Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 35

đăng bởi

Bé yêu của mẹ đã gần như hoàn thiện trong tuần 35, mẹ đang trong giai đoạn nước rút để đón bé chào đời. Bé bây giờ đã rất nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng bên ngoài, mẹ hãy để ý cảm xúc và giao tiếp của mình nhé. POH sẽ luôn đồng hành với mẹ bầu trong suốt thai kỳ từ những sự thay đổi của bản thân tới sự phát triển của bé yêu.

 

 

Biểu hiện mang thai ở tuần thứ 35

Mẹ bầu có thể đang cảm thấy rằng bụng mình gần như hết chỗ trống rồi – lúc này tử cung của mẹ bầu đã mở rộng đến 1.000 lần kích thước ban đầu.

Nếu cân nặng của mẹ bầu tăng khoảng từ 10kg đến 12,5kg kể từ khi bắt đầu mang thai đến giờ thì đây được coi là một sự khởi đầu rất thuận lợi. Tính từ tuần thai này trở đi rất có thể cần nặng của mẹ bầu sẽ không tăng thêm đáng kể nữa.

Nếu tóc của mẹ bầu trở nên bóng mượt hơn bình thường thì hãy tận hưởng nó khi còn có thể! Trong thời kỳ mang thai, tóc của mẹ bầu có xu hướng trở nên dày hơn bởi các hooc môn sẽ ngăn ngừa hiện tượng rụng tóc thông thường.

Tuy nhiên không phải tất cả mẹ bầu đều có được may mắn này, nhiều trường hợp tóc mẹ bầu trở nên khô hơn.

 

 

Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào ở tuần 35?

Thường xuyên đi tiểu

Tuần 35 vẫn là thời gian mà bé yêu đang phát triển nhanh chóng trong tử cung. Thế nên bàng quang vẫn phải chịu áp lực lớn từ tử cung vậy nên mẹ sẽ phải đi tiểu nhiều hơn.

Mẹ hãy làm rỗng bàng quang mỗi lần đi vệ sinh và bài tập Kegel là một gợi ý để tăng cường cơ xương chậu và kiểm soát són tiểu. Việc hạn chế uống nước là không nên, vì nước giúp ngừa táo bón, phù nề và bé yêu hấp thụ dinh dưỡng từ máu tốt hơn.

Xem thêm: Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 36

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 37

Mẹ bầu tuần 35

Mẹ bầu tuần 35

Để biết những tác dụng tuyệt vời của nước đối với thai kỳ, ba mẹ tham khảo bài viết Mẹ bầu nên uống bao nhiêu nước khi mang thai của POH nhé!

Dịch âm đạo trở nên nhiều hơn khiến mẹ phải sử dụng băng vệ sinh hàng ngày. Nếu như dịch bình thường, có màu trong, không có mùi lạ thì mẹ không cần phải quá lo lắng đâu.

Đầy bụng, ợ nóng

Ợ nóng khiến mẹ khó chịu trong thực quản vì áp lực lên dạ dày. Chứng ợ nóng sẽ làm mẹ khó chịu nhưng mẹ hãy cố gắng vì chúng sẽ biến mất sau sinh mà hơn. Mẹ không nên đồ ăn cay và béo để tránh bị trào ngược. Một số lời khuyên khác đó là ăn uống trước khi ngủ 2 giờ, không uống thực phẩm chứa caffein hay bỏ bữa.

Táo bón

Tử cung lớn dần cũng đồng nghĩa với việc tử cung đè lên ruột khiến chúng hoạt động khó khăn hơn. Táo bón là câu chuyện muôn thuở của các bà bầu. Thế nhưng nếu bà bầu không kịp điều trị thì có thể gặp phải bệnh trĩ đấy. Vậy nên mẹ bầu hãy cố gắng ăn rau xanh và các loại ngũ cốc để tăng cường chất xơ nhé.

Phù nề

Phù nề khiến cho đôi bàn chân mẹ bầu to lên. Động mạch chủ và tĩnh mạch tại khung chân bị chèn ép thế nên máu không thể dồn xuống chân. Phù nề là tình trạng bình thường và diễn ra ở giai đoạn cuối của thai kỳ, chúng không quá nguy hiểm. Thế nhưng mẹ bầu hãy đi khám thai để đảm bảo rằng mình không bị triệu chứng tiền sản giật nhé.

Đau lưng

Một số mẹ bầu sẽ gặp tình trạng đau cột sống lưng. Trọng lượng của bé ở tuần 35, thêm cả nước ối và một số thành phần khác khiến cho lưng của mẹ khom xuống. Nội tiết tố thay đổi khiến cho dây chằng lỏng lẻo. Nếu mẹ không chịu được có thể tới khám bác sĩ để giải quyết vấn đề.

Mẹ bầu nên chuẩn bị cho bản thân và bé yêu vì sắp đến giai đoạn mà mẹ nào cũng mong chờ rồi. Hãy lên kế hoạch mọi thứ vì những ngày tiếp theo sẽ rất bận rộn. Người chồng nên dành thời gian để giúp vợ xoa bóp và đứng cau có với cô ấy nhé, mẹ bầu rất nhạy cảm và dễ xúc động.

Thai 35 tuần có thể sinh được không?

Bé yêu đã lên cân một cách đáng kể ở tuần này vì lớp mỡ dưới da đang dày dần. Bé đã lên khoảng 500 gram và chiều dài thì phát triển chậm hơn. Năng lượng của mẹ tiêu thụ phần đa sẽ chuyển thẳng đến bé.

Bé yêu trật trội trong không gian bụng mẹ khi ngày càng lớn, mẹ lo lắng không biết thai 35 tuần có thể sinh được không. Bé yêu sinh dưới 37 tuần được xem là trẻ thiếu tháng và sinh non. Thời điểm bé yêu đủ tháng sinh là trong khoảng từ 37-42 tuần.

Trẻ sinh non 35 tuần

Trẻ sinh non 35 tuần

Tất nhiên bé yêu được sinh ra trong giai đoạn này vẫn có tỷ lệ sống sót cao thế nhưng không tránh khỏi được một số vấn đề về sức khỏe. Nếu như mẹ bầu không được chỉ định là phải mổ sớm hay gặp vấn đề nào đó thì không nên sinh con ở thời điểm này. Nếu như chào đời ở tuần 35, bé yêu có thể gặp các vấn đề đó là:

  • Trẻ sơ sinh gặp các vấn đề về hô hấp vì hệ hô hấp chưa hoàn thiện hẳn. Vậy nên bố mẹ thường thấy bé được nuôi ấp trong lồng kính.
  • Nguy cơ bị vàng da của trẻ sinh non cao hơn.
  • Nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn trẻ sinh đúng thời gian.
  • Một số trẻ sinh non gặp các vấn đề liên quan đến não bộ
  • Trẻ có thể gặp vấn đề liên quan đến kiểm soát nhiệt độ cơ thể
  • Bé dễ bị nhiễm khuẩn hơn.

 

 

Cuộc sống của mẹ bầu thay đổi như thế nào ở tuần thai thứ 35?

Nếu mẹ bầu lúc này đã bắt đầu kỳ nghỉ thai sản của mình thì hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhiều vào các buổi chiều. Đây cũng là thời gian lý tưởng để mẹ bầu luyện tập kỹ thuật hít thở sâu đã học được trước đó.

Mẹ cũng đừng quên chăm sóc cho bàn chân và móng chân của mình một cách cẩn thận khi đang có nhiều thời gian nghỉ ngơi lúc này.

Kể từ tuần thai này trở đi mẹ bầu sẽ phải đi khám thai một tuần một lần. Trong khoảng từ tuần thai thứ 37 đến 40, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra âm đạo và hậu môn để xem rằng liệu có liên cầu khuẩn nhóm B tồn tại hay không. 

Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) thường không gây hại cho người trưởng thành, nhưng nếu mẹ bầu nhiễm bệnh và truyền sang cho bé trong quá trình sinh thì có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não, hoặc nhiễm trùng máu cho trẻ. 

Có đến 10 – 30% mẹ bầu nhiễm vi khuẩn này mà không ý thức được điều đó, do vậy việc xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh là vô cùng quan trọng.

Nếu mẹ bầu là người nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B thì các bác sĩ sẽ tiêm một liều kháng sinh IV trong thời gian chuyển dạ, điều này sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ bị lây nhiễm của bé.

Ba mẹ đã chuẩn bị những hành trang nào cho việc chăm sóc con yêu sau khi chào đời?

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?

Hiểu được điều này, giảng viên Hachun Lyonnet đã xây dựng EASY ONE_chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 19 tuần trên nền tảng App của POH.

EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.

Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.

Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)

Với gói cao cấp, bạn sẽ được trực tiếp chị Hachun chat hoặc gọi điện qua messenger, hỗ trợ bạn thành công trong 19 tuần đầu tiên (100% thành công)

Nguồn: Babycenter

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo