MỤC LỤC
Thai nhi tuần thứ 33 sẽ phát triển như thế nào?
Thai 33 tuần nặng bao nhiêu kg?
Thai 33 tuần gò nhiều thì sao?
Thai nhi tuần thứ 33 sẽ phát triển như thế nào?
Đã bước sang tuần thứ 33 có nghĩa là thai kỳ đã gần kết thúc, các bà bầu chuẩn bị bước vào thời khắc lâm bồn đầy khó khăn. Thế như việc theo dõi thai nhi trong thời gian này vẫn được các bậc cha mẹ cực kỳ lo lắng. Vậy thai nhi tuần thứ 33 sẽ phát triển như thế nào?
Thai 33 tuần nặng bao nhiêu kg?
Thai nhi tuần thứ 33 có thể nặng khoảng 1,8 đến 2,3 đó các mẹ nhé, vậy chuyện thai 33 tuần nặng 2kg là chuyện bình thường thôi. Khi này bé đã có chiều dài từ 42-43 cm rồi đấy, (chiều dài từ đầu đến mông là 29-30 cm).
Ở thời gian này, phổi chưa hoàn thiện một cách chỉn chu thế nhưng bé có thể hít một chút nước ối để luyện tập cho phổi và học thở. Trẻ đã bắt đầu xuất hiện tóc. Da bắt đầu hết nhăn nheo và bộ xương dần cứng cáp, dù cho hộp xương sọ còn khá mềm.
Mời mẹ xem thêm: Thai nhi tuần thứ 34
Thai 33 tuần nặng 2kg có được không?
Bộ não và hệ thống thần kinh của trẻ lúc này đã phát triển đầy đủ, đồng thời bé cũng bắt đầu phát triển hệ thống miễn dịch của chính mình.
Làn da của bé bớt nhăn nheo, đồng thời bé cũng đang trở nên bụ bẫm hơn để chuẩn bị sẵn sàng đến ngày sinh nở. Nhờ có lượng chất béo màu trắng hình thành bên dưới làn da nên da của bé cũng ít đỏ hơn so với trước đó.
Sau khi sinh, cả màu sắc và tông da của bé sẽ có thể tiếp tục phát triển trong vài tháng, đặc biệt nếu bé mang trong mình gen người châu Phi hoặc chủng tộc hỗn hợp.
Hộp sọ của bé mềm và khá dẻo, đồng thời các mảng xương tạo thành hộp sọ của bé vẫn chưa ăn khớp hoàn toàn với nhau. Trong khi sinh, các mảng xương sọ này sẽ trượt hoặc chồng lên nhau để làm mẹ bầu dễ dàng hơn trong khi sinh.
Mẹ bầu thậm chí sẽ có thể nhìn hoặc cảm nhận thấy những khoảng trống trong hộp sọ của bé ngay sau khi bé chào đời. Tuy nhiên chúng vẫn sẽ không ăn khớp với nhau cho đến khi em bé được khoảng 18 tháng tuổi.
Nếu mẹ bầu đang mang thai một em bé trai thì tinh hoàn của bé vẫn đang tiếp tục quá trình di chuyển đến bìu ốc của mình. Đôi khi, một hoặc cả hai tinh của bé vẫn không đến đúng vị trí cho đến khi bé được sinh ra.
Điều này đặc biệt phổ biến ở các trường hợp trẻ sinh non hoặc sinh sớm. Tuy nhiên hầu hết các bé trai sẽ hoàn tất quá trình này trong vòng sáu tháng tuổi sau khi sinh.
Thai nhi tuần thứ 33 đã rất hiếu động như một đứa trẻ sơ sinh. Việc tử cung mỏng dần nên bé có thể cảm nhận bên ngoài dễ dàng hơn. Thời gian này mẹ có thể áp dụng phương pháp thai giáo để bé phát triển thị giác nhé.
Ngoài ra, để tìm hiểu về cân nặng thai nhi trong thai kỳ, ba mẹ có thể tham khảo bài viết Bảng cân nặng thai nhi theo tuần của POH nhé!
Thai 33 tuần gò nhiều thì sao?
Thai 33 tuần gò nhiều là bình thường nhé các mẹ ơi, thai nhi bắt đầu từ tuần thứ 7 có thể gò rồi. việc mang thai ở tuần thứ 33 gò nhiều và mẹ sẽ cảm thấy sự căng cứng và thắt chặt từ một góc bụng bầu rồi lan ra khắp bụng. Đây là cơn gò sinh lý Braxton-Hicks diễn ra trong thời gian ngắn và an toàn.
Những cơn bò bụng của thai kỳ mang tính chất tự động và không phụ thuộc nhiều với những yếu tối ở bên ngoài nên sẽ xuất hiện không cố định. Chúng có thể xuất hiện liên tục từng phút hoặc xuất hiện nhiều rồi biến mất trong một thời gian.
Tại sao thai 33 tuần gò nhiều?
Việc thai nhi càng lớn thì gò càng nhiều về mức độ và tuần suất là do tử cung của mẹ dần phải chịu nhiều áp lực hơn. Thai 33 tuần gò nhiều là do khi đó thai khá lớn rồi. Một số nguyên nhân khác khiến thai gò có thể là:
Tâm lý của mẹ: Tâm lý của mẹ có thể gây ảnh hưởng đến việc gò nhiều của con.Mẹ nên tránh những cảm xúc tiêu cự hay buồn bã một các tốt nhất nhé.
Hệ xương của trẻ phát triển: Bé phát triển cả về trọng lượng, chiều dài và hệ xương khiến mỗi lần bé xoay người vặn mình mẹ sẽ cảm nhận nhiều cơn gò dễ dàng hơn.
Thai nhi tuần thứ 33 gò nhiều
Do mẹ bị táo bón: Mẹ ăn nhiều chất dinh dưỡng mà quên trái cây hay các chất xơ và uống nước có thể gây ra tình trạng táo bón. Việc mẹ táo bón có thể gây ra hiện tượng gò nhiều đó.
Mẹ đừng quên việc gò nhiều có thể báo hiệu cho hiện tượng sắp sinh nhé. Nếu như bé gò cứng bụng liên tục,cơn gò ngày càng nhanh và mạnh kèm theo việc đau lưng, chuột rút, bụng bầu tụt và rỉ ối… thì có thể mẹ đang phải đối mặt với hiện tượng sinh non, mẹ nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra tình hình nhé.
Có thể mẹ quan tâm: Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 33
Thai 33 tuần chưa quay đầu phải làm sao?
Nếu như tới tuần thứ 33 mà bé chưa chịu quay đầu thì có thể là khá muộn rồi đấy. Bé đã lớn nhiều, không gian trở nên trật trội hơn nên việc bé có khả năng quay đầu thấp hơn. Những bé hay nghịch có thể đến lúc gần sinh có thể tự quay đầu.
Mẹ có thể tranh thủ thời gian đi bộ nhẹ nhàng trong vòng 30 phút mỗi ngày. Buổi tối có thể quỳ gối, mông hướng lên, đầu thì đặt ở gối ôm tới khi khó chịu thì nghỉ, mẹ có thể thực hiện trước khi đi ngủ nhé.
Nếu khó chịu có thể làm cho mông cao đầu thấp và làm khoảng 1-2 lần. Ngoài ra mẹ có thể chịu khó nằm nghiêng ra trái để kích thích bé quay đầu.
Hi vọng phương pháp trên sẽ giúp bé quay đầu. Thế nhưng nếu bé chưa chịu quay đầu thì có thể sinh bằng phương pháp sinh mổ một cách bình thường nhé.
Chăm sóc thai 33 tuần như thế nào?
Tuần 33 của thai kỳ dinh dưỡng vẫn là cần được quan tâm hàng đầu. Mẹ nên bắt đầu tăng xơ ở khẩu phần ăn với nhiều loại rau củ, trái cây để giúp mẹ ngăn ngừa táo bón. Mẹ đừng quên việc uống đủ 8 ly nước, tương đương với 2 lít nước mỗi ngày và uống cách đều.
Việc bổ sung sắt là quan trọng trong thời gian này, nhất là các mẹ thường thấy chóng mặt và hoa mắt. Ngoài các viên uống vitamin, các mẹ có thể bổ sung sắt qua các thự phẩm thịt bò, khoai tây, đậu tương, rau bina, ức gà, gan…
Bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi như đậu, trứng, sữa… trong thực đơn hàng ngày, nhất là khi mẹ bầu có biểu hiện thiếu canxi như đau nhức, tê buốt cổ tay, cổ chân…
Chăm sóc thai 33 tuần như thế nào?
Thai nhi tuần thứ 33 có nghĩa với việc con càng lớn, càng nên cố gắng ăn thêm một chút để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Ngoài những bữa ăn chính thường ngày, mẹ nên bổ sung ở các bữa ăn phụ như sữa, bánh quy, các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân…
Mẹ nên nhớ phải ăn thật chậm, nhai kỹ, tránh những thực phẩm cay nóng, có vị mạnh, thay thế các loại đồ uống có cồn hay cafein bằng trà thảo dược và sữa.
Nguồn tham khảo: Babycenter
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo