Mang thai 10 tuần bụng đã to chưa? Những thay đổi khi mẹ mang thai 10 tuần

đăng bởi Thanh Thanh


Một trong những thắc mắc mà hầu hết các mẹ mang thai lần đầu quan tâm chính là mang thai 10 tuần bụng đã to chưa. Khi thai nhi được 10 tuần đồng nghĩa với việc mẹ bầu sắp kết thúc tam cá nguyệt đầu tiên. Giai đoạn này, cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào và mẹ bầu nên chú ý những gì? Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp mẹ!

1- Mang thai 10 tuần bụng đã to chưa?

Thai nhi 10 tuần tuổi chỉ có trọng lượng khoảng 4g và kích thước khoảng 3,1 - 4 cm, tương đương với một quả quất nhỏ, vì vậy bụng mẹ không lớn lên quá nhiều, quan sát bên ngoài chưa lộ rõ là mẹ đang mang thai. Tuy nhiên, so với thời gian chưa bầu, thì bụng mang thai 10 tuần đã có thể có kích thước lớn hơn một chút, làm vòng 2 của mẹ trở nên to hơn.

Tuy nhiên, không phải mọi người đều có cùng kích thước bụng khi mang thai 10 tuần. Có những trường hợp bụng mẹ đã nhú lên rõ rệt, dễ dàng thấy thế nhưng cũng có những trường hợp bụng vẫn khá nhỏ, người khác nhìn vào không thể phát hiện ra. Mức độ tăng kích thước bụng cũng phụ thuộc vào cơ địa và cấu trúc cơ thể của từng người.

Mẹ có thể tham khảo thêm hình ảnh bụng bầu 10 tuần:

Vì vậy, câu hỏi "Mang thai 10 tuần bụng đã to chưa?" sẽ có câu trả lời khác nhau đối với mỗi người. Nếu bụng của mẹ chưa to, mẹ cũng không cần quá lo lắng, điều quan trọng là mẹ cần chú ý đến việc ăn uống và nghỉ ngơi điều độ để duy trì sức khỏe tốt cho cả mẹ và thai nhi.

2- Những thay đổi khác khi mẹ mang thai 10 tuần

Bên cạnh sự thay đổi về kích thước vòng 2, mẹ bầu 10 tuần còn có những thay đổi cụ thể như sau:

Tử cung to hơn: Khi thai nhi phát triển, tử cung của mẹ bầu cũng dần lớn theo, đạt kích thước cỡ bằng một quả cam lớn. Do đó, mẹ không thể diện được những chiếc quần bó sát như trước đây.

Hoạt động tiêu hóa yếu hơn: Trong suốt quá trình mang thai, chế độ ăn uống và hệ tiêu hoá của mẹ sẽ thay đổi, dẫn đến hoạt động tiêu hoá không được tốt. Điều này có thể làm cho mẹ bầu dễ bị các triệu chứng như trào ngược, ợ nóng, và ợ chua. Đặc biệt, nếu mang thai đôi hoặc đa thai, các triệu chứng này có thể nặng hơn. Để hạn chế triệu chứng này, mẹ cần bổ sung nhiều chất xơ và tránh nằm ngay sau khi ăn.

Mệt mỏi và nặng nề hơn: Sự phát triển nhanh chóng của thai nhi trong bụng làm cho mẹ bầu cảm thấy cơ thể mệt mỏi và nặng nề hơn trong suốt thời gian mang thai.

Mạch máu (đường gân) lộ rõ: Những mạch máu nổi rõ trên cơ thể mẹ bầu đang cung cấp máu và dinh dưỡng cho thai nhi, giúp thai nhi phát triển. Sau khi sinh, những đường gân này sẽ mờ dần và không nổi rõ nữa.

 

 

Thay đổi về da: Ảnh hưởng của các nội tiết tố trong cơ thể làm cho vùng da quanh đầu núm vú của mẹ bầu đậm màu hơn và các đốm nâu xuất hiện nhiều hơn trên mặt. Tuy nhiên, lượng máu trong cơ thể tăng lên ở giai đoạn này khiến cho mẹ bầu có làn da rạng rỡ hơn. Cuối cùng, những vết mụn gây khó chịu và mất thẩm mỹ trong những tuần qua sẽ dần biến mất, để lại một làn da sáng đẹp hơn.

Chóng mặt: Thai nhi đang phát triển và cần được cung cấp dinh dưỡng, do đó lượng máu trong cơ thể mẹ bầu cũng cần tăng lên. Điều này có thể khiến cho mẹ bầu thường cảm thấy chóng mặt.

Bên cạnh những thay đổi về sức khỏe thể chất, mẹ bầu cũng sẽ trải qua những thay đổi về mặt cảm xúc:

Cảm giác ốm nghén: Cảm giác nghén nặng nề và buồn nôn vẫn tiếp tục xuất hiện trong giai đoạn mang thai. Điều này khiến mẹ bầu không muốn ăn gì và có thể gặp khó khăn trong việc cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Một số biện pháp như uống trà gừng hoặc ăn kẹo gừng có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn.

Nhạy cảm và dễ xúc động: Thay đổi hormone trong cơ thể mẹ bầu có thể làm cho mẹ dễ cảm thấy nhạy cảm và xúc động hơn. Những hình ảnh như xe đẩy, phụ nữ mang thai, đứa trẻ hay thậm chí là các con vật có lông mềm mại cũng đủ để khiến mẹ bầu cảm thấy xúc động và có thể khóc. Điều này là hoàn toàn bình thường, và mẹ bầu có thể cố gắng tránh những tình huống gây xúc động nếu cảm thấy không thoải mái.

Để làm được điều này, đồng thời giúp con khỏe mạnh thông minh từ trong bụng, mẹ đừng quên thực hành mỗi ngày với giáo trình thai giáo bài bản của POH Thai giáo nhé!

Tại POH Thai giáo, mẹ sẽ có 8+ bài tập hàng ngày trên tất cả các lĩnh vực và phù hợp với sự phát triển của bé. Nhiều mẹ mang thai lần 2, lần 3 vẫn tin tưởng chọn POH làm nơi gửi gắm thực hành cho con. Mẹ tham khảo ngay tại  POH Thai giáo nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti