Theo dõi thai nhi trong quá trình chuyển dạ và một số vấn đề mẹ cần biết

đăng bởi Nguyễn Khải

Trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ sẽ theo dõi thai nhi qua máy monitor. Cụ thể, bác sĩ sẽ theo dõi tim thai cũng như theo dõi các cơn co tử cung, cơn gò tử cung trong các giai đoạn chuyển dạ. Mẹ cũng có thể được theo dõi tim thai trong chuyển dạ tại nhà nếu muốn. Để tìm hiểu kỹ hơn mời ba mẹ tham khảo bài viết!

Tại sao cần theo dõi thai nhi trong quá trình chuyển dạ?

Chuyển dạ có thể gây căng thẳng cho cả mẹ và em bé sắp chào đời. Trong cơn co thắt, em bé bị ép chặt trong tử cung (dạ con), làm gián đoạn việc cung cấp máu từ nhau thai của mẹ.

Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và thai nhi có thể tự điều chỉnh được vấn đề này. Nhưng một số em bé sẽ gặp nhiều nguy hiểm hơn. Ví dụ, nếu con không phát triển tốt trong thai kỳ, hoặc nếu mẹ bầu bị tiền sản giật thai nhi sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình chuyển dạ. 

Tuy nhiên, hiện đã có nhiều cách để theo dõi em bé và đảm bảo rằng con vẫn khỏe mạnh khi bước chân vào thế giới này.

Thai nhi sẽ được theo dõi trong suốt quá trình mẹ chuyển dạ

Thai nhi sẽ được theo dõi trong suốt quá trình mẹ chuyển dạ

Trong khi chuyển dạ, nữ hộ sinh sẽ theo dõi nhịp tim của trẻ. Nhờ vậy các nữ hộ sinh sẽ biết liệu con có đang ở trong trạng thái tốt khi chuyển dạ hay không. Nếu bé có thể gặp nguy hiểm, bác sĩ sẽ đề nghị sinh mổ.

Theo dõi tim thai ngắt quãng 

Trong suốt thai kỳ, bác sĩ sẽ nghe nhịp tim của em bé trong các buổi khám thai tiền sản. Bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm Doppler cầm tay (Sonicaid) hoặc ống nghe (ống nghe tim thai Pinard). Nếu bác sĩ sử dụng Sonicaid thì mẹ bầu cũng có thể nghe thấy tiếng tim mình đập rất nhanh.

Lắng nghe nhịp tim của em bé bằng Sonicaid hoặc Pinard trong chuyển dạ là thủ thuật cần thiết. Thủ thuật này sẽ không gây trở ngại quá nhiều hay khiến mẹ bầu khó chịu. Mẹ chỉ cần giữ yên tư thế trong một phút (có thể lâu hơn) trong khi nữ hộ sinh lắng nghe tim thai. Sau đó mẹ có thể di chuyển bình thường.

Nữ hộ sinh sẽ theo dõi bé 15 phút một lần sau khi cơn co thắt diễn ra trong giai đoạn chuyển dạ tích cực. Sau đó, nữ hộ sinh sẽ theo dõi năm phút một lần khi mẹ bầu ở giai đoạn rặn đẻ.

Theo dõi tim thai liên tục

Nếu mẹ hoặc bé có vấn đề về sức khỏe khi mang thai, quá trình chuyển dạ sẽ được theo dõi liên tục. Bác sĩ sẽ dùng thiết bị Máy ghi tim thai điện tử (EFM) hay còn gọi là Máy theo dõi sản khoa (CTG).

Mẹ bầu sẽ được theo dõi liên tục nếu:

  • Bị huyết áp cao hoặc tiền sản giật.
  • Bị bệnh tiểu đường.
  • Nước ối bị vỡ trước khi chuyển dạ bắt đầu và đã bị vỡ khoảng hơn 24 tiếng.
  • Mẹ bầu đã từng sinh mổ trong quá khứ.
  • Thai nhi nhỏ hơn dự kiến.
  • Mẹ mang thai sinh đôi.
  • Chỉ số BMI khoảng 40 hoặc cao hơn.

Đôi khi các trường hợp bầu bình thường có thể diễn biến phức tạp trong giai đoạn bắt đầu chuyển dạ. Bác sĩ sẽ quyết định theo dõi chuyển dạ liên tục nếu:

  • Nước ối của mẹ chứa một lượng lớn phân su (loại phân đầu tiên của bé).
  • Nữ hộ sinh phát hiện ra các vấn đề với nhịp tim của em bé trong khi chuyển dạ.
  • Mẹ bầu dần dần có thân nhiệt cao hơn.
  • Mẹ bị chảy máu tươi từ âm đạo trong quá trình chuyển dạ.
  • Thời gian chuyển dạ kéo dài trong giai đoạn đầu tiên hoặc giai đoạn thứ hai
  • Chuyển dạ bị thúc đẩy với một giọt hoóc môn tổng hợp (oxytocin).

Nếu mẹ bầu sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng khi chuyển dạ, em bé sẽ được theo dõi liên tục trong ít nhất 30 phút kể từ mũi tiêm gây tê ngoài màng cứng đầu tiên. Sau đó, con sẽ được theo dõi một lần nữa trong mỗi lần gây tê màng cứng của mẹ.

Ngay cả khi việc chuyển dạ không có vấn đề gì, các mẹ vẫn có thể yêu cầu được theo dõi liên tục để an tâm hơn. 

Quá trình theo dõi thai nhi liên tục

Trong quá trình ghi tim thai điện tử, một thiết bị cảm biến điện tử được đặt trên bụng của mẹ để đo các cơn co thắt. Sau đó, một thiết bị khác được đặt trên trái tim của em bé để đo nhịp tim đập. Mỗi thiết bị cảm biến được gắn vào một dây kết nối với máy chủ, và dây đai đàn hồi giữ các cảm biến ở đúng chỗ.

Máy monitor giúp theo dõi tim thai

Máy monitor giúp theo dõi tim thai

Dây đai có thể mang lại cảm giác khá căng trên bụng của mẹ, vì vậy nếu không thoải mái mẹ hãy yêu cầu y tá nới lỏng đai.

Máy sẽ đọc số liệu nhịp tim của bé. Nhịp tim sẽ thay đổi theo từng nhịp và cách đọc sẽ giống như sau:

140 142 139 141 144 140

Màn hình sẽ tạo ra một khung vẽ đồ thị có hai đường chạy trên đó. Một đường cho thấy nhịp tim của con và đường còn lại thể hiện các cơn co thắt của người mẹ. Bằng cách xem xét mối quan hệ giữa hai đường, nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ thấy được tiến trình đối phó với các cơn co thắt chuyển dạ của bé.

Một số bệnh viện có hệ thống giám sát không dây gọi là giám sát từ xa. Thiết bị này cho phép mẹ bầu di chuyển xung quanh một cách tự do hơn, miễn là ở trong phạm vi quy định.

Trong một số trường hợp, một cái kẹp nhỏ sẽ được đặt trên đầu của bé để theo dõi nhịp tim. Kỹ thuật  này chỉ có thể được thực hiện khi mẹ đã vỡ ối, được gọi là điện cực da đầu thai giúp cung cấp khả năng đọc chính xác hơn. Thiết bị này cũng được sử dụng cùng với các cảm biến được đặt trên bụng mẹ. Nếu được sử dụng riêng, mẹ bầu sẽ di chuyển dễ dàng hơn.

Nếu mẹ thắc mắc tại sao mẹ nên sử dụng kỹ thuật điện cực da đầu thai có thể đặt câu hỏi trực tiếp với bác sĩ hoặc y tá.

Độ chính xác của phương pháp theo dõi tim thai liên tục

Ngay cả các chuyên gia y tế được đào tạo bài bản đôi khi cũng gặp khó khăn trong việc diễn giải các số liệu trên màn hình điện tử một cách chính xác và chắc chắn. Khi đó một bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm sẽ được mời tới hỗ trợ.

Tuy nhiên, bác sĩ sẽ không quyết định các phương án chăm sóc bà bầu chuyển dạ chỉ dựa trên phát hiện của máy ghi tim thai. Bác sĩ và các nữ hộ sinh sẽ tính đến các yếu tố khác như cảm giác của mẹ, cử động của bé và các dấu hiệu bất thường.

Bác sĩ có thể sử dụng phương án thử vuốt da đầu của bé để theo dõi phản ứng nhịp tim. Hoặc bác sĩ sẽ lấy máu từ da đầu của con để kiểm tra nồng độ oxy (kỹ thuật lấy mẫu máu thai nhi - FBS)

Kỹ thuật lấy mẫu máu thai nhi

Để lấy mẫu máu của thai nhi, bác sĩ sẽ đưa một chiếc que có lưỡi dao nhỏ gắn vào âm đạo của mẹ. Sau đó lấy ra một lượng máu nhỏ từ phần đầu của em bé. Đầu của con sẽ được phun thuốc gây tê cục bộ trước. Vì vậy mà thủ thuật này sẽ không gây đau đớn cho cả hai mẹ con.

Bằng cách phân tích lượng oxy trong mẫu máu, bác sĩ có thể đánh giá chính xác hơn tình trạng cơ thể bé thích nghi với quá trình chuyển dạ. Nếu mẫu máu có đủ lượng oxy, mẹ bầu sẽ được thông báo rằng mọi thứ đều ổn. Nếu có ít oxy trong mẫu máu, bác sĩ sẽ lấy một mẫu khác vào khoảng 30 phút sau.

Nếu bác sĩ cho rằng em bé cần được sinh ra càng sớm càng tốt, bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên lựa chọn phương pháp sinh có hỗ trợ hoặc sinh mổ.

Việc theo dõi sẽ ảnh hưởng đến chuyển dạ như thế nào?

Để sử dụng Sonicaid hoặc Pinard theo dõi nhịp tim của thai nhi, nữ hộ sinh cần xác định vị trí của em bé trong bụng của mẹ. Các nữ hộ sinh sẽ nhanh chóng xác định được vị trí kể cả khi mẹ đang  quỳ, ngồi hay trong bồn nước trợ sinh.

Việc được theo dõi liên tục bằng các cảm biến điện tử có thể khiến mẹ bầu khó di chuyển hơn, trừ khi bệnh viện sử dụng hệ thống đo từ xa.

Tuy nhiên, sử dụng thiết bị theo dõi không có nghĩa là chị em cần dành toàn bộ thời gian chuyển dạ để nằm. Mẹ vẫn có thể đứng, quỳ, ngồi hoặc sử dụng bóng sinh để làm giãn xương chậu trong các cơn co thắt. Nữ hộ sinh sẽ giúp đỡ và khuyến khích mẹ bầu di chuyển nhiều nhất có thể trong khi tim thai đang được theo dõi. Mẹ có thể ngồi trên một quả bóng sinh. Tư thế đó sẽ thoải mái hơn nằm trên giường hàng giờ đồng hồ. Thỉnh thoảng mẹ hãy đứng lên và thử một tư thế khác, có thể là nghiêng về phía trước trên quả bóng sinh hoặc trên giường.

Mẹ bầu có thể được theo dõi trong một bồn tắm hoặc bồn nước trợ sinh không?

Nếu sinh con trong bồn tắm hoặc bồn nước trợ sinh, nhịp tim của trẻ sẽ được theo dõi bằng máy Sonicaid chống nước đặc biệt. Mẹ bầu sẽ không phải nâng bụng lên bề mặt nước.

Nếu nữ hộ sinh phát hiện em bé đang gặp vấn đề, mẹ sẽ được yêu cầu ra khỏi bồn để theo dõi bằng các cảm biến điện tử trong một khoảng thời gian. Nếu mọi thứ đều bình thường thì mẹ có thể quay lại bồn trợ sinh.

Mẹ bầu có thể được theo dõi tại nhà không?

Nếu mẹ muốn sinh con tại nhà, bác sĩ và nữ hộ sinh sẽ lắng nghe nhịp tim của bé bằng Sonicaid hoặc Pinard giống như ở trong bệnh viện. Bác sĩ cũng sẽ có thể nhanh chóng phát hiện ra nếu có vấn đề gì xảy ra với bé.

Theo dõi tim thai liên tục có giúp chuyển dạ an toàn hơn?

Hiện đã có thêm nhiều biện pháp can thiệp trong quá trình chuyển dạ, bao gồm cả sinh mổ và sinh có hỗ trợ nhưng không có cải thiện về kết quả nếu không theo dõi em bé. Vì vậy các nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm hiểu về ưu và nhược điểm của phương pháp theo dõi tim thai (EFM).

Việc theo dõi tim thai đôi khi cũng hạn chế khả năng di chuyển của mẹ bầu. Điều này gây ảnh hưởng tới mẹ và dẫn đến việc cần sử dụng nhiều biện pháp can thiệp hơn.

Mẹ bầu có thể từ chối theo dõi không?

Lựa chọn có theo dõi tim thai hay không là do mẹ nhưng hãy cố gắng đừng lo lắng nhé. Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ nói chuyện và giải thích lý do mẹ nên dùng một phương pháp theo dõi cụ thể nào đó. 

Trừ một vài trường hợp chẳng hạn như chuyển dạ sớm, các bác sĩ vẫn chưa có đủ cơ sở để xác định phương pháp theo dõi tốt nhất dành cho mẹ.

Việc đưa ra quyết định ngay lập tức là rất khó khăn. Vì vậy mẹ hãy thảo luận về quyết định sử dụng phương pháp này với bác sĩ và nữ hộ sinh trước khi chuyển dạ.

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo