MỤC LỤC
Rặn đẻ theo hướng dẫn được thực hiện như thế nào?
Rặn đẻ tự nhiên và rặn đẻ theo hướng dẫn khác nhau như thế nào?
Có nhiều cách để rặn đẻ
Một kỹ thuật rặn đẻ được thực hành rộng rãi là đẩy theo hướng dẫn. Với kỹ thuật rặn đẻ này, một hộ sinh (thường là y tá) sẽ hướng dẫn mẹ bắt đầu rặn ngay khi tử cung giãn hoàn toàn đến 10cm.
Một kỹ thuật khác được gọi là rặn đẻ tự nhiên. Trong phương pháp này, mẹ cần nghe theo sự thúc giục tự nhiên của cơ thể, và rặn khi cảm thấy sẵn sàng. Mẹ có thể rặn bằng nhiều cách miễn là mẹ cảm thấy phù hợp.
Cách rặn đẻ giúp mẹ đỡ đau và sinh bé yêu trong tích tắc sẽ được các y tá hướng dẫn và hỗ trợ mẹ
Mẹ bầu nên nghỉ ngơi một hoặc hai giờ khi bắt đầu giai đoạn chuyển dạ thứ hai (trừ khi có nhu cầu sinh sớm hơn). Đặc biệt nếu mẹ được gây tê màng cứng hoặc nếu đây là lần sinh đầu tiên thì càng cần dành thời gian nghỉ ngơi để lấy lại sức.
Khoảng thời gian nghỉ ngơi này giúp bé có thời gian tự tụt xuống và giúp mẹ bầu tiết kiệm năng lượng cho việc rặn. Giai đoạn rặn đẻ có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
Rặn đẻ theo hướng dẫn được thực hiện như thế nào?
Rặn đẻ theo hướng dẫn được tiến hành khi cổ tử cung mở ra 10cm, đánh dấu sự bắt đầu của giai đoạn chuyển dạ thứ hai.
Cách thở khi sinh lúc này là mẹ hít một hơi thật sâu vào đầu mỗi cơn co thắt, giữ lại, sau đó siết cơ bụng và rặn xuống với lực lớn nhất có thể trong khi y tá đếm đến 10.
Sau đó, mẹ bầu hít một hơi thật nhanh và đẩy thêm vài lần nữa.
Để tránh rách âm đạo, các bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ ngừng rặn khi đầu em bé xuất hiện ở lỗ âm đạo.
Rặn đẻ tự nhiên và rặn đẻ theo hướng dẫn khác nhau như thế nào?
Rặn trong đẻ thường
Trong rặn đẻ tự nhiên, mẹ tuân theo sự thúc giục tự nhiên của cơ thể.
Các mẹ thực hiện các động tác rặn tự nhiên thường không hít thở sâu trước và thở ra trong khi rặn thay vì nín thở. Vai trò của người hộ sinh là nhắc nhở mẹ lắng nghe cơ thể và khuyến khích mẹ nỗ lực hết sức có thể.
Mẹ có thể cảm thấy được một sự thôi thúc không thể kiểm soát khi rặn ngay khi âm đạo bị giãn ra hoàn toàn. Nhưng nhiều mẹ lại không cảm nhận được, đặc biệt là những mẹ phải gây tê ngoài màng cứng.
Nếu cảm thấy không thể cố gắng được trong thời điểm này, mẹ có thể nghỉ ngơi trong khi em bé tiếp tục tụt xuống do lực từ những cơn co thắt.
Bụng bầu khi thai nhi tụt xuống
Nếu sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng, mẹ vẫn có thể cảm thấy muốn rặn khi em bé tụt xuống đủ thấp, nhưng đôi lúc phương pháp này sẽ khiến mẹ bầu không có cảm giác này.
(Nếu mẹ không thể cảm nhận được thì các nữ hộ sinh có thể hướng dẫn mẹ.)
Khi mẹ bắt đầu cảm thấy muốn rặn, mẹ bầu có thể chỉ cần rặn một chút trong lúc cao điểm của cơn co thắt lúc đầu chứ không phải rặn suốt mỗi lần co thắt. Ngoài ra, các cú rặn tự nhiên sẽ ngắn hơn nhưng thường xuyên hơn.
Khi em bé tụt xuống và gây áp lực ngày càng lớn lên sàn chậu của mẹ (các cơ và các mô khác hỗ trợ tử cung, âm đạo, bàng quang và trực tràng), mẹ sẽ bắt đầu rặn mạnh hơn và thường xuyên hơn trong các cơn co thắt. Mẹ hoàn toàn có thể kêu gào, rên rỉ khi rặn.
Những lợi ích và bất lợi của rặn đẻ theo hướng dẫn
Các nghiên cứu trước đây cho rằng giai đoạn thứ hai kéo dài có thể gây nguy hiểm cho em bé, vì vậy việc thực hành rặn theo hướng dẫn diễn ra như một nỗ lực để rút ngắn giai đoạn này.
Tuy nhiên, vào cuối những năm 1970, nghiên cứu mới chỉ ra rằng nếu việc theo dõi cho thấy em bé vẫn trong tình trạng tốt suốt quá trình chuyển dạ, thì giai đoạn hai chuyển dạ dài không ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Một số chuyên gia từ đó cũng đặt ra những nghi vấn với phương pháp rặn theo hướng dẫn.
Cách sinh nhanh cho mẹ bầu là thực hành những bài tập yoga thường xuyên
Trên thực tế rặn theo hướng dẫn có nhiều lợi ích trong một số trường hợp. Cách rặn này phù hợp nếu mẹ bầu quá sợ hãi hoặc căng thẳng trong quá trình chuyển dạ đến nỗi không thể cảm nhận được tín hiệu của cơ thể. Một số mẹ bầu không thể thích ứng nổi với cảm giác đó nên không muốn rặn.
Không có nhiều khác biệt giữa rặn theo hướng dẫn và rặn tự nhiên, mẹ bầu hoàn toàn có thể lựa chọn theo mong muốn của mình.
Tuy nhiên, rặn đẻ theo hướng dẫn có thể dẫn đến:
- Ảnh hưởng đến cấu trúc tiết niệu và xương chậu
- Rách tầng sinh môn
- Ảnh hưởng đến nhịp tim của thai nhi
- Khiến mẹ bầu căng thẳng và mệt mỏi
- Chỉ số Apgar thấp hơn (Bài kiểm tra sức khỏe đầu tiên mà bé thực hiện sau khi chào đời nhằm đánh giá tổng quát sức khỏe của con)
- Tỉ lệ phải sinh mổ hoặc dùng kẹp kẹp thai cao hơn
Nhiều nữ hộ sinh cũng cho rằng việc rặn theo hướng dẫn có thể làm mất đi bản năng về thời điểm và cách rặn của người mẹ và khiến việc sinh nở nặng nề hơn.
Mẹ bầu nên rặn đẻ như thế nào?
Nhiều chuyên gia cho rằng rặn đẻ theo hướng dẫn sẽ có ích trong một số trường hợp nhưng không nên lạm dụng.
Trong hầu hết các tình huống, tốt nhất là đợi cho đến khi mẹ cảm thấy bị thôi thúc tự nhiên rồi mới bắt đầu rặn đẻ, kể cả trường hợp gây tê màng cứng.
Nếu gây tê ngoài màng cứng khiến mẹ không có cảm giác muốn rặn, mẹ có thể đợi một hoặc hai giờ sau khi cổ tử cung giãn hoàn toàn hoặc cho đến khi đầu của bé tụt xuống rất thấp trong xương chậu rồi mới bắt đầu rặn.
Nguồn: Babycenter
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo