Xét nghiệm máu phát hiện yếu tố Rh và sàng lọc kháng thể

đăng bởi

 

Yếu tố Rh là gì và tại sao cần biết về nó?

Khi mang thai, máu của các mẹ bầu sẽ được kiểm tra để xác định nhóm máu và tình trạng Rh- nghĩa là xem mẹ bầu có yếu tố Rh (Rhesus) hay không. Đây là một loại protein trên bề mặt hồng cầu mà hầu hết mọi người đều có.

Xét nghiệm máu cho bà bầu giúp phát hiện yếu tố Rh

Nếu có yếu tố Rh, nghĩa là mẹ bầu sẽ giống hầu hết mọi người, có máu thuộc nhóm Rh dương (Rh+). Nếu không có yếu tố Rh, nghĩa là mẹ bầu có máu thuộc nhóm Rh âm (Rh-) và mẹ bầu sẽ cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhất định trong thời gian mang thai.

Nếu thuộc nhóm Rh âm tính, rất có thể máu của mẹ bầu không tương thích với máu của em bé (em bé có khả năng thuộc Rh dương). Mẹ bầu có thể sẽ không biết chắc chắn điều này cho đến khi em bé chào đời, nhưng trong hầu hết các trường hợp, phải đưa ra giả định vì sự an toàn của hai mẹ con.

Không tương thích với Rh sẽ không gây hại cho mẹ bầu và em bé khi trong thời gian mang thai nếu đây là lần mang thai đầu tiên. Nhưng nếu máu của em bé rò rỉ vào cơ thể mẹ bầu (vào một số thời điểm nhất định trong thai kỳ và khi sinh), hệ thống miễn dịch của mẹ bầu sẽ bắt đầu tạo ra các kháng thể chống lại máu Rh dương này.

Nếu điều đó xảy ra, mẹ bầu sẽ trở nên nhạy cảm với Rh và lần tới khi mẹ bầu mang thai em bé có Rh dương, những kháng thể đó có thể tấn công máu của em bé.

Điều may mắn là mẹ bầu có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng cách tiêm globulin miễn dịch Rh bất cứ khi nào có khả năng máu của mẹ bầu và của em bé có thể tiếp xúc với nhau.

Nếu máu của mẹ thuộc nhóm Rh- và trong lần mang thai trước không tiêm ngừa, mẹ có thể thực hiện một xét nghiệm trước khi sinh để xem trong cơ thể đã có kháng thể chống lại Rh+ hay chưa. (Mẹ có thể có những kháng thể này ngay cả khi bị sẩy thai , phá thai hay mang thai ngoài tử cung.)

Nếu mẹ không có kháng thể thì tiêm globulin sẽ ngăn ngừa chúng phát triển. Trong trường hợp mang kháng thể thì lúc này có thể là quá muộn để tiêm, và nếu em bé mang Rh+, bé có thể gặp một số vấn đề.

 

 

Nguy cơ mẹ bầu và em bé có Rh không tương thích?

Nếu bố của bé mang Rh+ thì khả năng em bé mang Rh+ lên tới 70%. Vì vậy, nếu mẹ bầu có Rh-, có khả năng Rh của mẹ và em bé sẽ không tương thích. Không có hại trong việc tiêm globulin miễn dịch Rh, ngay cả khi không cần thiết.

Tất nhiên, nếu bố em bé có Rh- thì em bé sinh ra cũng sẽ mang Rh- và mẹ bầu sẽ không cần phải tiêm globulin.

Nhưng nếu người chồng mang Rh+ hoặc không chắc mang Rh- hay Rh+, mẹ bầu sẽ không biết được tình trạng của em bé cho đến khi em bé chào đời trừ khi chọc ối, xét nghiệm kiểm tra các tế bào của thai nhi từ nước ối bao quanh em bé trong tử cung.

Nếu mẹ bầu mang Rh+ và chồng mang Rh-, em bé có thể sẽ mang Rh-. Mặc dù có sự khác biệt nhưng mẹ bầu không cần phải lo lắng vì rất khó có khả năng em bé tiếp xúc với máu của mẹ bầu và phát triển kháng thể. Nó gần như luôn luôn diễn biến theo một cách khác.

Máu của em bé rò rỉ vào máu của mẹ bầu như thế nào?

Thông thường khi mang thai, máu của em bé tách biệt với mẹ bầu và rất ít tế bào máu đi qua nhau thai. Trên thực tế, máu của mẹ cũng không có khả năng đáng kể nào hòa lẫn vào máu của thai nhi cho đến khi sinh.

Đó là lý do tại sao Rh không tương thích thường không phải là vấn đề trong lần đầu tiên sinh em bé: Nếu máu của mẹ không hòa trộn cho đến khi chuyển dạ, em bé sẽ được sinh ra trước khi hệ thống miễn dịch của mẹ có cơ hội tạo ra đủ kháng thể để gây ra vấn đề.

Tuy nhiên, mẹ sẽ phải tiêm sau khi sinh nếu em bé mang Rh+. Mẹ bầu tiếp xúc với máu Rh+ sau khi sinh, mũi tiêm sẽ ngăn cơ thể tạo ra các kháng thể có thể tấn công máu Rh+ của em bé trong lần mang thai tiếp theo.

Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu gót chân trẻ sơ sinh hoặc từ dây rốn ngay sau khi em bé chào đời để kiểm tra một số thứ bao gồm cả yếu tố Rh nếu cần. Nếu không điều trị, có khoảng 15% khả năng mẹ sẽ tạo ra kháng thể, nhưng nếu được điều trị, con số này gần như đạt 0%.

Vì một số ít mẹ bầu có Rh- (khoảng 2%), bằng cách nào đó phát triển kháng thể với máu Rh+ của em bé trong kỳ tam cá nguyệt thứ ba, mẹ bầu cũng sẽ được tiêm globulin miễn dịch Rh vào tuần thứ 28.

Và mẹ cũng sẽ cần tiêm bất cứ lúc nào máu của con yêu có thể hòa lẫn với bạn, kể cả sau khi thực hiện phẫu thuật xâm lấn như chọc ối hoặc lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS) hoặc trong các trường hợp sau:

  • sảy thai
  • phá thai
  • mang thai ngoài tử cung
  • thai trứng
  • thai chết lưu
  • xoay thai bên ngoài
  • chấn thương ở bụng khi mang thai
  • chảy máu âm đạo

Nếu gặp phải bất kỳ tình huống nào trong số những tình huống trên hãy nói với bác sĩ bạn mang Rh- và đảm bảo được tiêm phòng trong vòng 72 giờ.

Mũi tiêm ngăn cơ thể phát triển kháng thể như thế nào?

Tiêm globulin miễn dịch Rh bao gồm một lượng kháng thể nhỏ, được thu thập từ những người hiến máu. Những kháng thể này tiêu diệt bất kỳ tế bào máu Rh dương nào trong cơ thể mẹ bầu, điều này giữ cho hệ miễn dịch của mẹ bầu không tự phát triển các kháng thể.

Mũi tiêm globulin nên được tiến hành tiêm trong không quá 72 kể từ khi phơi nhiễm

Những kháng thể từ người hiến tặng giống với kháng thể của mẹ bầu nhưng liều lượng không đủ lớn để gây ra vấn đề cho em bé.

Đây được gọi là tiêm chủng thụ động: Để đặt hiệu quả, mẹ bầu cần tiêm ngừa không quá 72 giờ sau khi có bất kỳ phơi nhiễm nào với máu của em bé. Việc bảo vệ sẽ kéo dài trong 12 tuần. Nếu bác sĩ nghi ngờ có nhiều hơn 28g máu của em bé trộn lẫn với máu của mẹ bầu (giả sử, nếu gặp tai nạn), mẹ bầu có thể cần phải tiêm mũi thứ hai.

Mẹ bầu sẽ được tiêm vào cơ bắp cánh tay hoặc mông. Có thể bị đau ở chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ. Hiện tại chưa phát hiện có bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc.  Mũi tiêm an toàn cho dù máu của bé có thực sự dương tính với Rh hay không.

Điều gì xảy ra với em bé nếu cơ thể mẹ bầu phát triển kháng thể?

Trước tiên, hãy nhớ rằng điều này rất khó xảy ra nếu mẹ bầu được chăm sóc tốt trước khi sinh và được điều trị bằng globulin miễn dịch Rh. Ngay cả khi không được điều trị, cơ hội phát triển các kháng thể và trở nên nhạy cảm với Rh chỉ khoảng 50% ngay cả sau vài lần mang thai không tương thích Rh.

Tuy nhiên, nếu không tiêm, và trở nên nhạy cảm với Rh và em bé tiếp theo dương tính với Rh, bé có thể sẽ bị bệnh Rh (bệnh tan máu bẩm sinh).

Cơ thể mẹ phát triển kháng thể có thể khiến bé mắc bệnh tan máu bẩm sinh hay vàng da

Các kháng thể của mẹ bầu sẽ đi qua nhau thai và tấn công yếu tố Rh trong máu Rh+ của em bé như thể đó là một chất lạ, phá hủy các tế bào hồng cầu của bé và gây thiếu máu.

Bệnh có thể gây ra các vấn đề như vàng da sơ sinh nghiêm trọng, tổn thương não hoặc, trong trường hợp cực đoan, sảy thai hoặc thai chết lưu.

Một khi đã nhạy cảm, mẹ bầu sẽ có các kháng thể mãi mãi. Và sẽ tạo ra nhiều kháng thể hơn với mỗi lần mang thai, vì vậy nguy cơ mắc bệnh Rh sẽ cao hơn cho mỗi lần sinh tiếp theo.

Tin tốt là các bác sĩ đang tìm ra những cách mới để cứu những em bé mắc bệnh Rh. Bác sĩ có thể theo dõi mức độ kháng thể của mẹ và theo dõi tình trạng của em bé trong khi mang thai để xem liệu bé có bị bệnh không. Tình trạng các tế bào hồng cầu của em bé sẽ được kiểm tra bằng siêu âm Doppler hoặc chọc ối.

Nếu em bé phát triển tốt, mẹ bầu có thể sinh bé ra mà không có biến chứng nào. Sau khi sinh, bé có thể được truyền máu trao đổi để thay thế các tế bào hồng cầu Rh+ bị bệnh bằng các tế bào Rh- khỏe mạnh. Điều này giúp ổn định mức độ của các tế bào hồng cầu và giảm thiểu những thiệt hại gây ra bởi kháng thể trong máu của bé.

Theo thời gian, các tế bào máu Rh âm tính này sẽ chết đi và tất cả các tế bào hồng cầu sẽ lại trở thành Rh+, nhưng vào thời điểm đó, các kháng thể tấn công sẽ biến mất.

Nếu em bé gặp nguy hiểm, bé có thể được sinh sớm hoặc được truyền máu qua dây rốn. Tỷ lệ sống sót của những em bé được truyền máu trong tử cung lên tới 80 đến 100%, trừ khi chúng bị phù tích dịch (một biến chứng do thiếu máu nghiêm trọng), trong trường hợp đó cơ hội sống sót là khoảng 40 đến 70%.

 

 

Nguồn: Babycenter

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti