Dấu hiệu thai 9 tuần khỏe mạnh - mẹ tìm hiểu để có thai kỳ hạnh phúc

đăng bởi Minh Tâm

9 tuần là bao nhiêu ngày mang thai?

Thai 9 tuần được quy ước từ ngày 60 đến 67 tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt gần nhất. 

Mẹ đang ở đầu tháng thứ 3 của thai kỳ. Chặng đường phía trước còn 31 tuần nữa. Trong giai đoạn đó sẽ diễn ra những thay đổi mạnh mẽ của em bé. Điều đó làm mẹ xen lẫn cảm xúc, vừa rồi hộp vừa hạnh phúc. 

Còn lúc này, không biết thai nhi 9 tuần tuổi phát triển như thế nào mẹ nhỉ? 

Mà làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh 3 tháng đầu, làm thế nào để biết thai nhi khoẻ mạnh mà không cần siêu âm?

POH có một số gợi ý để mẹ nhận biết dấu hiệu thai 9 tuần khỏe mạnh và các biểu hiện bình thường khi có thai 9 tuần đây. Mẹ theo dõi nhé!

Có thai 9 tuần, mẹ có biểu hiện gì?

1. Chán ăn

Và rồi cơn chán ăn lại đến. Những món mẹ từng yêu thích giờ đây chẳng hấp dẫn tí nào nữa. Chán ăn có thể là tác dụng phụ gây nên bởi lượng hóc-môn estrogen tăng nhanh trong cơ thể. 

Thịt, trứng, các sản phẩm từ sữa, đồ ăn cay, nặng mùi và cà phê dễ nằm trong danh sách những món mà mẹ “e dè” trong thai kỳ. 

Vậy mẹ có thể thử ăn các loại hạt, trái cây tươi, salad rau củ, nước ép. Những món này dễ ăn, dễ uống và giá trị dinh dưỡng cũng rất tuyệt vời. 

2. Thèm ăn

Mẹ có đang nghe nhầm không nhỉ? Vừa thèm ăn vừa chán ăn thật sao? Chuyện gì cũng có thể xảy ra mà mẹ nhỉ. Thai kỳ cũng kỳ diệu như vậy đó. 

Bước sang tuần thai thứ 9, mẹ bắt đầu có cảm giác thèm ăn trở lại. Sự thay đổi hóc-môn mạnh mẽ trong cơ thể mẹ có ảnh hưởng lớn đến vị giác và thính giác.

Một số chuyên gia cho rằng cảm giác thèm ăn một số món liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng. Nhưng có chuyên gia khác cho rằng thèm ăn trong thai kỳ là điều không dễ lý giải. 

Nếu mẹ thấy thèm ăn, hãy cứ lắng nghe nhu cầu của bản thân nhưng cần điều chỉnh sao cho phù hợp mẹ nhé. 

Một điều oái oăm là mẹ còn thèm cả những “món lạ” như bột giặt, chất bẩn, đất sét… Nếu mẹ gặp phải tình trạng này thì hãy cho thông báo cho bác sĩ biết nhé!

Có lẽ câu chuyện sau đây không còn xa lạ mấy nữa, rất đúng với việc thay đổi “chóng mặt” của khẩu vị mẹ bầu. Đó là, vào một đêm đông lạnh giá, mẹ cọ quậy người tỉnh giấc, thì thầm vào tai bố: “Em thèm ăn khoai nướng quá!”. 

Ông chồng tất tả quần quần, áo áo, găng tay này nọ ra đường tìm mua. Về đến nhà với sự hồ hởi, đưa cho vợ vài củ khoai vừa mua được. Bà vợ chốt một câu xanh rờn: “Tự nhiên em không muốn ăn nữa chồng ạ.”

Đó, không phải là các mẹ cố ý “hành” chồng đâu. Mà là do sự vi diệu của thai kỳ. Mong là các ông bố sẽ thấu hiểu và kiên nhẫn hơn trong thai kỳ của vợ nhé!

>> Dấu hiệu thai 10 tuần khỏe mạnh

>> Dấu hiệu thai 11 tuần khỏe mạnh 

 

3. Khứu giác nhạy cảm

Nhiều phụ nữ mới mang thai bị chìm ngập trong cảm giác buồn nôn khi ngửi thấy mùi hương.

Một lần nữa lượng hóc-môn estrogen tăng cao trong cơ thể lại được nhắc tên. Đây là nguyên nhân khiến khứu giác của mẹ nhạy cảm hơn trong thai kỳ. 

Nếu mùi bếp núc khiến mẹ thấy buồn nôn và mệt mỏi, hãy nhờ ai đó nấu ăn cho mẹ hoặc mua thức ăn sẵn ở nhà hàng, cửa hàng tiện lợi. Như vậy mẹ sẽ đỡ hơn. 

4. Buồn nôn, nôn mửa

Thai 9 tuần tuổi là đỉnh điểm của tình trạng buồn nôn, nôn mửa. Một số chuyên gia cho rằng buồn nôn là cách cơ thể mẹ bảo vệ thai nhi trong bụng khỏi các chất độc và thức ăn có nguy cơ gây nguy hiểm. 

Giả thuyết này cũng hợp lý bởi trong tam cá nguyệt thứ nhất - thời điểm hầu như mẹ bầu cảm thấy buồn nôn và nôn mửa nhiều - là giai đoạn phát triển quan trọng của bé. Khi đó, các bộ phận và cấu trúc cơ thể vật lý đang diễn ra những thay đổi lớn. 

Nhiều mẹ mang thai tuần thứ 9 hết nghén rồi. Nhưng với hầu hết mẹ bầu, cảm giác buồn nôn có thể đến bất cứ lúc nào, cả ngày lẫn đêm.Nhưng mẹ vẫn có cách để đối phó nhé! Sau đây là 9 gợi ý từ POH: 

  • Ăn trên giường: sáng thức dậy, mẹ ăn một vài chiếc bánh quy, nghỉ ngơi thêm 20 phút nữa trước khi bước xuống khỏi giường.
  • Ăn bữa nhỏ và ăn nhiều bữa trong ngày: thay vì ăn 3 bữa chính một ngày, mẹ nên chia thành các bữa ăn nhỏ và ăn thường xuyên hơn.
  • Ăn thức ăn chứa tinh bột và protein 
  • Ăn chậm 
  • Không nêm quá nhiều gia vị vào thức ăn: các món cay. chua, béo ngậy và nhiều dầu mỡ không tốt cho hệ tiêu hoá của mẹ bầu một chút nào. Mẹ nên đợi thức ăn nguội mới ăn. 
  • Uống đủ nước: nước ép pha loãng, trà, nước lọc… mẹ uống đan xen để đa dạng hoá thức uống nhé và nhớ nhâm nhi từng ngụm một thay vì uống nhanh. 
  • Đánh răng sau khi ăn để tránh mùi thức ăn trong miệng 
  • Uống vitamin và ăn nhẹ trước khi ngủ 
  • Ưu ái các món từ gừng như trà gừng, mứt gừng… vì gừng giúp ổn định dịch vị trong dạ dày và làm tan biến cảm giác buồn nôn. 

>> 9 bí quyết mẹ bầu ăn vào con, không vào mẹ

Mang thai 9 tuần hết nghén chưa?

5. Ợ nóng

Dù trước đây không bị chứng ợ nóng thì đến thời kỳ mang thai - khi lượng hóc-môn và cơ thể vật lý thay đổi - mẹ có thể sẽ phải trải qua cảm giác nóng ran ở lồng ngực và cổ dưới. 

Mẹ nên tránh các loại nước uống có ga, mù tạt, giấm, các sản phẩm có chứa bạc hà và thịt chế biến sẵn. Đồ ăn có nhiều chất béo, cay, chiên rán và nhiều gia vị cũng gây ra kích thích không tốt cho dạ dày. 

Để tránh cảm giác ợ nóng khó chịu, mẹ có thể nhai kẹo cao su để cân bằng lượng axit trong dạ dày. 

6. Táo bón

Có đến một nửa phụ nữ mang thai bị táo bón trong thai kỳ. Cảm giác rất khó chịu phải không mẹ? Hãy cố gắng uống nhiều nước và ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ như trái cây, rau củ, các loại đậu và ngũ cốc nguyên cám.

Ngoài ra, tập thể dục và tham gia các hoạt động nhẹ nhàng cũng giúp đẩy lùi chứng táo bón mẹ nhé. Mẹ có thể cân nhắc các bộ môn như đi bộ, tập yoga, thiền để cải thiện tình hình sức khoẻ. 

Thai 9 tuần bụng đã to chưa? 

Thực tế, mỗi mẹ có những sự thay đổi khác nhau về cơ thể vật lý nên kích thước vòng bụng cũng khác nhau lắm. Nên nếu hỏi thai 9 tuần bụng đã to chưa thì cũng khó đưa ra lời khẳng định chính xác. 

Nhưng nhìn chung, trong 2 tháng đầu thai kỳ, bụng mẹ hầu như không có nhiều thay đổi về kích thước. Phải đến tuần thứ 12 - khi tử cung giãn nở - thì bụng mẹ sẽ lớn hơn thấy rõ. 

Hình ảnh bụng bầu 9 tuần

Ngoài ra, số lần mang thai cũng có ảnh hưởng đến kích thước vùng bụng của mẹ. Những mẹ lần đầu mang thai thường thì vòng bụng sẽ săn chắc và nhỏ hơn so với mẹ đã sinh con trước đó. 

Ngược lại, các mẹ đã sinh con trước đó rồi thì cơ ở vùng bụng đã giãn ra sẵn rồi. Đến lần mang thai này, độ giãn sẽ tăng lên. 

Thêm vào đó, nếu mẹ có phần thân dưới ngắn thì kích thước bụng bầu cũng dễ to hơn vì nhau thai bị hạn chế không gian phát triển theo chiều dọc. 

Dấu hiệu thai 9 tuần khỏe mạnh

Vào tuần thứ 9, mẹ có thể quan sát thấy hình ảnh siêu âm thai nhi 9 tuần tuổi khá rõ nét. Lúc này, thai nhi đã bám chắc vào thành tử cung. Phôi thai đã phát triển thành thai nhi hoàn chỉnh và túi thai đã cố định trong tử cung. Việc thai đã bám chắc vào tử cung là điều kiện cần thiết để bé tiếp tục phát triển.

1. Thai nhi 9 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Răng 

20 chồi răng nhỏ đang phát triển ở hai dải nướu - trên và dưới. Sau này, 20 chồi răng này sẽ trở thành 20 chiếc răng bé xinh của bé. 

Sang tuần thai thứ 10, răng bé cứng hơn và liên kết với hàm. Khi em bé được khoảng 4-7 tháng tuổi, chiếc răng màu trắng như ngọc trai sẽ nhú lên, trông rất đáng yêu. 

Nhịp tim thai 9 tuần tuổi

Tim bé đã hình thành 4 ngăn rồi. Nếu mẹ đang mong ngóng nghe được nghe thấy nhịp tim của con yêu thì đã đến lúc rồi. Trung bình, nhịp tim của bé trai/ bé gái 9 tuần rơi vào khoảng 140 đến 190 nhịp/ phút. Trong buổi thăm khám định kỳ, mẹ nhớ nghe nhé!

Nhiều mẹ miêu tả nhịp tim em bé giống với tiếng ngựa phi. Cũng đúng thôi mẹ ạ vì tim bé đập nhanh gấp đôi tim chúng ta đó. 

>> Thai 9 tuần nhịp tim 174 là trai hay gái?

Nhau thai

Bây giờ, trong cơ thể mẹ không chỉ có một em bé nhỏ xíu mà có thêm nhau thai nữa. Nhau thai được gắn vào tử cung và kết nối với em bé qua dây rốn. Bộ phận này đã đủ phát triển để thực hiện nhiệm vụ sản sinh hóc-môn giúp em bé lớn lên. 

Đến cuối thai kỳ, đường kính của nhau thai khoảng 23cm, độ dày khoảng 2,5cm, hình dáng không khác gì một chiếc bánh kếp lớn. Mẹ có thể quan sát thông qua hình ảnh thai nhi 9 tuần trong lần khám định kỳ. 

2. Thai 9 tuần CRL bao nhiêu? 

CRL là viết tắt của từ tiếng Anh “Crown rump length”, nghĩa là Chiều dài đầu mông, được tính bằng đơn vị mm. 

Thai nhi 9 tuần tuổi có chỉ số CRL từ 23mm đến 30mm, nặng khoảng 3-5g. 

3. Hình dạng thai nhi 9 tuần tuổi

Thai nhi 9 tuần tuổi có kích thước giống như một quả nho và hình dáng gần giống một em bé sơ sinh thực thụ rồi đó!

Hình ảnh thai 9 tuần trong tử cung của mẹ

Thai 9 tuần đã máy chưa?

Em bé bắt đầu cử động trong bụng mẹ từ tuần thai thứ 8. Nên nếu mẹ hỏi “Thai 9 tuần đã máy chưa?” thì câu trả lời là rồi nhé ạ. Nhưng đến tuần này, các cử động vẫn còn nhẹ nên không gây ra nhiều tác động lên trên thành bụng của mẹ. 

Chỉ khi đi khám thai và nhìn qua hình ảnh siêu âm thai nhi 9 tuần tuổi thì mẹ sẽ quan sát thấy những cử động đáng yêu của bé. 

Đợi đến tuần 12, khi thai máy rõ ràng hơn, mẹ sẽ cảm nhận được những cú đạp mạnh mẽ ở bụng.

Mẹ có thể thai giáo hằng ngày giúp cảm nhận rõ nét hơn cử động của bé cũng như giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ nhé!

Để thai giáo hiệu quả, tối ưu mẹ có thể tham khảo POH Thai Giáo nhé! Khóa học với 1.600 bài thực hành giúp mẹ dễ dàng thai giáo thường xuyên và liên tục đến khi sinh, giúp con đạt được lợi ích phát triển tối ưu, sức khỏe thể chất và tinh thần. 

Dấu hiệu thai nhi đói

Sang tháng thứ 3 của thai kỳ nói chung và tuần thứ 9 nói riêng, thai nhi phát triển nhanh hơn nhiều so với tháng đầu. Em bé cần chất dinh dưỡng và năng lượng để đảm bảo phát triển, do đó cũng có cảm giác “đói”.

Khi đó, em bé sẽ “báo hiệu” đến mẹ bằng những cơn đói cồn cào. Tiếng réo bụng có thể đến bất cứ lúc nào; vì vậy, mẹ nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và chuẩn bị thêm các món ăn vặt lành mạnh. 

Ngoài ra, mẹ còn thấy hoa mắt và chóng mặt nữa. Cơn đói khiến lượng đường huyết giảm, từ đó dẫn đến tình trạng mẹ chóng mặt, không đứng vững.

Để tránh tình trạng này, mẹ cần bổ sung năng lượng kịp thời với các món yêu thích như bánh mì, bánh quy, sữa chua…

 

 

Những dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu 

Để đảm bảo thai kỳ an toàn, mẹ cần để ý đến những dấu hiệu thai yếu dưới đây:

  • Bụng đau lâm râm, máu ra bất thường
  • Dịch âm đạo tiết nhiều hơn bình thường, có màu vàng hơi ngả xanh, có mùi hôi khó chịu
  • Ngực không còn cảm giác căng cứng
  • Đi tiểu quá ít
  • Tiểu buốt, đau khi đi tiểu
  • Ngừng ốm nghén đột ngột
  • Đau lưng, đau bụng dưới
  • Chuột rút kèm chảy máu

Khi nhận thấy mình có ít nhất một trong các dấu hiệu trên thì không nên chủ quan vì biết đâu đó là dấu hiệu sảy thai 9 tuần tuổi. Mẹ cần gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định rõ tình hình sức khoẻ. 

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti