Nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai

đăng bởi

Đối mặt với nhiều sự thay đổi trong cơ thể thì bà bầu khó mà tránh khỏi một số bệnh trong thai kỳ, một trong số đó là nhiễm trùng đường tiết niệu.

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ mang lại những triệu chứng gây khó chịu cho mẹ bầu, mẹ nên nhanh chóng biết thông tin về căn bệnh này cùng cách điều trị và phòng tránh chúng hiệu quả nhé.

 

 

Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu có tên viết tắt là UTI, chúng còn được gọi là viêm bàng quang. Đây là bệnh có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới, nhưng gặp nhiều ở nữ giới hơn vì niệu đạo ngắn hơn, dễ bị nhiễm trùng hơn.

Mời mẹ tham khảo thêm: Hỏi đáp - Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai

Mẹ bầu bị đau bụng dưới là biểu hiện của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Mẹ bầu bị đau bụng dưới là biểu hiện của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (urinary tract infection - UTI) rất phổ biến khi mẹ đang mang thai. Nguyên nhân là do vi khuẩn lây nhiễm vào bàng quang hoặc đường tiết niệu của mẹ. Biểu hiện rõ ràng nhất là đau khi đi tiểu. Nhiễm trùng đường tiểu nếu không được điều trị kịp thời trong thai kỳ có thể nguy hiểm đến em bé, tuy nhiên các mẹ có thể chữa trị nhanh chóng chỉ bằng một đợt kháng sinh.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) xảy ra khi hệ thống tiết niệu của mẹ bị nhiễm khuẩn. Bệnh này rất phổ biến. Một nửa số phụ nữ sẽ phải đối mặt với bệnh này ít nhất một lần  trong cuộc đời.

  • Nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến bàng quang được gọi là  nhiễm trùng đường tiết niệu dưới hay còn gọi là viêm bàng quang.
  • Nhiễm trùng đã di chuyển lên thận được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu trên hay còn gọi là viêm thận.

Các mẹ dễ bị nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai do những thay đổi xảy ra trong cơ thể. Các hormone progesterone làm giãn lớp cơ của niệu quản (ống dẫn nước tiểu), thứ nối thận của mẹ với bàng quang.

Điều này làm cho nước tiểu chảy từ thận đến bàng quang của mẹ chậm hơn. Khi tử cung của mẹ lớn hơn, nó cũng bị ảnh hưởng tương tự. Và kết quả là, vi khuẩn có nhiều thời gian hơn để phát triển trước khi chúng bị tiêu diệt

Thai nhi có bị ảnh hưởng không nếu mẹ bầu nhiễm trùng đường tiết niệu?

Nhiễm trùng đường tiểu có thể ảnh hưởng đến em bé, vì vậy việc mẹ nhanh chóng điều trị bằng kháng sinh là rất quan trọng. Nguyên nhân là do nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây kích thích tử cung của mẹ và khiến mẹ chuyển dạ quá sớm. Nhiễm trùng đường tiểu có thể gây nên:

  • Tiền sản giật
  • Vỡ ối sớm
  • Sinh non
  • Bé sinh bị nhẹ cân

 Nếu không được điều trị, nhiễm trùng đường tiết niệu dưới có thể phát triển thành nhiễm trùng đường tiết niệu trên và điều này đe dọa đến sức khỏe của mẹ cũng như của bé.

 

 

Nguyên nhân và triệu chứng của mẹ bầu nhiễm trùng đường tiết niệu

Việc nồng độ hormone progesterone tăng cao trong cơ thể khi mang thai có thể làm giãn đường tiết niệu. Chúng làm chậm dòng chảy của nước tiểu, từ đó vi khuẩn cũng có nhiều điều kiện để xâm nhập hơn.

Tình trạng nhiễm trùng sẽ xuất hiện khi vi khuẩn đường ruột di chuyển ở trực tràng tới niệu đạo, chúng sẽ sinh sôi trong đường tiết niệu và gây nhiễm trùng bàng quang. Việc viêm bàng quang khiến cho mẹ khó chịu và đau rát khi đi tiểu.

Nhiều trường hợp mẹ bị nhiễm trùng mà không có bất kỳ triệu chứng nào, đặc biệt là trong thai kỳ. Tỉ lệ xảy ra là 1/10, nghĩa là cứ 10 mẹ bị nhiễm trùng thì có 1 mẹ không nhận thấy bất cứ biểu hiện nào cả.

Đó là lý do tại sao các mẹ nên xét nghiệm nước tiểu và coi đây là phần đầu tiêu của việc chăm sóc tiền sản. Nếu vi khuẩn được phát hiện trong nước tiểu của mẹ khi mang thai, và được xác nhận lại trong mẫu xét nghiệm thứ hai, các mẹ nên lấy ngay thuốc kháng sinh từ bác sĩ để loại bỏ nhiễm trùng, ngay cả khi mẹ không có triệu chứng.

Nếu thấy kết quả xét nghiệm nước tiểu của các mẹ xuất hiện một số thuật ngữ như bạch cầu và nitrit (bằng chứng của vi khuẩn), theo sau là dấu cộng (+++) để chỉ ra sự hiện diện và số lượng của chúng.

Rất nhiều bạch cầu có nghĩa là cơ thể mẹ đang chống lại nhiễm trùng và rất nhiều nitrit cho thấy có vi khuẩn trong nước tiểu của mẹ, thường là vi khuẩn Escherichia coli (E coli) từ ruột của các mẹ.

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu trong bàng quang (viêm bàng quang) có thể bao gồm:

  • Đau hoặc rát khi mẹ đi tiểu 
  • Cần đi tiểu gấp, hoặc thường xuyên hơn bình thường
  • Đau ở phần dưới của bụng hoặc lưng của mẹ
  • Xuất hiện một chút máu trong nước tiểu của mẹ
  • Cảm thấy không khỏe

Nếu nhận thấy những triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu trong khi mang thai thì các mẹ phải gặp bác sĩ ngay lập tức.

Đôi khi cơn đau ở bụng hoặc lưng của mẹ chỉ co thắt nhẹ đến trung bình, thì bác sĩ sẽ hỏi rất nhiều câu hỏi về các triệu chứng mẹ gặp phải, cũng như kiểm tra nước tiểu của các mẹ.

Nếu nhiễm trùng đã lan đến thận (nhiễm trùng đường tiết niệu trên), nó sẽ khiến bệnh tình của mẹ nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng dễ nhận thấy như:

  • Sốt cao từ 38 độ C trở lên
  • Đau liên tục ở lưng, xương chậu hoặc bên hông
  • Run rẩy
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa 

Nếu những triệu chứng này xảy ra, các mẹ hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Nếu có thể hãy đến phòng tai nạn và cấp cứu của bệnh viện.

Ngoài ra, ba mẹ tham khảo thêm về triệu chứng đi tiểu nhiều lần, hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai ở bài viết Thường xuyên đi tiểu khi mang thai để có thêm những kiến thức bổ ích nhé!

Trị viêm đường tiết niệu ở bà bầu

Khi bị viêm đường tiết niệu thì tùy thuộc vào mức độ của mẹ bầu mà bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để giúp mẹ cải thiện tình hình hoặc sử dụng phương pháp khác. Khi sử dụng thuốc kháng sinh thì có thể làm giảm nhanh chóng triệu chứng của mẹ bầu.

Mẹ bầu cần ghi nhớ và uống đều đặn để diệt khuẩn hoàn toàn.

Thế nhưng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Mẹ nên thường xuyên kiểm tra các mẫu nước tiểu trong mỗi lần khám thai. Bên cạnh đó là sử dụng các loại trái cây vừa tốt cho sức khỏe vừa có tác dụng lợi tiểu để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.

Không nên nhịn tiểu và vệ sinh cơ thể hàng ngày một cách sạch sẽ, không nên sử dụng nhiều dung dịch gây kích ứng cho vùng nhạy cảm. Làm sạch bàng quang ngay sau khi quan hệ.

Mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai

Một số mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai này sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Nước cam giàu vitamin C vốn là thức uống tốt cho sức đề kháng của mẹ bầu.

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2

Nước cam giàu vitamin C rất tốt cho mẹ bầu điều trị bệnh.

Ngoài ra, nước dừa non có tác dụng lợi tiểu và tăng cường hệ miễn dịch bởi sự dồi đao axit lauric… mẹ có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm đường tiết niệu khi mang thai bởi nước cam và dừa non. Liều lượng uống như thế nào cho phù hợp thì cần hỏi tới ý kiến bác sĩ nhé.

Nước ép nam việt quất cũng là một gợi ý nhưng không được khuyến khích khi mẹ bầu đang dùng thuốc. Bên cạnh việc uống đủ nước để dễ bài trừ vi khuẩn thì một số loại trà thảo dược như trà bạc hà, trà gừng cũng giúp mẹ bầu đào thải chất độc dễ dàng.

Mẹ có thể làm gì để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu?

Không phải lúc nào việc ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu cũng hiệu quả. Không có một bằng chứng cụ thể nào về việc ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả, nhưng một vài lời khuyên chung để giúp các mẹ ngăn ngừa là: 

  • Đi vệ sinh ngay khi mẹ cảm thấy cần đi tiểu, và làm trống bàng quang hết sức có thể.
  • Làm trống bàng quang của mẹ ngay sau khi quan hệ tình dục.
  • Sau khi đi vệ sinh, hãy lau từ trước ra sau, để giảm sự lây lan của vi khuẩn.
  • Sử dụng một loại dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, không chứa chất tẩy rửa để tự rửa sạch, và tắm bằng vòi hoa sen thay vì ngâm mình trong bồn tắm.
  • Mặc đồ lót làm từ sợi cotton thay vì sợi tổng hợp và tránh quần jean cũng như là quần bó sát.
  • Uống nhiều nước.

Các mẹ có thể đã nghe nói về việc sử dụng nước ép Nam việt quất hoặc viên nang Capsules trong việc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, bằng chứng mới nhất không ủng hộ việc sử dụng Nam việt quất để ngăn ngừa UTI hoặc điều trị nhiễm trùng tiểu.

Các sản phẩm từ Nam việt quất không phải là một biện pháp thay thế cho việc dùng thuốc kháng sinh, đặc biệt là khi mẹ đang mang thai.

Tuy nhiên, uống nước ép Nam việt quất có thể giúp mẹ giảm các triệu chứng như bị sốt và không có bằng chứng nào cho thấy nó sẽ gây hại đến em bé của các mẹ.

Để an toàn nhất, các mẹ nên hỏi bác sĩ trước khi thử nước ép Nam việt quất hoặc viên nang như một phương thuốc hỗ trợ.

Nguồn: Babycenter

 

 

Thai kỳ hạnh phúc cho mẹ bầu

Các ông chồng có thấu hiểu được những khó khăn, vất vả mà người vợ phải trải qua trong giai đoạn bầu bí suốt 280 ngày ròng rã?

Vai trò của người bố trong gia đình là rất quan trọng. Tuy nhiên trước đến giờ nhiều ông bố vẫn giữ quan niệm việc nuôi dạy con là trách nhiệm của phụ nữ, còn chồng là trụ cột chỉ cần kiếm tiền lo cho gia đình.

Do đó, cần phải có một công cụ nào đó để khơi gợi lên tình yêu và trách nhiệm hơn nữa của Chồng bạn trong việc nuôi dạy con cái. Và Thai giáo 280 ngày yêu thương chính là điều POH muốn nói đến. Đây là cơ hội để người chồng tạo ra những giây phút vui vẻ bên vợ, và có những trải nghiệm thú vị, hạnh phúc cùng vợ và con yêu.

Khóa thực hành thai giáo online_Thai giáo 280 ngày yêu thương giúp mẹ bầu luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, cảm xúc tích cực, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho con yêu. Đồng thời, các nghiên cứu khoa học còn cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo đúng thời điểm giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti