MỤC LỤC
1, Tư thế nằm của thai nhi 26 tuần
2, Bộ phận sinh dục thai nhi 26 tuần
3,Thai 26 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg? Mang thai 26 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
1, Tư thế nằm của thai nhi 26 tuần
Ở giai đoạn này, theo những hình ảnh siêu âm 4D thai 26 tuần và video thai nhi 26 tuần thì tư thế nằm của em bé thường xuyên thay đổi.
Nhiều bé chọn tư thế quay đầu xuống dưới (ngôi thuận) để chuẩn bị cho ngày chào đời sắp tới. Tuy nhiên, cũng có một số em bé không nằm theo tư thế này, mà có thể là nằm ngôi mông (mông em bé hướng xuống dưới), nằm ngang, chẩm sau. Những tư thế “bất thường” này đều có nguy cơ gây ra các biến chứng sinh sản nguy hiểm. Vì vậy nếu em bé của mẹ không nằm ở ngôi thuận, mẹ cần phối hợp bác sĩ theo dõi chặt chẽ để có biện pháp thích hợp.
Tuy nhiên, mẹ cũng chưa cần quá lo lắng đâu nhé, tư thế nằm của bé thường thay đổi, có một số bé lúc đầu không nằm ngôi thuận nhưng gần đến ngày sinh bé sẽ tự đổi lại đấy.
Do em bé vẫn chưa nằm cố định ở một tư thế, vì vậy việc thai 26 tuần đạp bụng dưới là một điều hết sức bình thường. Ở giai đoạn này, thai nhi vẫn khá nhỏ, vậy nên bụng mẹ vẫn có đủ không gian để bé di chuyển xung quanh. Vì thế, mẹ có thể cảm nhận được những cú đá của bé ở nhiều vị trí khác nhau trong bụng. Vậy nên mẹ không cần quá lo lắng khi thấy em bé đạp bụng dưới đâu nhé. Con chỉ đang nghịch ngợm một chút thôi mà.
Hình ảnh bụng bầu 26 tuần
Ngoài ra, có thể mẹ còn sẽ gặp một hiện tượng khác nữa, đó là thai 26 tuần gò cứng bụng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do mẹ đang bắt đầu có cơn gò sinh lý Braxton Hicks. Các cơn co thắt Braxton Hicks có thể khiến mẹ cảm thấy như bị gò cứng bụng hoặc là bụng bị đau nhẹ. Các triệu chứng của nó gần tương tự với những lúc mẹ đau bụng kinh. Đây là tình trạng cơ thể “tập trận giả” để chuẩn bị cho ngày trọng đại sắp tới.
Braxton Hicks thường xuất hiện vào cuối ngày hoặc sau khi mẹ tập thể dục/vận động xong. Các cơn co thắt Braxton Hicks có thể sẽ xuất hiện ít hơn nếu cơ thể của mẹ được cung cấp đủ nước, vậy nên mẹ nhớ uống đủ nước hằng ngày nhé. Tuy nhiên, đôi lúc mẹ bị gò cứng bụng là do cơn gò chuyển dạ, đây là dấu hiệu mẹ bị sinh non. Vậy nên, khi có bất kì dấu hiệu bất thường nào, mẹ nhớ hãy liên lạc ngay với bác sĩ để được tư vấn tốt nhất nhé.
2, Bộ phận sinh dục thai nhi 26 tuần
Giới tính của thai nhi thường được xác định chính xác vào cuối tuần thứ 16 đến 20 của thai kỳ, thông qua các xét nghiệm siêu âm hoặc xét nghiệm máu. Nếu mẹ muốn biết giới tính của em bé, mẹ có thể đến cơ sở y tế gần nhất để làm siêu âm hoặc xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất. Vậy nên, ở tuần thứ 26, mẹ đã có thể biết được chính xác giới tính của em bé.
Thời gian này, các bộ phận sinh dục của thai nhi đã phát triển đầy đủ và có thể nhìn thấy rõ ràng trong hình siêu âm. Nếu thai nhi là bé trai, dương vật và tinh hoàn đã hình thành hoàn chỉnh trong bụng. Nếu thai nhi là bé gái, tử cung và buồng trứng đã hình thành, âm đạo đang trong quá trình xuất hiện.
3,Thai 26 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg? Mang thai 26 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
Số cân nặng mà mẹ nên tăng trong thai kỳ phụ thuộc vào cân nặng trước khi mang thai và các yếu tố cá nhân khác. Tuy nhiên, trung bình một người phụ nữ có thể tăng từ 5-7,5 kg khi mang thai ở tuần thứ 26.
Dưới đây là một số thông tin mẹ có thể tham khảo về vấn đề tăng cân trong thai kỳ:
Số cân nặng mẹ nên tăng trong thai kỳ phụ thuộc vào chỉ số khối cơ thể (BMI) trước khi mang thai. BMI được tính bằng cách lấy cân nặng (kg) chia cho bình phương của chiều cao (m). Phụ nữ có BMI thấp trước khi mang thai cần tăng nhiều kg hơn, trong khi những người có BMI cao trước khi mang thai chỉ nên tăng ít cân.
Dưới đây là các phạm vi tăng cân được khuyến nghị cho phụ nữ dựa trên BMI trước khi mang thai:
- Dưới chuẩn (BMI dưới 18,5): 12,5-18 kg
- Chuẩn (BMI 18,5-24,9): 11,5-16 kg
- Thừa cân (BMI 25-29,9): 7-11,5 kg
- Béo phì (BMI lớn hơn hoặc bằng 30): 5-9 kg
Nhưng mẹ cần lưu ý rằng mỗi lần mang thai, mỗi thai kỳ đều khác nhau. Và một số người tăng nhiều cân hơn so với bình thường, một số người khác thì lại tăng ít cân hơn. Nói chung, quá trình tăng cân của mẹ nên diễn ra một cách dần dần và đều đều trong suốt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và em bé.
Nếu mẹ thấy mình bị tăng hay sụt cân bất thường, hoặc đơn giản chỉ là có những thắc mắc về việc tăng cân trong lúc mang thai, thì hãy đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp nhé!
Ngoài ra với em bé 26 tuần cũng là giai đoạn não bộ phát triển chóng mặt, mẹ nên tận dụng giai đoạn này để thai giáo thường xuyên cho con với giáo trình POH để giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ nhé!
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----