ (Hơn 38 độ C).

Tác dụng phụ của kháng sinh khi điều trị GBS cho bà bầu

Có lẽ mẹ bầu sẽ được dùng penicillin, loại thuốc ưu tiên để điều trị GBS và an toàn cho trẻ nhỏ. 10% phụ nữ mang thai dùng penicillin phát triển các triệu chứng dị ứng nhẹ, chẳng hạn như phát ban.

Rất hiếm khi (1 trên 10.000 trường hợp), penicillin gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng cần điều trị khẩn cấp.

Nếu đã có phản ứng dị ứng với penicillin trước đó, bác sĩ sẽ yêu cầu phòng thí nghiệm kiểm tra để tìm ra loại kháng sinh nào khác sẽ có tác dụng với mẹ. Nếu không biết mình có dị ứng với penicillin hay không, hãy yêu cầu kiểm tra trước khi sử dụng.

 

 

Mẹ nhiễm GBS, trẻ sinh ra cần có cần theo dõi?

Nếu mẹ bầu mang GBS, em bé sẽ được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu nhiễm trùng - cho dù mẹ đã được điều trị bằng kháng sinh khi chuyển dạ.

Các nghiên cứu cho thấy 90% trẻ sơ sinh mắc bệnh GBS khởi phát sớm bắt đầu có dấu hiệu bị bệnh trong vòng 24 giờ đầu đời.

Những dấu hiệu này bao gồm khó thở, khó chịu bất thường, yếu ớt bất thường, gặp vấn đề ăn uống, hôn mê (ngủ lịm đi), co giật và nhiệt độ không ổn định. Nếu mẹ nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào, hãy nhờ giúp đỡ ngay lập tức.

Nếu các bác sĩ có bất kỳ lo ngại nào về việc em bé bị nhiễm bệnh, họ sẽ tiến hành xét nghiệm máu và tùy thuộc vào hoàn cảnh, chụp X-quang ngực và lấy dịch tủy sống. Em bé sẽ bắt đầu được dùng kháng sinh ngay lập tức.

Nếu em bé không có dấu hiệu nhiễm trùng, mẹ thường có thể đưa bé về nhà sau một hoặc hai ngày.

Nếu muốn về nhà sớm hơn, bác sĩ có thể đồng ý xuất viện sau 24 giờ miễn là:

  • Mẹ bầu uống kháng sinh ít nhất bốn giờ trước khi sinh.
  • Không có dấu hiệu nhiễm trùng trong quá trình chuyển dạ.
  • Em bé đủ tháng, có vẻ khỏe mạnh và không có vấn đề gì khác.
  • Mẹ bầu hoàn toàn hiểu hướng dẫn của bác sĩ để quan sát tại nhà.
  • Dễ tiếp cận chăm sóc y tế.

Nếu không, em bé sẽ cần phải ở lại bệnh viện ít nhất 48 giờ để quan sát.

Nếu em bé bị sinh non, có thể bé sẽ được thực hiện một số xét nghiệm và có thể cần ở lại lâu hơn, ngay cả khi mẹ bầu đã được điều trị trong khi chuyển dạ và bé không có dấu hiệu nhiễm trùng. Điều này là do trẻ sinh non dễ mắc bệnh GBS.

Trẻ có thể bị nhiễm GBS sau này không?

Em bé có thể bị nhiễm GBS sau tuần đầu tiên (thường trong vòng ba tháng). Đây được gọi là bệnh GBS khởi phát muộn và bệnh này chiếm khoảng một nửa trong số tất cả các bệnh GBS ở trẻ sơ sinh.

GBS khởi phát muộn có thể gây ra các vấn đề tương tự như GBS khởi phát sớm và ảnh hưởng đến 3 trên 10.000 trẻ sơ sinh.

Trẻ bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B có tỉ lệ cao hơn khi bị sinh non

Cũng như GBS khởi phát sớm, trẻ sinh non có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn. Ngoài ra, với GBS khởi phát muộn, trẻ dễ bị mắc chứng viêm màng não hơn.

Cho dù mẹ có xét nghiệm dương tính với GBS hay không, nếu em bé có dấu hiệu bị bệnh hoặc trông không ổn, hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức. Các dấu hiệu nên liên hệ với bác sĩ của bé bao gồm lờ đờ, khó chịu bất thường, bú kém, nôn và sốt.

Ngăn chặn GBS khởi phát muộn như thế nào?

Uống kháng sinh khi chuyển dạ sẽ không ngăn ngừa bệnh GBS khởi phát muộn.

Chỉ một nửa số trẻ mắc bệnh khởi phát muộn có mẹ là người mang GBS và không ai biết những người khác bị nhiễm vi khuẩn như thế nào, vì vậy việc phòng ngừa là khó khăn.

Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu vắc-xin sàng lọc liên cầu khuẩn nhóm B nhằm mục đích loại bỏ cả bệnh khởi phát sớm và muộn.

Loại vắc xin này cũng có thể ngăn ngừa bệnh GBS hiếm gặp của mẹ bầu và các tác dụng phụ có thể xảy ra đối với thai kỳ.

Nguồn: Babycenter

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti