MỤC LỤC
Thai 7 tuần là bao nhiêu ngày?
Dấu hiệu thai 7 tuần phát triển bình thường
Kích thước thai nhi 7 tuần tuổi
7 tuần thai phát triển như thế nào?
Thai 7 tuần là bao nhiêu ngày?
Mẹ và bé đang ở tháng thứ hai của thai kỳ, tức là tam cá nguyệt thứ nhất. Thai nhi 7 tuần được tính từ ngày 43 đến 50 kể từ ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng mẹ nhé!
Không biết thai 7 tuần có biểu hiện gì, 7 tuần thai phát triển như thế nào, những dấu hiệu thai phát triển tốt là gì? Cùng POH khám phá mẹ nhé!
Dấu hiệu thai 7 tuần phát triển bình thường
Kích thước thai nhi 7 tuần tuổi
Chiều dài phôi thai 7 tuần tuổi khoảng 2cm, và thai nhi 7 tuần tuổi nặng khoảng 2g. Ở tuần này, em bé có kích thước tương đương với một trái việt quất bé xinh.
7 tuần thai phát triển như thế nào?
Từ tuần thứ 7, em bé chấm dứt giai đoạn phôi và chuyển sang giai đoạn bào thai. Vậy đâu là những dấu hiệu thai 7 tuần khoẻ mạnh? Đâu là dấu hiệu phôi thai phát triển tốt?
Đôi mắt
Ở tuần thứ 7, các bộ phận quan trọng của mắt giúp bé phát triển thị lực - bao gồm giác mạc, mống mắt, đồng tử, thuỷ tinh thể và võng mạc - bắt đầu hình thành và sẽ phát triển hoàn chỉnh trong vài tuần tiếp theo.
>> Biểu hiện thai 8 tuần khỏe mạnh
>> Biểu hiện thai 9 tuần khỏe mạnh
Hệ tiêu hoá
Dạ dày và thực quản - ống dẫn thức ăn từ miệng đi vào dạ dày - của thai nhi 7 tuần tuổi bắt đầu hình thành. Gan và tuyến tụy cũng bắt đầu hình thành trong tuần này.
Não bộ
Ống thần kinh đã hình thành và đóng lại ở cả hai đầu. Ống thần kinh sau này sẽ phát triển thành cột sống và não bộ của bé. Cùng với đó, não của bé đã hình thành, bao lấy ống thần kinh.
Não bộ được cấu tạo từ 3 vùng, đó là: não trước, não giữa và não sau. Trong suốt thai kỳ, trung bình não bộ sản sinh ra 250000 tế bào mỗi phút.
Những yếu tố kích thích từ bên ngoài như hành động vuốt ve bụng mẹ, tiếng mẹ hát, tiếng nhạc du dương… sẽ giúp bé luyện khả năng tiếp nhận, phản xạ và “nuôi dưỡng chất lượng” của các tế bào thần kinh.
Các bộ phận trên khuôn mặt
Khuôn mặt tròn lại và thai nhi dần giống một em bé sơ sinh thực thụ. Các bộ phận nhỏ trên mặt như mắt, mũi, miệng và tai bắt đầu trở nên rõ nét hơn.
Ngoài ra, cổ bé cũng rõ nét hơn, kết nối phần đầu với cơ thể. Các ống bán nguyệt của tai, vòm miệng, các van tim và các tế bào thần kinh có dạng màng lưới cũng hình thành.
Lúc này, em bé đã có phản ứng lại sự kích thích về xúc giác.
Tay và chân
Các nụ mà sau này phát triển thành hai tay và hai chân ngày càng dài hơn. Nhìn vào hình ảnh siêu âm thai nhi 7 tuần tuổi, mẹ sẽ nhìn thấy bộ phận tí hon này. Ít tuần tới, các nụ tiếp tục phát triển, hình dáng sẽ giống tay và chân hơn.
Hình ảnh siêu âm thai nhi 7 tuần tuổi
Thai 7 tuần mẹ có cảm nhận được tim thai không?
Thai nhi 7 tuần tuổi đã có tim thai rồi. Nhịp tim thai 7 tuần tuổi trung bình khoảng 90-100 lần/ phút. Từ giờ cho đến tuần thứ 14, tim bé sẽ tiếp tục hoàn thiện và nhịp tim có thể tăng lên 120-160 lần/ phút. Bác sĩ sẽ ghi chép lại kết quả nhịp tim, lưu trữ để theo dõi sự phát triển của bé trong suốt thai kỳ.
Khi đi siêu âm thai nhi 7 tuần tuổi, mẹ có thể nghe thấy nhịp tim bé nhưng chưa được rõ đâu. Trong các lần khám định kỳ tiếp theo, âm thanh tim đập sẽ càng rõ hơn một chút.
Thai 7 tuần đã bám chắc chưa?
Ở tuần thứ 7 của thai kỳ, bào thai vẫn chưa bám chắc vào tử cung vì vẫn đang trong quá trình làm tổ.
Vì vậy, để giữ được thai nhi trong bụng và để thai kỳ khỏe mạnh, ngoài việc thăm khám định kỳ, mẹ cần vận động nhẹ nhàng và duy trì lối sống lành mạnh.
Thăm khám định kỳ giúp mẹ theo dõi sát sao hành trình lớn lên của con, phát hiện dấu hiệu bất thường (nếu có) để kịp xử lý.
Mẹ tránh các hoạt động mạnh như chạy, nhảy, bê vác đồ nặng. Hãy ưu tiên các động tác vận động mang tính thư giãn như tập yoga, đi dạo… Mẹ sẽ không bị mệt quá và em bé cũng được phát triển ổn định.
Chế độ ăn uống rất quan trọng. Mẹ ưu tiên những món lành mạnh, tránh uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, đường…
Thai 7 tuần đã máy chưa?
Thai máy nghĩa là thai nhi cử động, nhúc nhích trong bụng mẹ bằng các động tác như đạp chân, vặn mình, khua tay....
Khi thai nhi 7 tuần tuổi - tức là ở giai đoạn thai máy đầu tiên, thì cử động trong bụng mẹ còn rất nhẹ nên mẹ chưa thể cảm nhận được.
Mẹ cần đợi thêm ít tuần nữa - khi em bé lớn hơn - thì mới nhận biết rõ các cử động của con yêu.
Thai 7 tuần đã máy chưa?
Thai 7 tuần có biểu hiện gì?
Cơ thể mẹ thay đổi rất nhanh trong suốt thai kỳ nên rất khó để biết liệu triệu chứng nào là bình thường, cơn đau nào là bất thường. Nếu muốn chắc chắn thì mẹ phải nhờ nhân viên y tế thăm khám hoặc đi thẳng tới bệnh viện.
Dấu hiệu thai 7 tuần bao gồm các triệu chứng phố biển sau đây:
Chán ăn
Những món mẹ yêu thích giờ này có cảm giác gì xa lạ lắm. Mẹ không còn hào hứng gì và chẳng muốn ăn dù chỉ một chút.
Thực chất, cảm giác chán ăn là một tác dụng phụ nữa của việc lượng hóc - môn estrogen tăng cao và tăng nhanh trong cơ thể.
Sự thay đổi này thường bắt đầu ở tam cá nguyệt thứ nhất và biến mất khi mẹ chuyển sang tam cá nguyệt thứ hai.
Tuy vậy thì mẹ hãy cố gắng vượt qua vì chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của em bé. Mẹ có thể chế biến nguyên liệu thành những món có hương vị mới lạ để thay đổi khẩu vị.
Nếu không muốn ăn cơm thì mẹ đổi thành cháo, cho thêm rau củ mà mình thích. Nếu chán ngấy món thịt rang thì chuyển sang thịt hầm. Có nhiều cách để mẹ biến tấu món ăn. Biết đâu mẹ sẽ tìm thấy món mà hợp khẩu vị nhất trong thời kỳ “khó ở” này.
Nhạy cảm với mùi hương
Những mẹ lần đầu mang thai có cảm giác ngột ngạt bởi các mùi hương và dễ bị buồn nôn. Đây có thể là tác dụng phụ của việc lượng hóc-môn estrogen tăng lên quá nhanh trong cơ thể.
Khi đó, kể cả mùi hương quen thuộc như mùi cơ thể của chồng, mùi thú nuôi hay mùi loài hoa yêu thích cũng trở nên khó chịu và mẹ muốn tránh xa ngay lập tức.
Tuy nhiên, mẹ không cần lo lắng quá vì sự nhạy cảm quá mức với mùi hương chỉ là tạm thời. Tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất sau thời kỳ đầu của thai kỳ.
Nhạy cảm với mùi hương là một trong những dấu hiệu thai 7 tuần
Đi tiểu thường xuyên
Một trong những dấu hiệu sớm nhất khi mẹ có em bé là đi tiểu thường xuyên hơn. Ở giai đoạn thai nhi 7 tuần tuổi, việc mẹ đi tiểu thường xuyên xuất phát từ việc trong cơ thể có sự thay đổi về hóc - môn.
Điều này khiến máu được bơm từ tim đến thận nhanh hơn, từ đó bàng quang nhanh đầy chất lỏng hơn.
Tâm trạng thay đổi liên tục
Nhiều phụ nữ mang thai trong khoảng tuần 6 đến tuần 10 thấy rằng mình có tâm trạng buồn bực, khó chịu. Cảm xúc thay đổi có thể do căng thẳng, mệt mỏi và thay đổi nội tiết tố.
Ngoài ra, cảm giác lo lắng, hồi hộp khi sắp làm mẹ cũng ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng của mẹ.
Tiết nhiều nước bọt
Khi mang thai, mẹ sẽ cảm thấy trong miệng mình có nhiều nước bọt. Nguyên nhân có thể là do tuyến nước bọt làm việc mạnh mẽ hơn hoặc mẹ nuốt nước bọt ít hơn - hoặc kết hợp cả hai.
Hóc - môn thay đổi, cảm giác buồn nôn, ợ nóng đều có thể khiến mẹ tiết nhiều nước bọt hơn trong thai kỳ.
Chắc hẳn mẹ sẽ thấy khó chịu. Vậy thì hãy đánh răng thường xuyên hơn, ăn các bữa nhỏ, đủ chất trong ngày và uống nước phù hợp với nhu cầu của cơ thể.
Ngoài ra, các loại kẹo cứng, kẹo nhai cũng giúp mẹ nuốt nước bọt.
Táo bón
Có đến một nửa phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng táo bón ở một số thời điểm trong thai kỳ. Táo bón xuất phát từ việc các hóc - môn thai kỳ làm giãn các cơ trơn trong cơ thể. Điều này có nghĩa là thức ăn sẽ di chuyển chậm hơn trong hệ tiêu hoá.
Để hạn chế tình trạng táo bón, mẹ nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ, tiêu biểu là ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, trái cây và các loại đậu, uống nhiều nước, tập thể dục và thử dùng một loại vitamin khác. Cuối cùng là khi có cảm giác muốn đi đại tiện, mẹ cần đi ngay, không nên cố nhịn.
Mẹ táo bón khi có thai 7 tuần
Chứng ợ nóng
Ợ nóng (cách gọi khác là chứng khó tiêu axit hoặc trào ngược axit) là cảm giác nóng rát vùng giữa cổ họng dưới và giữa xương ức. Chứng ợ nóng khiến mẹ có cảm giác khó chịu và hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải.
Để giảm chứng ợ nóng, mẹ cần biết bầu 7 tuần nên ăn gì, không nên ăn gì và sinh hoạt ra sao cho khoa học. Dưới đây là những điều mẹ cần lưu ý khi có thai 7 tuần mà bị chứng ợ nóng:
- Tránh ăn uống những món không tốt cho dạ dày
- Ăn thành các bữa nhỏ trong ngày
- Uống nước giữa các bữa ăn thay vì uống trong bữa
- Nhai kẹo
- Ngủ kê cao đầu
- Không ăn trước giờ ngủ khoảng 2-3 tiếng
Chế độ sinh hoạt không lành mạnh, như uống rượu, nước có ga, hút thuốc lá, vận động quá sức về lâu dài có thể trực tiếp trở thành nguyên nhân phôi thai không phát triển hoặc phát triển yếu.
Có thai 7 tuần bụng to chưa?
Kích thước bụng mẹ vẫn chưa khác tuần thứ 6 là mấy. Đặc biệt, khi mẹ mặc quần áo rộng thì không hề thấy bụng.
Mặt khác, hai bên ngực lại có nhiều thay đổi đáng chú ý. Ngực mẹ bắt đầu lớn hơn trông thấy và kích thước tăng dần lên trong suốt thai kỳ.
Nếu đây là lần đầu mẹ mang thai thì ngực sẽ lớn hơn so với những mẹ đã từng sinh bé trước đó. Hai bên ngực có cảm giác châm chích và có vết rạn.
Để bớt đi cảm giác khó chịu ở ngực và duy trì tính thẩm mỹ, mẹ có thể thử phương pháp mát-xa nhẹ nhàng.
Có thai 7 tuần không có triệu chứng có sao không?
Đến tuần thứ 8, có khoảng 90% mẹ bầu cảm nhận được các dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên, điều đó không đúng với tất cả các mẹ.
Có nhiều mẹ thai nhi 7 tuần tuổi rồi mà không cảm nhận được mình đang mang thai hoặc các triệu chứng xuất hiện không thường xuyên. Tuy nhiên, nếu kết quả siêu âm thai 7 tuần không có vấn đề gì thì mẹ không cần quá lo lắng đâu nhé!
Triệu chứng mang thai đôi khi là một điều gì đó khó lý giải. Có mẹ có triệu chứng rõ ràng nhưng cũng có mẹ vẫn “thảnh thơi” như bình thường.
Nhưng điều đó không phải lúc nào cũng là dấu hiệu thai nhi 7 tuần tuổi không phát triển đâu mẹ. Phải có triệu chứng gì khác như mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm kèm chảy máu bất thường chẳng hạn thì mới có nguy cơ đó.
Nói vậy không có nghĩa là mẹ được chủ quan với sức khỏe thai kỳ của mình. Có nhiều trường hợp túi thai vẫn phát triển nhưng không có tim thai, thai ngừng phát triển nhưng không ra máu… rất âm thầm và nguy hiểm. Đây có thể là dấu hiệu sảy thai tuần thứ 7.
Khám thai định kỳ là điều mẹ cần làm và phải làm để biết thai nhi 7 tuần tuổi như thế nào, thai nhi 7 tuần tuổi có phát triển khoẻ mạnh hay không.
Để hiểu nhiều hơn về thai kỳ và thai giáo giúp con phát triển khỏe mạnh, thông minh ngay từ trong bụng mẹ, ba mẹ tham gia POH Thai giáo ngay hôm nay nhé!
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----