Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh con tốt nhất cho cả mẹ và bé?

đăng bởi Hoài Anh

Thời điểm sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn liên quan tới sự an toàn và phát triển của các em bé. Sinh đủ tháng thì luôn tốt hơn là sinh non hay sinh quá muộn. Cùng POH tìm hiểu khi nào thì đủ tháng để sinh bé và những những yếu tố ảnh hưởng để mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình vượt cạn của hai mẹ con nhé!

Bà bầu mang thai bao nhiêu tuần thì sinh con?

Ở Việt Nam, mọi người đã quen thuộc với câu nói mang thai “9 tháng 10 ngày” thì sinh. Theo cách tính này, lấy trung bình mỗi tháng 30 ngày thì 9 tháng 10 ngày sẽ là 280 ngày. Thai kỳ 280 ngày tương đương với 40 tuần thai. Điều này cũng khá trùng khớp với cách tính của y học hiện đại.

Một thai kỳ đủ tháng kéo dài khoảng 40 tuần, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Khoảng thời gian sinh con an toàn cho mẹ và bé dao động từ tuần 37 đến tuần 42 của thai kỳ. 

Thời điểm an toàn để sinh con là từ tuần 37 - tuần 42 của thai kỳ

Cụ thể hơn, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thai kỳ đủ tháng được chia ra thành các mốc sau:

  • Đủ tháng sớm: 37 tuần đến 38 tuần 6 ngày (Bầu 37-38 tuần là khoảng 8 tháng 3 tuần - 9 tháng mang thai)
  • Đủ tháng hoàn toàn: 39 tuần đến 40 tuần 6 ngày (Bầu 39-40 tuần là khoảng 9 tháng 1 tuần - 9 tháng 2 tuần mang thai)
  • Đủ tháng muộn: 41 tuần đến 41 tuần 6 ngày (Bầu 41 tuần là khoảng 9 tháng 3 tuần)
  • Quá ngày: Từ 42 tuần trở đi (Bầu từ 42 tuần trở đi thai khoảng 10 tháng)

Thai nhi sinh trong giai đoạn này được gọi là đủ tháng, cơ thể bé đã phát triển hoàn chỉnh, sẵn sàng thích nghi với môi trường bên ngoài. Sinh ở giai đoạn đủ tháng hoàn toàn (39-40 tuần) được coi là lý tưởng nhất. 

Mang thai con so bao nhiêu tuần thì sinh?

Con so là cách gọi khi mẹ mang thai lần đầu tiên. Mang thai con so mẹ thường sinh sớm hơn ngày dự sinh. Ví dụ ngày dự sinh rơi vào tuần 40 nhưng mẹ sẽ sinh em vào khoảng tuần 38-39.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp sinh sớm hơn, khoảng tuần 37-38, hoặc muộn hơn hẳn gần tuần 41, bởi lần đầu sinh nở cổ tử cung cần nhiều thời gian hơn để giãn mở và chuẩn bị cho em bé chào đời. 

Mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh?

Con rạ là lần mang thai con thứ sau khi mẹ đã sinh con so. Do cơ thể mẹ đã quen với việc sinh nở nên thời điểm chuyển dạ thường dễ hơn so với lần mang thai đầu.

Vì cơ thể mẹ đã được làm quen với quá trình mang thai và chuyển dạ, nên thai kỳ dường như ổn định hơn. Thời điểm sinh em cũng đúng với ngày dự sinh hơn so với lần đầu. Mẹ mang thai con rạ thường sinh vào khoảng tuần 38-40 của thai kỳ. 

Tuy nhiên, thời điểm sinh con rạ vẫn có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và các yếu tố khác. 

Cách tính tuổi thai và ngày dự sinh cho bà bầu

Để theo dõi sự phát triển của con cũng như ước đoán thời điểm sinh, các bà bầu nên nắm rõ cách tính tuổi thai. 

Phương pháp được áp dụng phổ biến nhất và dễ thực hiện nhất đó là tính tuổi thai theo kỳ kinh nguyệt. Cách này lấy mốc là ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng trước khi mang bầu (tính từ ngày đầu tiên có kinh). Đây được coi là ngày đầu tiên của thai kỳ, mặc dù thực tế thời điểm thụ tinh có thể diễn ra sau đó khoảng 2 tuần.

Tính tuổi thai theo kỳ kinh nguyệt là cách tính đơn giản được nhiều mẹ áp dụng

Với các mẹ thụ thai tự nhiên:

Một thai kỳ thông thường kéo dài 40 tuần, tương đương 280 ngày, tính từ ngày này. Cách này sẽ chuẩn cho những mẹ bầu có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn (khoảng 28 ngày). Cách tính cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định ngày đầu tiên có kinh của chu kỳ kinh cuối cùng trước khi mang thai.

Bước 2: Cộng thêm 7 ngày

Bước 3: Trừ đi 3 tháng và tính lên 1 năm (hoặc cộng thêm 9 tháng)

Ví dụ:

Ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng: 2/1/2024.

Cộng 7 ngày: 9/1/2024.

Trừ 3 tháng: 9/10/2023.

Tính lên 1 năm: 9/10/2024 là ngày dự sinh.

Vậy nếu ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối là 2/1/2024, thì ngày dự sinh sẽ vào khoảng 9/10/2024.

Với mẹ mang thai IVF:

Trường hợp mẹ mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), ngày dự sinh sẽ được tính dựa trên ngày chuyển phôi:

Thai 3 ngày tuổi: Cộng thêm 266 ngày từ ngày chuyển phôi.

Thai 5 ngày tuổi: Cộng thêm 264 ngày từ ngày chuyển phôi.

Thai IVF tính tuổi thai dựa trên ngày chuyển phôi

Hiện nay cũng có một số ứng dụng tính tuổi thai trực tuyến giúp mẹ bầu dễ dàng theo dõi sự phát triển của con yêu. Mẹ chỉ cần nhập ngày đầu kỳ kinh cuối và chu kỳ kinh nguyệt trung bình, ứng dụng sẽ tính toán tuổi thai và ngày dự sinh. Phương pháp cũng tương tự như trên.

Siêu âm xác định tuổi thai:

Một cách tính tuổi thai khác đó là dựa trên kết quả siêu âm. Siêu âm là phương pháp giúp xác định tuổi thai chính xác hơn, đặc biệt với những mẹ không nhớ rõ ngày đầu của kỳ kinh cuối.

Bác sĩ sẽ đo kích thước của thai nhi (thường là chiều dài đầu-mông) để ước tính tuổi thai. Phương pháp này sẽ đo lường chính xác trong tam cá nguyệt đầu tiên. Vì trong giai đoạn này thai nhi phát triển đều đặn và có sự nhất quán về kích thước.

Lưu ý khi tính tuổi thai:

  • Nếu mẹ có chu kỳ kinh nguyệt dài hoặc không đều, tuổi thai có thể sai lệch nhiều so với thực tế. Và siêu âm là lựa chọn tốt nhất trong trường hợp này.
  • Ngày dự sinh được ước tính dựa trên tuổi thai và không hoàn toàn chính xác. Thực tế là chỉ khoảng 5% bé chào đời đúng ngày dự sinh. Phần lớn các bé sẽ lệch vài ngày. Tuy nhiên, ngày dự sinh vẫn là một thông tin quan trọng để mẹ chuẩn bị tốt hơn cho khoảng thời gian có khả năng chuyển dạ cao. 

Nguy cơ khi sinh non và sinh muộn

Sinh non hoặc sinh muộn tháng đều gây ra những ảnh hưởng nhất định cho sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Sinh non xảy ra khi thai nhi chào đời trước 37 tuần tuổi. Đây là một trong những tình huống y khoa cần được xử lý cẩn thận, vì thai nhi chưa phát triển hoàn thiện nên dễ gặp các biến chứng như suy hô hấp hoặc hội chứng suy hô hấp (RDS), miễn dịch yếu, tối loạn tiêu hoá…

Trẻ sinh non thường nhẹ cân và có nguy cơ chậm phát triển về thể chất, trí tuệ so với trẻ sinh đủ tháng. Ngoài ra, trẻ dễ gặp vấn đề về thị giác, thính giác hoặc bại não do hệ thần kinh chưa hoàn thiện vào thời điểm chào đời. Thông thường trẻ sinh non phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt.

Đối với bố mẹ và người thân, việc sinh non sẽ khiến cả gia đình lo lắng. Trong trường hợp sinh không đủ tháng, bố mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để có thể chăm sóc em bé và người mẹ tốt nhất.

Trẻ sinh non không đủ tháng cần được chăm sóc đặc biệt

Trường hợp sinh già tháng, thai nhi chào đời sau 42 tuần tuổi khá ít gặp, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả hai mẹ con.

Sau 42 tuần, bánh nhau bắt đầu lão hóa, không còn cung cấp đủ oxy và dưỡng chất dẫn đến nguy cơ suy thai. Lượng nước ối giảm đáng kể gây khó khăn cho bé trong tử cung và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trẻ cũng dễ hít phải phân su dẫn đến viêm phổi hoặc các vấn đề về hô hấp.

Trẻ quá ngày cơ thể phát triển lớn (thai to) gây khó khăn trong quá trình sinh thường. Bé sẽ dễ gặp một số vấn đề như kẹt vai hoặc chấn thương khi sinh. Thai to làm quá trình chuyển dạ kéo dài, gây đau đớn và mệt mỏi mẹ. Nguy cơ chảy máu sau sinh, rách tầng sinh môn, hoặc phải can thiệp sinh mổ là rất cao.

 

Cách chăm sóc thai kỳ để sinh con đủ tháng, phòng ngừa sinh non và sinh muộn

Việc chăm sóc thai kỳ đúng cách là yếu tố quan trọng để đảm bảo bé chào đời đủ tháng, khỏe mạnh và tránh được các rủi ro sinh non hoặc sinh muộn. Mẹ nên thăm khám định kỳ với bác sĩ để theo dõi sức khỏe của cả mẹ và bé, đồng thời phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để có biện pháp can thiệp kịp thời. 

Bên cạnh đó, vận động nhẹ nhàng và chế độ dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ cũng rất quan trọng. Khi mang thai, mẹ nên chú ý bổ sung các dưỡng chất cần thiết như axit folic, sắt và canxi để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi, giảm nguy cơ sinh non.

Mẹ bầu cũng cần giữ tâm lý ổn định, hạn chế căng thẳng và không làm việc quá sức để bảo vệ sức khỏe. Tránh xa các yếu tố gây nguy cơ sinh non như hút thuốc, uống rượu hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại…

Ở giai đoạn cuối thai kỳ, từ tuần 40 trở đi, mẹ nên theo dõi thai kỳ sát sao, thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra để đảm bảo thai nhi vẫn phát triển bình thường. Nếu thai quá ngày dự sinh, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng biện pháp y khoa như kích thích chuyển dạ hoặc sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.

Chăm sóc thai kỳ cẩn thận sẽ giúp mẹ bầu giữ cho thai kỳ khỏe mạnh và đảm bảo bé yêu được chào đời trong thời điểm tốt nhất: từ tuần 39 - tuần 40. Mẹ đừng quên thực hành Thai giáo mỗi ngày để con yêu chào đời khoẻ mạnh, thông minh!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti