Mẹ bầu sinh non liệu có nguy hiểm?

đăng bởi

Chắc hẳn vấn đề sinh non khiến nhiều mẹ bầu lo lắng, nhất là những mẹ mang thai lần đầu. Hầu hết các mẹ sẽ lo lắng khi con chào đời sớm sẽ không thể phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh bằng các bạn đồng trang lứa và rất nhiều lo lắng thắc mắc khác. Bài viết sau đây sẽ giải quyết những câu hỏi về sinh non của mẹ bầu đang được đặt ra rất nhiều hiện nay.

 

 

Sinh non là gì?

Sinh non hay còn được gọi là đẻ non. Các thai nhi được sinh ra trước tuần 37 của thai kỳ thông thường được xem là sinh non. Thai kỳ bình thường kéo dài đến hơn 40 tuần.

Việc sinh non làm cho các mẹ bầu lo lắng vì em có ít thời gian để phát triển trong tử cung hơn bình thường. Sinh càng non thì bé sẽ càng có nhiều biến chứng hơn trẻ được sinh ra đủ ngày.

Mời mẹ xem thêm: Trẻ sinh non và các vấn đề cần biết

Thai bao nhiêu tuần thì gọi là sinh non?

Sinh non trễ là khi bé sinh ra ở tuần thứ 34 đến 36 của thai kỳ. Sinh non vừa là khi bé sinh ra ở tuần từ 32 đến 34 của thai kỳ. Sinh rất non là sinh ra trước tuần 32 của thai kỳ. Thậm chí là sinh cực non là khi trước tuần 25 của thai kỳ. Hầu hết các trường hợp sinh non thuộc sinh non trễ.

Mời mẹ xem thêm: Xét nghiệm chuyển dạ sinh non: Fibronectin 

Nguyên nhân và dấu hiệu sinh non là gì?

Sinh non là do nhiều nguyên nhân. Xét chung sẽ là do 2 nguyên nhân đó là từ thai nhi và từ bà bầu.

Sinh non là do thai nhi

Khi có bất thường về màng ối, thai nhi sẽ bị đe dọa môi trường sống vậy nên gây ra sinh non. Các vấn đề có thể gặp trong thai kỳ với màng ối đó là viêm màng ối, đa ối, vỡ ối non…

Nguyên do tiếp theo là nhau thai. Đây là trạm trung chuyển chất dinh dưỡng từ mẹ sang bé. Khi mẹ bầu có các biến chứng liên quan đến nhau thai như nhau thai bong non, thiểu năng nhau, nhau tiền đạo… gây ra tình trạng thai ra đời sớm hơn dự tính.

Khi mẹ bầu mang thai song thai hay đa thai thì thường có thời gian thai kỳ ít hơn các mẹ bầu khác. Vậy nên tỷ lệ sinh non cao hơn bình thường.

Sinh non là do mẹ bầu

Khi tử cung hay cổ tử cung của mẹ bầu gặp các vấn đề như tử cung 2 sừng, có vách ngăn, hình tim hay kém phát triển, hở eo tử cung, u xơ tử cung, tử cung ngắn đều có thể gây ra tình trạng sinh non.

Những mẹ bầu mắc bệnh phụ khoa như viêm cổ tửng cung, viêm âm đạo có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Bên cạnh đó là việc mẹ bầu không có sức khỏe ổn định cũng là nguyên do.

Lý do tiếp theo là việc mẹ bầu từng mắc các biến chứng thai kỳ. Nếu như mẹ có tiền sử sinh non hay sảy thai thì nguy cơ tái phát lên tới 25-50%.

Nếu như điều kiện sống của mẹ bầu không ổn định có thể khiến cho mẹ sinh non. Ví dụ như mẹ làm trong môi trường độc hại, làm nặng nhọc, dinh dưỡng kém đặc biệt là vitamin B9.

Tâm trạng mẹ bầu không tốt, thường xuyên căng thẳng, stress, áp lực công việc sẽ khiến mẹ bầu sinh sớm. Ngoài ra ra thói quen hút thuốc, uống rượu, quan hệ tình dục không đúng cách cũng là nguyên do gây ra việc bé chào đời sớm hơn.

Dấu hiệu sinh non ở mẹ bầu

Trong khi dấu hiệu dọa sinh là đau lưng, ra dịch âm đạo, các cơn gò tử cung giả, ối vỡ non, tiêu chảy, áp lực ở trực tràng… thì các dấu hiệu sinh non bạn phải lưu ý đó là:

Cảm cúm, đau bụng là dấu hiệu sinh non dễ nhận biết ở các mẹ

Cảm cúm, đau bụng là dấu hiệu sinh non dễ nhận biết ở các mẹ

  • Mẹ bầu bị chảy máu âm đạo, dịch âm đạo tiết nhiều hơn ngày thường.
  • Các cơn gò tử cung lặp lại thường xuyên và gây đau đớn.
  • Những cơn đau bụng dưới như hành kinh hay rối loạn đầy hơn, tiêu hóa khiến rất khó chịu.
  • Dấu hiệu sinh non gặp các triệu chứng như cảm cúm, ói mửa, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, choáng váng, buồn nôn… nếu như kéo dài lâu thì mẹ phải hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Thai nhi đang tụt dần về phía ống sinh, đè nặng lên vùng xương chậu khiến cho tăng áp lực lên khung xương chậu.
  • Dấu hiệu sắp sinh khiến cho mẹ đau lưng, đau phần thắt lưng hoặc phần lưng dưới, dù cho mẹ đã thay đổi tư thế nhưng vẫn không thể xoa dịu chúng.
  • Khi vỡ ối, nhiều mẹ nhầm lẫn rỉ nước ối và tiểu són, khi vỡ ối thật sự nước sẽ tuôn trào ồ ạt, mẹ bầu phải nhập viện ngay lập tức.

Để đảm bảo cho bé được ra đời khỏe mạnh, hạn chế tình trạng sinh non thì mẹ hãy cố gắng theo dõi thai kỳ và khám thai thường xuyên.

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo