Cẩm nang ốm nghén dành cho mọi mẹ bầu trên đời

đăng bởi Thanh Thanh

Tin vui có một em bé đáng yêu đang lớn lên trong bụng mẹ thật là hạnh phúc! Đây cũng chính là lúc mẹ bầu đối mặt với cửa ải đầu tiên trên hành trình đến với con yêu: ốm nghén. Vậy ốm nghén là gì? Ốm nghén có thể nói cho mẹ biết điều gì? Mẹ đã biết cách giảm ốm nghén hiệu quả? Mẹ hãy cùng POH tìm hiểu ngay nhé!


Ốm nghén là gì?

Ốm nghén là cảm giác buồn nôn, có thể kèm theo nôn ói mà nhiều mẹ thường gặp phải khi mang thai trong ba tháng đầu. Trên thực tế, có khoảng 80% phụ nữ bị ốm nghén khi mang thai.

Tình trạng này rất phổ biến và không gây nguy hiểm cho mẹ và bé, trừ trường hợp ốm nghén nghiêm trọng. Nhưng chẳng cần đến ốm nghén thì mẹ bầu đã thật mệt mỏi rồi giờ còn khó chịu hơn nữa. Ốm nghén thực sự trở thành vấn đề đáng chú ý nếu mẹ bị nôn ói quá nhiều và bắt đầu giảm cân.

Hiện chưa có nghiên cứu cụ thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây ốm nghén khi mang thai. Ốm nghén có thể đến từ sự kết hợp của nhiều thay đổi về mặt thể chất đang diễn ra trong cơ thể mẹ bầu. Một số nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Hormone hCG tăng nhanh trong thời kỳ đầu mang thai. Các nhà khoa học chưa giải thích được hCG góp phần gây ra cảm giác buồn nôn như thế nào, nhưng cảm giác buồn nôn có xu hướng tăng mạnh vào cùng thời điểm với mức độ hCG đang đi lên. 
  • Nội tiết tố: Estrogen cũng tăng nhanh trong thời kỳ đầu mang thai. Sự gia tăng estrogen có thể là nguyên nhân làm khứu giác của mẹ nhạy cảm với các loại mùi và dẫn đến chán ăn mà nhiều mẹ gặp phải trong ba tháng đầu.
  • Dạ dày trở nên nhạy cảm: Khi mang thai đường tiêu hóa trở nên nhạy cảm hơn với những thay đổi của thời kỳ đầu mang thai. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ có vi khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày dễ bị buồn nôn và nôn ói hơn. 
  • Di truyền: Có hai gen liên quan đến sự phát triển của nhau thai là GDF15 và IGFBP7 liên quan đến chứng nghén nặng, dạng ốm nghén nghiêm trọng nhất. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những phụ nữ bị chứng nghén nặng có lượng protein cao bất thường, được biểu hiện bởi các gen này. Hiện họ đang cố gắng tìm hiểu phương thức tác động đến mức protein này để điều trị chứng ốm nghén nặng.
  • Mang đa thai: Nếu mẹ đang mang thai đôi hoặc ba, mẹ có nhiều khả năng bị buồn nôn hoặc nôn ói nhiều hơn trong thai kỳ. Điều này có thể là do nồng độ hCG, estrogen hoặc các hormone khác trong cơ thể cao hơn so với mang thai đơn. 

Mẹ quá mệt mỏi vì ốm nghén

Biểu hiện ốm nghén như thế nào?

Sau đây là những biểu hiện thường thấy khi mẹ ốm nghén. Những biểu hiện này có khi còn xuất hiện trước cả khi mẹ biết tin vui có em bé.

  • Buồn nôn, có hoặc không nôn ói trong tam cá nguyệt đầu tiên. Cảm giác buồn nôn khi mang thai như thế nào? Nó khó chịu giống hệt như cảm giác nôn nao khi mẹ bị say tàu xe vậy.
  • Buồn nôn thường xảy ra vào buổi sáng nhưng có thể tái phát bất cứ lúc nào hoặc kéo dài cả ngày.
  • Mẹ cảm thấy buồn nôn khi ngửi một số loại thực phẩm nhất định và các mùi kích thích như nước hoa, xà phòng thơm, khói thuốc lá...
  • Buồn nôn, đầy hơi sau khi ăn, đặc biệt là thức ăn cay.
  • Buồn nôn hoặc nôn do nóng và tiết nhiều nước bọt.

Triệu chứng ốm nghén bắt đầu khi nào và kéo dài bao lâu?

Ốm nghén thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ năm hoặc thứ sáu của thai kỳ và có cảm nhận rõ rệt hơn trong những tháng tiếp theo. Ốm nghén thường biến mất vào khoảng tuần thứ 14 đến 20 của thai kỳ.

Ốm nghén cả ngày có bình thường không?

Vâng, ốm nghén có thể xảy ra bất cứ lúc nào và kéo dài cả ngày luôn. Một số mẹ bị ốm nghén cảm thấy các triệu chứng liên tục, trong khi có những mẹ ốm nghén nặng hơn vào buổi sáng và giảm bớt sau đó. Và một số mẹ khác lại cảm thấy ổn vào ban ngày, rồi lại vật vã với ốm nghén vào ban đêm.

Ốm nghén suốt thai kỳ có bình thường không?

Trường hợp này không phổ biến, nhưng vẫn có một số ít mẹ mang thai bị ốm nghén kéo dài sang tam cá nguyệt thứ hai và thậm chí là tam cá nguyệt thứ ba. Mẹ nên nói chuyện với bác sĩ sản của mình nếu buồn nôn hoặc nôn kéo dài hơn 20 tuần của thai kỳ. Ốm nghén kéo dài không chỉ khiến mẹ mệt mỏi khổ sở, không thể tăng cân lành mạnh mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần.

Trong một số trường hợp buồn nôn và nôn có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe khác chứ không phải do mang thai, vì vậy mẹ nên đi kiểm tra tình trạng ốm nghén kéo dài bất thường, đặc biệt là khi mẹ bị ốm nghén trở lại sau khi đã khỏi được vài tuần.

Buồn nôn là biểu hiện ốm nghén thường thấy

Các kiểu nghén khi mang thai

Ốm nghén nhẹ

Ốm nghén nhẹ khi mang thai thường ở mức độ buồn nôn nhẹ nhàng và các biểu hiện của nghén không kéo dài liên tục và cũng không quá ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ bầu. 

Mẹ ốm nghén nhẹ thường chỉ buồn nôn chứ không bị nôn. Đôi lúc mẹ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, đầy hơi, vẫn ăn uống bình thường nhưng nhạy cảm hơn với thức ăn có mùi mạnh. 

Ốm nghén nặng

Nghén nặng có những triệu chứng nghiêm trọng hơn như:

  • Nôn nhiều hơn (thường là 3-4 lần mỗi ngày)
  • Buồn nôn dữ dội, dai dẳng
  • Giảm cân (sụt 5% trọng lượng cơ thể trước khi mang thai)
  • Tăng tiết nước bọt
  • Các triệu chứng mất nước (nước tiểu sẫm màu, nhức đầu, da khô, suy nhược và cảm thấy lâng lâng)
  • Táo bón
  • Chán ăn
  • Vàng da

Như vậy ốm nghén nặng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của mẹ. Lúc này mẹ không chỉ thấy buồn nôn mà xảy ra tình trạng nôn ói nhiều và khó kiểm soát. Chính vì nôn nhiều nên cơ thể mất nhiều nước, ít đi tiểu dẫn đến mệt mỏi, rệu rã, nhức đầu, chóng mặt. Mẹ nhạy cảm với mùi của thức ăn dù là mùi nhẹ, không ăn uống được và còn có thể mất vị giác. 

Khác với ốm nghén nhẹ, nghén nặng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, không kể ngày hay đêm và có thể kéo dài suốt cả thai kỳ. Nếu tình trạng nôn ói vẫn tiếp diễn vào 3 tháng cuối thì có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, gây mê sảng, co giật, nhau bong non, viêm đường tiết niệu… làm nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ và ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ cần chú ý đến các triệu chứng ốm nghén của mình, không chủ quan và phải đi gặp bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt để có phương án điều trị kịp thời. 

Ốm nghén ngủ

Nghén ngủ là tình trạng cơn buồn ngủ bất chợt ập đến dù mẹ đã ngủ khá nhiều. Giấc ngủ của mẹ có thể kéo dài nhiều giờ. Nguyên nhân của nghén ngủ là do cơ thể sản sinh hormone progesterone làm mẹ buồn ngủ. Nghén ngủ thường xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ. Những tháng giữa và cuối thai kỳ, nghén ngủ vẫn có thể xuất hiện nhưng nhẹ hơn và giấc ngủ ngắn hơn. 

Nghé ngủ thường xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ

Ốm nghén chua

Nghén chua là tình trạng mẹ thèm vị chua và có thể ăn đồ ăn có vị chua mạnh kể cả khi trước đây mẹ không thể ăn. Nguyên nhân là do cơ thể mẹ tiết ra hormone ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, khiến lượng acid cần để tiêu hóa thức ăn bị thiếu hụt. Ăn chua có thể giúp mẹ bầu cải thiện tiêu hoá, kích thích ăn uống và bổ sung thêm vitamin C. Tuy nhiên mẹ cần ăn chua có chừng mực tránh làm ảnh hưởng đến dạ dày cũng như làm giảm độ pH trong cơ thể.

Ốm nghén ngọt

Tương tự nghén chua, nghén ngọt là tình trạng mẹ thèm đồ ăn có vị ngọt như socola, bánh kẹo, trà sữa. Thường nghén ngọt chỉ xảy ra trong 3 tháng đầu kỳ. 

Đây sẽ là hiện tượng nghén bình thường và không có gì nguy hiểm nếu mẹ biết cách tiết chế để ăn uống điều độ. Nếu mẹ ăn quá nhiều đồ ngọt không kiểm soát trong thai kỳ thì rất dễ mắc tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp hay nhiễm trùng thận. Ngoài ra, mẹ dễ bị thừa cân, rạn da và khó lấy lại vóc dáng sau khi sinh con.

Mẹ nghén ngọt hãy nhớ ăn uống điều độ nhé!

Ốm nghén cay

Mẹ bầu sẽ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn đồ ăn có vị cay. Tuỳ vào mức độ nghén mà giờ đây mẹ hoàn toàn có thể ăn từ cay vừa đến rất cay mặc dù trước đây không thể ăn cay. Ăn đồ cay cũng cần phải kiểm soát bởi khi mang thai, thai nhi phát triển đã gây áp lực lớn cho vùng chậu, cộng thêm với ăn đồ cay nóng, mẹ rất dễ mắc bệnh trĩ. Bên cạnh đó, ăn nhiều đồ cay dễ bị đau dạ dày, ợ nóng ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hóa.

Chồng nghén thay cho vợ

Đây là hiện tượng anh xã cũng cảm thấy buồn nôn, nhưng có thể ăn nhiều hơn và thay đổi khẩu vị y như mình cũng mang thai vậy! Nguyên nhân là do ông bố tương lại cực kỳ yêu thương vợ và em bé trong bụng mẹ nên muốn chia sẻ những mệt mỏi, lo lắng khi vợ mang bầu. Nếu nhà mình có kiểu nghén này thì POH thật lòng chúc mừng mẹ nha! Mẹ đừng thắc mắc tại sao trên đời lại có kiểu nghén này nữa nhé, hãy tạm quên những cơn buồn nôn khó chịu kia đi và tận hưởng trọn vẹn những ngày thai nghén hạnh phúc này nhé! 

Chống ốm nghén hộ vợ

Ốm nghén nói cho mẹ biết điều gì?

Có nhiều kiểu ốm nghén như thế này thì chắc hẳn ốm nghén và những biểu hiện khi mang thai phải nói lên điều gì đó! Rất có thể đây là những dấu hiệu giúp mẹ dự đoán giới tính của em bé trước 12 tuần.

 

Dấu hiệu ốm nghén bé trai 

Dấu hiệu ốm nghén bé gái        

Các kiểu ốm nghén

Nghén chua

Nghén ngọt

Mức độ ốm nghén

Nghén ít hơn

Nghén nhiều hơn

Vị trí bụng

Bụng thấp

Bụng cao

Mức độ thèm ăn

Mẹ ăn nhiều hơn

Mẹ không thèm ăn quá nhiều

Nhịp tim

Nhiều hơn 140 lần/phút

Ít hơn 140 lần/phút

Màu sắc nước tiểu

Màu vàng nhạt

Màu trắng đục

Kích thước vùng ngực

Ngực phải to hơn

Ngực trái to hơn

Thay đổi tính cách

Mẹ trở nên mạnh mẽ hơn

Mẹ trở nên dịu dàng hơn


Sự thật là, dù mẹ có tò mò cỡ nào thì tất cả những dấu hiệu ốm nghén bé trai hay dấu hiệu bầu bé gái này đều là kinh nghiệm truyền miệng hoặc dựa trên những nghiên cứu có tập mẫu giới hạn. Nhưng mà kệ, vui một chút cũng chẳng sao mẹ nhỉ! Mẹ thấy đó cảm giác hồi hộp đợi chờ em bé là trai hay gái, chuẩn bị đồ gì cho con mới thật hạnh phúc làm sao! Mẹ hãy cứ tận hưởng 12 tuần đầu thai kỳ cùng cảm giác này nhé!

Điều quan trọng mà ốm nghén nhất nói cho mẹ biết là hãy yên tâm rằng thai kỳ vẫn đang tiếp diễn và em bé đang lớn lên khỏe mạnh mỗi ngày.

Các nhà khoa học cho rằng ốm nghén có thể là cách cơ thể bảo vệ thai nhi trong thời kỳ đầu mang thai khỏi độc tố và thực phẩm nguy hiểm tiềm tàng. Lợi ích của ốm nghén hoàn toàn có cơ sở bởi vì tam cá nguyệt đầu tiên, khi hầu hết phụ nữ bị ốm nghén nặng nhất, chính là giai đoạn phát triển quan trọng, tất cả các cơ quan và cấu trúc thể chất của em bé được hình thành.

Nếu mẹ chẳng ốm nghén tí nào thì có sao không? Điều đó nói rằng mẹ nằm trong số những mẹ bầu may mắn nhất trên hành tinh này đó. Mẹ hãy vui vẻ và đi khám đúng lịch nhé!

 

 

Làm gì để giảm ốm nghén

Những cơn buồn nôn khó chịu của ốm nghén thật sự phiền toái và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu. Dưới đây là một số cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu rất hữu ích mẹ có thể thử.

Điều chỉnh lịch sinh hoạt phù hợp với việc mang bầu: Đây là lúc mẹ cần chú ý hơn bao giờ hết đến vấn đề sức khỏe. Một cơ thể khỏe mạnh, giàu năng lượng sẽ giúp mẹ hạn chế tối đa những mệt mỏi của ốm nghén.

  • Ăn đủ chất, uống đủ nước: Cơ thể khi mang bầu cần rất nhiều dưỡng chất để nuôi dưỡng thai nhi. Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất… giúp mẹ giảm cảm giác mệt mỏi và là cách phục hồi nhanh nhất khi mẹ ăn uống kém vì buồn nôn và đầy bụng. 
  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ: Dạ dày trống rỗng có thể khiến tình trạng buồn nôn trở nên khó chịu hơn, vì vậy mẹ hãy ăn 5 hoặc 6 bữa nhỏ mỗi ngày. 
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ rất quan trọng đối với quá trình phục hồi, tái tạo năng lượng cho cơ thể. Do đó mẹ hãy cố gắng sắp xếp để luôn ngủ đủ giấc nhé! 
  • Vận động vừa đủ: Mẹ đừng quên vận động hợp lý mỗi ngày bằng những bài tập yoga nhẹ nhàng hay đi dạo ngoài trời hít thở không khí trong lành để tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Giảm ốm nghén bằng lối sống lành mạnh

Trị liệu bằng hương thơm: Mùi hương như cam quýt hoặc bạc hà có thể làm dịu cơn buồn nôn nhanh chóng. Mẹ có thể sử dụng máy khuếch tán tinh dầu với lượng nhỏ để không gian xung quanh luôn thoang thoảng những mùi hương tự nhiên này. Hoặc mẹ hãy nhỏ một hoặc hai giọt vào chiếc khăn tay mang theo bên mình để có thể ngửi bất cứ khi nào mẹ bắt đầu cảm thấy nôn nao. 

Đeo vòng tay bấm huyệt: Vòng cổ tay bằng cotton mềm này thường được bán ở các hiệu thuốc. Khi đeo vòng, nút nhựa ở mặt trong của vòng sẽ ấn vào điểm bấm huyệt ở mặt dưới cổ tay. Tuy bàn đầu được thiết kế để ngăn ngừa say sóng, loại vòng này cũng có tác dụng giúp mẹ bầu vượt qua cơn ốm nghén.

Châm cứu: Mẹ có thể tìm đến các sơ sở y tế uy tín để giảm ốm nghén bằng liệu pháp châm cứu.

Sử dụng thuốc trị ốm nghén: Nếu các biện pháp chữa ốm nghén tự nhiên không hiệu quả thì còn một cách trị ốm nghén khi mang thai nữa. Mẹ hãy hỏi xin bác sĩ sản khoa của mình các loại thuốc chống buồn nôn an toàn nhé!

Lựa chọn thực phẩm giúp giảm buồn nôn: Mẹ hãy lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng đồng thời dễ tiêu hóa, giúp dạ dày luôn khỏe mạnh để tránh tình trạng ợ hơi khó chịu.

  • Thực phẩm giàu protein: Thực phẩm giàu protein như các loại hạt, thịt nạc, trứng, đậu phụ, sữa chua...
  • Thực phẩm giàu carbohydrate như bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, mì làm từ lúa mì nguyên cám và rau củ giàu tinh bột.
  • Thực phẩm có vitamin B6: Các loại hạt, đậu xanh, cà rốt, súp lơ, khoai tây, thịt nạc, cá, chuối… là nguồn cung cấp vitamin B6 dồi dào, được chứng minh là giúp giảm buồn nôn hiệu quả.
  • Tránh các thực phẩm gây buồn nôn như có mùi mạnh, đồ ăn chiên ngập dầu, béo và cay. 
  • Đồ ăn nguội: Đồ ăn dậy mùi có thể kích hoạt cảm giác buồn nôn nhanh chóng, vì vậy những món ăn nguội như bánh mì, bánh quy, ngũ cốc… có thể giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn, ít nhất là vào những thời điểm khiến mẹ buồn nôn nhất trong ngày.
  • Mẹ cũng có thể nhâm nhi kẹo hoặc trà vị gừng để cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Gừng có vị cay và ấm giúp dạ dày giảm co thắt và tăng nhu động ruột. Từ xa xưa mẹo dân gian chữa ốm nghén đã sử dụng gừng trong các bài thuốc như trà gừng vỏ quýt, nước gừng, chanh, bạc hà và mật ong… 
  • Do tiếp xúc với các loại mùi khi nấu ăn có thể gây buồn nôn nên mẹ có thể cảm thấy dễ dàng hơn khi ăn thức ăn mà mình không tự chuẩn bị. Mẹ có thể chọn những cửa hàng bán đồ ăn sẵn uy tín, chất lượng hoặc san sẻ việc nấu ăn với mọi người trong gia đình. 

Cứ kiên trì với những thay đổi nhỏ mỗi ngày, tình trạng nghén của mẹ sẽ được cải thiện. Dần dần mẹ sẽ giảm buồn nôn, ăn được nhiều hơn, tăng cân ổn định và tâm trạng vui vẻ thoải mái. Cố lên mẹ dấu hiệu sắp hết nghén đến rồi! 

Vậy đó, ốm nghén thật là phiền toái nhưng khi nhìn lại cả hành trình của mình, đó cũng chỉ là một rắc rối nho nhỏ tự nhiên phải có thôi mẹ nhỉ? Mẹ biết không con yêu vẫn không ngừng phát triển thê chất và trí não để lớn lên từng giờ từng phút trong bụng mẹ. Mệt mỏi cơ nào mình cũng vẫn phải vượt qua mà thôi. 

Thay vì quá bận tâm đến chuyện ốm nghén, mẹ hãy cố gắng chuyển hướng chú ý sang việc làm sao để có thể tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức giác quan để con yêu phát triển vượt trội, làm sao để cả thai kỳ 9 tháng 10 ngày mẹ và bé thật gắn kết và tận hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn.

POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương, mẹ chỉ cần nhập ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó, hệ thống đưa ra các bài tập thực hành phù hợp với con yêu, kích thích tốt nhất cho sự phát triển của bé.

Giúp con phát triển khỏe mạnh và thông minh từ trong bụng mẹ tham gia POH Thai giáo ngay hôm nay nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti