Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 33

đăng bởi

Tuần vừa rồi của mẹ thế nào, mọi thứ đều ổn cả chứ. Bước sang tuần mới, mẹ lại gần tiến tới vạch đích, ngày mà mẹ sẽ chào đón bé yêu ra đời. Những sự thay đổi của cơ thể mẹ và lớn lên của bé vẫn khiến các bà bầu tò mò và muốn tìm hiểu. Vậy mẹ bầu trong tuần này ra sao, đang lo nghĩ gì, chúng ta cùng POH tìm hiểu nhé.

 

 

Biểu hiện mang thai tuần thứ 33

Mẹ bầu lúc này có thể thấy rằng bàn chân, bàn tay, mặt và mắt cá chân của mình sưng lên một chút. Hiện tượng giữ nước trong cơ thể này được gọi là chứng phù nề. Chúng thường trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết ấm áp hoặc vào ban đêm.

Điều đáng ngạc nhiên là việc uống nhiều nước sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt hiện tượng này. Do vậy việc tăng cường bổ sung nước là rất quan trọng.

Tuy nhiên nếu hiện tượng phù nề trở nên nghiêm trọng, kèm theo triệu chứng đau đầu thì mẹ bầu cần phải gọi ngay cho bác sĩ bởi đấy rất có thể là triệu chứng của tiền sản giật.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào ở tuần 33?

Đây được xem là giai đoạn thở phào nhẹ nhõm của mẹ khi hầu hết bé yêu sinh non từ tuần 34-37 khi được nằm tại lồng sơ sinh và được bác sĩ chăm sóc sẽ có thể phát triển y hệt các bé đủ tháng về sau này mặc dù có thể gặp vài vấn đề về sức khỏe ngắn hạn.

Xem thêm: Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 34

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 35

Mẹ bầu tuần 33

Tiết sữa non

Phần ngực của mẹ đã rỉ sữa non, chúng đóng khô lại trên đầu vú và mẹ thấy ngực trở nên nặng nề hơn. Có khi mẹ sẽ hoảng hốt về những đường gân máu xanh trên phần ngực đã to ra ít nhiều. Những loại áo ngực dành cho thai phụ sẽ rất giúp ích, giúp mẹ giảm áp lực và thoải mái hơn.

Sự căng thẳng và mệt mỏi của mẹ ở những tháng cuối thai kỳ hoàn toàn khác với những tháng đầu. Những mẹ sinh lần đầu chắc hẳn sẽ lắng lo cho lần vượt cạn, việc khó ngủđi tiểu đêm thường xuyên là điều dễ hiểu cho sự mệt mỏi của mẹ.

 

 

Ngứa, phát ban

Có số ít mẹ bầu gặp tình trạng có nốt sần thai kỳ gây đỏ và ngứa ngáy ở vùng bụng, bắp đùi hay mông. Tuy ít nhưng không phải hiếm, chúng gây ra tình trạng khó chịu nhưng không nguy hiểm, tốt nhất mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề này.

Mọi công việc mà mẹ làm trong thời gian này nên cố gắng chậm rãi và nhẹ nhàng. Ví dụ như mẹ đang ngồi được một lúc lâu thì không nên bật dậy ngay lập tức vì điều này có thể làm máu dồn xuống chân khiến mẹ chóng mặt.

Nếu như tuần 33 là thời gian mà khối nước ối đạt khối lượng lớn nhất thì những tuần sau chúng có thể sẽ giảm dần. Tuy dịch ối có mùi đặc trưng nhưng chúng dễ bị nhầm lẫn với nước tiểu. Mẹ có thể nhờ đến bác sĩ để xác định xem mình đang bị rò rỉ nước ối hay đái rắt nhé.

Tim mẹ dường như đập nhanh hơn vì có sự thay đổi trong việc phân bổ các mạch máu chủ. Việc tim bị đè nên gây ra tình trạng đập nhanh là khá bình thường, nếu như bị đau ngực hay khó thở thì bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Mẹ cảm thấy lo lắng khi bé yêu vẫn đang ở ngôi thai ngược. Hi vọng bé sẽ nhanh chóng chuyển sang ngôi thai thuận để giúp mẹ sinh nở dễ dàng hơn.

Thai 33 tuần nên ăn gì?

Nếu như nói mẹ không lo việc thừa cân thì là nói dối rồi. Tới tuần này mẹ vẫn lo lắng không biết thai 33 tuần nên ăn gì để vào con chứ không vào mẹ, mẹ không thừa cân mà bé vẫn phát triển tốt nhất. Sau đây là một số lưu ý về ăn uống để mẹ có thể chăm sóc thai 33 tuần một cách tốt nhất:

Dinh dưỡng cho mẹ bầu 33 tuần

Dinh dưỡng cho mẹ bầu 33 tuần

  • Mẹ không nên ăn quá nhiều một loại thức ăn vào một ngày vì dễ khiến gây dư thừa chất dinh dưỡng. Một ghi nhớ đó là không được ăn quá nhiều tinh bột từ các loại bánh ngọt, uống nước ngọt có ga hay thức ăn nhiều giàu mỡ. Ngoài ra, các thực phẩm là xúc xích, jambong, pate, thịt hộp… chứa nhiều muối dễ gây ra hiện tượng phù chân khi mang thai.
  • Mỗi ngày mẹ nên nhận khoảng 2500 calo để duy trì năng lượng và cung cấp dưỡng chất cho bé yêu. Khi chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, mẹ sẽ hấp thu hiệu quả, bên cạnh đó là việc ăn chậm, nhai kỹ sẽ khiến thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Uống đủ nước sẽ khiến hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả, ngăn cảm giác thèm ăn. Mẹ có thể sử dụng cả các loại nước ép trái cây để vừa cung cấp nước vừa cung cấp vitamin cho cơ thể. Mỗi ngày 1 -2 ly sữa sẽ vô cùng tốt cho việc bổ sung canxi và các dưỡng chất cần thiết khác.
  • Khi chọn rau củ mẹ hãy chọn những loại có màu đỏ, vàng hay rau xanh đậm lá để giàu sắt, vitamin và axit folic. Ngoài ra, các món ăn nhanh giàu cholesterol sẽ làm mẹ tăng cân nhanh chóng mà ít giúp ích cho cơ thể.

Thai 33 tuần chưa quay đầu

Bên cạnh việc chăm sóc bé yêu thì một số mẹ đang rất lo lắng thai 33 tuần chưa quay đầu có sao không. Tuần này bé đã nặng thêm khoảng 450 gram và dài gần 46cm. Cơ thể sản sinh thêm nhiều mô để bảo vệ cơ thể. 

Ngoài ra, để tìm hiểu con yêu đang phát triển như thế nào trong giai đoạn này, ba mẹ có thể tham khảo bài viết Thai nhi tuần thứ  33 của POH nhé!

Còn về nguyên nhân thai 33 tuần chưa quay đầu có thể do mẹ mang đa thai, nước ối ít, nhau bong non hay tử cung bất thường…. Vậy nên mẹ cần phải đi khám thai thường xuyên để có thể phát hiện ra tình trạng của mình vô tình gặp phải.

Có khá nhiều phương pháp giúp bé yêu quay đầu nhanh chóng hơn, POH sẽ bật mí cho bạn đọc nhé:

  • Mẹ thực hiện tư thế chống chân bằng cách: Chống tay và chân lên sàn rồi hạ tay xuống thấp, chân vẫn chống và để mông lên cao.
  • Ở tư thế giơ chân lên cao bé yêu sẽ tự động di chuyển về hướng cao hơn để chuyển ngôi thai. Mẹ nên tránh tập lúc ăn no và thực hiện 3 lần một tuần mà thôi.
  • Nếu như mẹ biết bơi có thể bơi lội thư giãn một chút. Việc bơi lội giúp mẹ xoay đầu ngôi của bé và có thể giảm các triệu chứng đau cơ bắp khi mang thai.
  • Phương pháp nóng lạnh khá đơn giản. Mẹ hãy dùng khăn lạnh lau bụng, sau đó lại lau bằng khăn ấm. Khi có tác động cân bằng nhiệt độ thì bé yêu có thể xoay về ngôi thai thuận
  • Bài tập với đầu gối và ngực được khá nhiều mẹ áp dụng. Mẹ hãy đứng thẳng lưng, ngồi xuống và đưa đầu gối sát vào phần ngực. Thực hiện chúng chậm rãi và mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 5 phút.
  • Mẹ có thể cho bé yêu nghe nhạc hoặc trò chuyện với âm thanh phát ra từ bụng dưới để thu hút trẻ quay đầu.

 

 

Cuộc sống của mẹ bầu thay đổi như thế nào ở tuần thai thứ 33?

Mẹ bầu cần nghỉ ngơi và thả lỏng nhiều trong thời gian này, đồng thời cần tích lũy kiến ​​thức cơ bản, chuẩn bị dần những đồ dùng cần thiết trước khi mọi thứ trở nên dồn đống và khó giải quyết. Hãy chắc rằng mọi việc đều được hoàn thành tương đối trước khi mẹ bầu sinh em bé.

Mẹ bầu cần chắc chắn rằng mình và cha đứa bé đã lưu lại số điện thoại của những người quan trọng như bác sĩ, hộ sinh và địa chỉ bệnh viện.

Nếu trong nhà mẹ bầu có vật nuôi và trẻ con thì hãy nhớ thu xếp nhờ ai đó chăm sóc chúng. Khi đó mẹ sẽ không cần bận tâm quá bên ngoài mà có thể hoàn toàn tập trung vào việc sinh nở ngay trước mắt.

Nếu đang lo lắng về vấn đề tài chính thì chế độ nghỉ và trợ cấp thai sản có thể giúp ích khá nhiều. Tốt hơn hết là mẹ bầu nên tính toán trước về các khoản chi tiêu cần thiết để ước lượng ngân sách thích hợp trong thời gian này. 

Ba mẹ đã chuẩn bị những hành trang nào cho việc chăm sóc con yêu sau khi chào đời?

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?

Hiểu được điều này, giảng viên Hachun Lyonnet đã xây dựng EASY ONE_chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 19 tuần trên nền tảng App của POH.

EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.

Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.

Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)

Với gói cao cấp, bạn sẽ được trực tiếp chị Hachun chat hoặc gọi điện qua messenger, hỗ trợ bạn thành công trong 19 tuần đầu tiên (100% thành công)

Nguồn: Babycenter

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo