MỤC LỤC
Luật thai sản 2021 về sớm 1 tiếng?
Nói chuyện với sếp và đồng nghiệp
Tạo không gian làm việc thoải mái
Bình tĩnh trong mọi tình huống
Yêu cầu thay đổi lịch làm việc
Thói quen làm việc theo giờ hành chính có thể sẽ trở thành công việc cực nhọc thực sự khi mẹ bầu phải đối phó với các triệu chứng như sưng bàn chân, đau lưng và “bộ não cá vàng”.
Dưới đây là một số cách mà các mẹ đã áp dụng chia sẻ để giảm thiểu sự đau đớn khó chịu khi mang thai 3 tháng cuối.
Luật thai sản 2021 về sớm 1 tiếng?
Chế độ làm việc cho phụ nữ mang thai luôn được các mẹ quan tâm. Theo Bộ luật lao động năm 2019 tại Khoản 2, Điều 137 áp dụng năm 2021 có quy định:
"Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi"
Như vậy để quyết định xem mẹ có được về sớm 1 tiếng hay không còn căn cứ vào việc:
- Mẹ có đang làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không?
- Mẹ có đang làm công việc ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản và nuôi con không?
- Nếu có mẹ cần thông báo cho người sử dụng lao động biết đển bạn được luân chuyển sang công việc khác nhẹ nhàng hơn HOẶC về sớm 1 tiếng (giảm bớt 1 giờ lao động) mà không bị cắt giảm lương, quyền lợi và lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Nói chuyện với sếp và đồng nghiệp
Hãy nói chuyện với đồng nghiệp và sếp trước vài tuần về những thay đổi mà mẹ bầu cần thực hiện để tiếp tục làm việc - chẳng hạn như nghỉ thường xuyên hơn, đứng ít hơn.
Mời mẹ tham khảo thêm: Lời khuyên cho mẹ bầu phải đi làm trong quá trình mang thai
Chia sẻ mong muốn với sếp sẽ giúp mẹ thoải mái hơn trong giai đoạn cuối thai kỳ
Việc nói chuyện trước này sẽ giúp cho đồng nghiệp và sếp có thời gian để điều chỉnh công việc sao cho phù hợp với nhu cầu của mẹ bầu.
Tạo không gian làm việc thoải mái
Mẹ bầu cần làm cho khu vực làm việc của mình thoải mái nhất có thể. Nếu làm việc tại bàn làm việc, hãy đặt một cái hộp hoặc một cái gì đó bên dưới để chống chân lên.
Đặt một chiếc gối nhỏ phía sau lưng để mẹ bầu có thể ngồi thoải mái hơn. Mang theo túi chườm nếu lưng hoặc hông bị đau.
Làm việc nặng khi mang thai
Nếu mẹ phải làm việc nặng khi mang thai thì hết sức lưu ý. Sử dụng đầu gối thay vì lưng, và đừng ngại hỏi xin sự giúp đỡ.
Sẽ chẳng ai ngần ngại giúp đỡ các mẹ bầu đâu. Chỉ là nếu mẹ bầu không ngỏ ý, họ sẽ nghĩ là các mẹ có thể tự xoay xở được.
Mẹ bầu nên đeo đai buộc bụng nếu phải thực hiện nhiều động tác nâng lên và đi tất nếu phải đi lại quá nhiều trong ngày.
Hoặc mẹ yêu cầu ngay quản lý luân chuyển sang công việc nhẹ nhàng hơn hoặc giảm bớt 1 giờ lao động theo chế độ Bộ luật lao động năm 2019, Điều 137, Khoản 2 đã quy định nhé!
Nghỉ ngơi thường xuyên
Cơ thể con người không thể giữ yên một vị trí trong khoảng thời gian dài. Nếu công việc của mẹ bầu đòi hỏi thể chất, hãy nghỉ ngơi thường xuyên. Nếu là một công việc ít vận động, hãy thường xuyên đứng dậy, vươn vai và đi lòng vòng.
Mẹ nên dành thời gian để nghỉ ngơi mỗi buổi trưa
Nghe nhạc khi làm việc cũng là một cách giúp mẹ bầu thư giãn khi làm việc ở văn phòng. Ngoài ra, dành thời gian nghỉ ngơi vào mỗi buổi trưa là việc cần thiết cho các mẹ đó.
Bình tĩnh trong mọi tình huống
Trong thời gian này, mẹ bầu có thể sẽ trở nên khá nhạy cảm. Nếu có đồng nghiệp nào làm gì đó khiến mẹ bầu thấy phiền lòng, hãy hít một hơi thật sâu và suy nghĩ thật kỹ trước khi phản ứng lại.
Mẹ bầu sẽ thấy rằng việc không đáp trả lại ngay lập tức sẽ cho mẹ bầu thời gian để suy nghĩ lại và phản ứng lại với sự làm phiền của đồng nghiệp một cách tích cực hơn.
Mặc quần áo thoải mái
Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, thoáng mát và đi những đôi giày phù hợp với mẹ bầu (Tạm thời quên đi những đôi giày cao gót nhé). Nếu công ty của mẹ bầu có quy định về đồng phục, hãy xin phép sếp hoặc nhân sự.
Xin nghỉ khi cần thiết
Hãy xin nghỉ và dành thời gian để ở nhà thư giãn. Khi công việc thực sự căng thẳng, một ngày cuối tuần có thể sẽ không cho mẹ bầu đủ thời gian để thư giãn, đặc biệt là khi mẹ bầu còn phải chăm con.
Nếu mẹ bầu vẫn đi làm như bình thường và cố gắng sắp xếp công việc nhà vào cuối tuần, rất có thể mẹ bầu sẽ bị căng thẳng.
Yêu cầu thay đổi lịch làm việc
Đừng ngại hỏi người giám sát xem liệu mẹ bầu có thay đổi lịch làm việc không. Nếu được phép chủ động trong lịch trình, hãy sắp xếp thời gian làm việc theo cách phù hợp dễ dàng nhất cho mình và vẫn đảm bảo được tiến độ công việc.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước. Ngoài ra, nhớ luôn mang theo những đồ ăn nhẹ tốt cho sức khỏe.
Đừng cố gắng quá mức
Đừng cố chứng minh cho mọi người thấy là bạn có thể một mình cân cả thế giới. Hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ mọi người, có thế, mẹ bầu mới tránh được việc kiệt sức khi mang thai.
Nhờ đồng nghiệp hoàn thành công việc
Chỉ định những người mà mẹ bầu có thể bàn giao lại công việc trong trường hợp mẹ bầu chuyển dạ sớm. Nhớ để lại ghi chú và sắp xếp mọi thứ thật gọn gàng để mọi người có thể dễ dàng theo dõi và giúp mẹ bầu giải quyết công việc.
Mẹ có thể xin nghỉ thai sản sớm hơn để có nhiều thời gian nghỉ ngơi trước sinh
Mẹ cũng đừng cảm thấy tội lỗi vì tiến độ công việc bị chậm lại. Sẽ luôn có nhiều công việc hơn, nhưng việc mang thai sẽ không kéo dài mãi mãi. Hãy tận hưởng khoảng thời gian thiêng liêng này khi còn có thể.
Thuận theo cảm giác của mình
Thay vì lên lịch nghỉ cụ thể, các mẹ nên xem bản thân muốn gì. Nếu nghỉ việc quá sớm, mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy buồn chán, lo lắng và phải sử dụng hết thời gian nghỉ ốm/ nghỉ phép. Nếu làm việc quá sức trong những tuần cuối cùng, mẹ bầu sẽ bị kiệt sức khi ngày sinh đến.
Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu
Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.
Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.
Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!
Nguồn: Babycenter
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----