Quãng thời gian mang thai thật dài, thế nhưng đây là một quãng đường thiêng liêng mà hầu hết người phụ nữ nào cũng muốn trải qua. Hàng chục sự thay đổi của mẹ diễn ra suốt chín tháng, mẹ có thể thật bất ngờ nếu như chưa đọc trước kiến thức đã được tổng hợp về mẹ bầu mang thai.
Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào ở tuần 26, liệu mẹ có biết không, chúng ta cùng POH tìm hiểu giai đoạn này nhé.
Biểu hiện mang thai tuần thứ 26
Mẹ bầu đang ngày càng tiến gần đến thời điểm quyết định vô cùng quan trọng – ba tháng cuối cùng của thai kỳ. Ba tháng cuối của thai kỳ này được tính từ tuần thai thứ 27 của mẹ bầu trở về sau.
Trong khoảng thời gian này rất có thể mẹ bầu sẽ cảm thấy huyết áp cơ thể tăng nhẹ, hiện tượng này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên điều mà các bác sĩ phải chú ý và cẩn thận đề phòng từ lúc này trở đi là hội chứng tiền sản giật. Huyết áp cao có ít nhiều liên quan đến hội chứng tiền sản giật.
Trong quá trình khám và kiểm tra thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành đo lường lượng protein có trong nước tiểu của mẹ bầu – đây cũng là một dấu hiệu khác của hội chứng tiền sản giật.
Vẫn có khá nhiều trường hợp mẹ bầu không phát hiện ra các triệu chứng của tiền sản giật như đã đề cập ở trên.
Tuy nhiên nếu mẹ bầu cảm thấy nhức đầu nghiêm trọng, thị lực giảm mạnh hoặc chân tay bị sưng phù thì nên liên lạc ngay với các bác sĩ của mình bởi đây cũng rất có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật. Việc tiến hành kiểm tra các triệu chứng bất thường của cơ thể là điều vô cùng quan trọng mà mẹ bầu tuyệt đối không nên bỏ qua.
Mẹ bầu có thể sử dụng một chiếc tăm bông sạch để kiểm tra và phát hiện các bệnh nhiễm trùng âm đạo trong thời kỳ mang thai như bệnh nấm Candida hay bệnh liên cầu khuẩn nhóm B.
Đây là các bệnh nhiễm trùng rất phổ biến nhưng khá nhiều chị em phụ nữ vẫn không biết gì về chúng. Tuy ít gây thiệt hại cho người mắc nhưng vẫn có nhiều trường hợp xuất hiện những ảnh hưởng nhất định.
Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào ở tuần 26?
Tuần 26, trung bình tử cung của mẹ ở trên rốn khoảng 6cm và chúng cách khớp dính 26 cm. Bụng của mẹ sẽ dần to lên 1cm mỗi tuần.
Ốm nghén
Tuy đã bước sang giai đoạn cuối cùng của mang thai, thế nhưng không ít mẹ bầu vẫn còn bị ốm nghén. Mẹ hãy bổ sung thêm những thực phẩm giảm nghén vào các món ăn hàng ngày xem, việc này sẽ khiến mẹ giảm nôn và ăn uống được nhiều hơn.
Xem thêm: Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 27
Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 28
Mẹ bầu ốm nghén tuần 26
Chiếc bụng bầu tuần 26 đã lớn, mẹ sẽ thấy khó khăn khi ngồi gập người hay ngồi xổm, mẹ cũng đừng cố làm những công việc nặng nhọc. Nếu không được khen là nhanh nhẹn như trước mang thai, mẹ đừng tủi thân nhé, mẹ đang trong mình một món quà vô giá cần được nâng niu và bảo vệ cơ mà.
Một số mẹ sẽ thấy những dấu đỏ trên bụng bầu, mẹ đừng quá hoảng hốt vì không phải mỗi mẹ bị hiện tượng này đâu. Sau sinh khoảng 1 năm chúng sẽ mờ dần mà mẹ có thể không để ý.
Cân nặng mẹ bầu
Thai 26 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg cũng là điều mẹ rất quan tâm, trung bình ở thời gian này mẹ sẽ tăng từ 7-10kg. Mẹ hãy đảm bảo mình ăn đầy đủ dưỡng chất.
Ngoài ra, để tìm hiểu về cân nặng mẹ bầu trong thai kỳ, ba mẹ có thể tham khảo bài viết Bảng tăng cân của bà bầu nhé!
Tiết sữa non
Sữa non bắt đầu được rỉ ra từ ngực, chúng là chất lỏng không màu hoặc hơi vàng… Tuyến vú đã tiết sữa để chuẩn bị cho sự chào đời của bé yêu rồi. Những mẹ mang con lần 2 đổ đi sẽ thấy ngực tiết sữa sớm hơn.
Chuột rút
Mẹ nên chuẩn bị tinh thần đón nhận những cơn chuột rút hay đau lưng nguyên nhân là do tử cung lớn gây áp thực lên mạch máu và dây thần kinh. Khi này mẹ có thể xoa bóp nhẹ nhàng hay kê cao chân khi ngủ.
Nếu mẹ mệt mỏi, đau đầu và thiếu ngủ, mẹ thử những lớp học yoga hay massage xem có đỡ hơn không. Có rất nhiều dịch vụ dành cho bà bầu, quan trọng mẹ phải giữ cho mình tâm trạng thoải mái nhé
Mẹ bầu cần chú ý an toàn chính là yếu tố quan trọng nhất trong việc tập luyện của mẹ bầu, do đó mẹ nên lựa chọn cho mình những bộ môn dành riêng phù hợp cho bà bầu. Mẹ có thể tham khảo bài viết Thai giáo vận động của POH để biết chế độ tập luyện thích hợp nhất cho mình nhé!
Cân nặng thai nhi
Bé yêu lớn nhanh như thổi, tuần 26 bé đã nặng từ 900 gram đến 1kg. Chiều dài của bé tính từ đầu đến mông khoảng 23 cm.
Thai nhi 26 tuần tuổi đạp nhiều hay ít, bé thay đổi như thế nào nữa, mẹ cần lưu ý gì không… sẽ có đầy đủ trong bài viết thai nhi tuần 26 của POH đó. Ba mẹ cùng tham khảo nhé!
Cách dưỡng thai 26 tuần tuổi
Mỗi mẹ lại có một cách dưỡng thai khác nhau, sau đây là lời khuyên về cách dưỡng thai 26 tuần tuổi của POH dành cho mẹ bầu tham khảo.
Dinh dưỡng thai kỳ
Dinh dưỡng khi mang thai vô cùng quan trọng, chắc hẳn việc ăn uống đầy đủ thì mẹ bầu nào cũng biết, nhưng cơ bản phải ăn như thế nào?
Cá là thực phẩm hàng đầu mà được nhiều chuyên gia tư vấn mà mẹ bầu nên có trong thực đơn ăn uống mỗi tuần. Ngoài ra, sữa bầu cũng là nguồn dồi dào dinh dưỡng dành cho các mẹ bầu. Không phải tự nhiên mà thị trường sữa bầu rất phát triển và có nhiều cạnh tranh, mẹ bầu nào cũng nên tìm cho mình một hộp sữa bầu phù hợp để bé yêu được bổ sung các dưỡng chất tối đa!
Sữa đặc biệt tốt đối với sức khỏe mẹ bầu
Thật nhiều thực phẩm tốt cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ, mẹ hãy tận dụng việc internet phát triển để tham khảo những bí quyết mà mẹ bầu khác chia sẻ về những loại thực phẩm tốt, tìm hiểu những món ăn ngon và mới lạ mà mẹ chưa biết... cùng hàng trăm nghìn kinh nghiệm khác để vượt qua thời gian mang thai dễ dàng hơn. Đừng quên chọn lọc những thông tin bổ ích thôi nhé.
Ba mẹ hãy đọc bài viết Dinh dưỡng thai kỳ của POH để biết những nguồn thực phẩm và dinh dưỡng phù hợp nhất cho mẹ bầu và thai nhi trong thai kỳ nhé!
Chú ý khi sử dụng thuốc
Khi mang thai sử dụng thuốc, thậm chí là là vitamin mà chưa có chỉ định của bác sĩ là điều vô cùng kiêng kị, dù cho bé yêu đã cứng cáp hơn ở tuần 26 so với các tuần đầu. Vậy nên, mẹ đừng tự ý mua thuốc về sử dụng để tránh hệ lụy không cần thiết nhé.
Theo dõi tử cung tại nhà
Việc theo dõi tử cung tại nhà là phương pháp phổ biến hiện nay mà nhiều mẹ bầu áp dụng khi công nghệ đã phát triển hơn. Chi phí của gói theo dõi tử cung tại nhà cũng khá đắt đỏ và chưa có nhiều ở Việt Nam, mẹ có thể tham khảo kỹ càng trước khi sử dụng.
Thai nhi tuần thứ 27 đang đón chờ mẹ với nhiều điều mới mẻ, mẹ đừng quên các bài viết của POH luôn cập nhật các thông tin hữu ích cho mẹ suốt thời gian mang thai nhé.
Những điều mẹ bầu cần biết trong tuần thai thứ 26
Nếu mẹ đã lên kế hoạch sẵn cho việc sinh nở thì cũng cần lưu ý đến độ linh hoạt của chúng bởi không ai có thể dự đoán chắc chắn điều gì sẽ xảy ra trong suốt quá trình chuyển dạ và sinh nở sau này.
Tốt hơn hết mẹ bầu nên bàn bạc và xây dựng kế hoạch với người bạn đời của mình, đồng thời xin ý kiến và lời khuyên của các chuyên viên y tế và bác sĩ chuyên nghiệp.
Những bảo mẫu chuyên nghiệp hiện nay đang rất được chào đón trên thị trường lao động, do vậy mẹ bầu cần chuẩn bị sẵn đối tượng thích hợp để lựa chọn làm bảo mẫu và hỗ trợ chăm sóc chính mình.
Mẹ bầu đang mang thai đôi hoặc thậm chí nhiều hơn? Trong trường hợp này đa phần sẽ phải sinh mổ, tuy nhiên mẹ bầu cần phải chuẩn bị và lên lịch rõ ràng với đơn vị hỗ trợ sinh nở trước đó.
Mẹ bầu là một người ăn chay? Mẹ có thể bổ sung các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng thiết yếu thông qua nhiều công thức nấu ăn đa dạng.
Người bạn đời của mẹ bầu đã sắp xếp công việc để sẵn sàng chuẩn bị đến ngày bé chào đời? Ngày nghỉ dành cho cha sẽ cho phép bố đứa trẻ có một kỳ nghỉ ngắn khoảng một tuần hoặc hai tuần sau khi mẹ bầu sinh em bé.
Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu
Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.
Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.
Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!
Nguồn: Babycenter
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----