Đã 26 tuần trôi qua, mẹ đã quá quen thuộc khi có bé bên cạnh, việc bảo vệ bé yêu đã nhanh chóng trở thành bản năng của người mẹ.
Việc thay đổi của cơ thể dù khiến mẹ khó chịu nhưng không bà mẹ nào ngần ngại nữa vì hạnh phúc được mang thai và chuẩn bị những đứa con thân yêu và một điều vô cùng quý giá và thiêng liêng.
MỤC LỤC
Biểu hiện mang thai tuần thứ 27
Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào ở tuần 27?
Biểu hiện mang thai tuần thứ 27
Cơ thể của mẹ bầu đang thay đổi một cách nhanh chóng ngay từ tuần thai này. Tử cung của mẹ bầu tiến gần hơn đến vùng xương sườn, giờ đây mẹ bầu thỉnh thoảng có thể cảm thấy như chuột rút ở chân, bị trĩ hoặc suy tĩnh mạch. Tuy nhiên tất cả những triệu chứng trên sẽ biến mất sau khi sinh em bé.
Mẹ nên đặt lịch khám thai sớm, đồng thời tiến hành một số xét nghiệm máu để kiểm tra xem mình có bị thiếu máu trong thời gian mang thai hay không.
Cơ thể mẹ bầu rất dễ trở nên thiếu máu nếu lượng sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày không đáp ứng đủ, do đó dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng các tế bào hồng cầu. Nhiều mẹ gặp phải các chứng bệnh nhẹ trong quá trình mang thai do sự thay đổi bắt nguồn từ trong cơ thể.
Nếu mẹ bầu có nhóm máu Rh âm tính thì cần được tiêm một liều Anti-D trong lần khám ở tuần thai thứ 28 của mình.
Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào ở tuần 27?
Cân nặng mẹ bầu
Tuần 27 mẹ bầu sẽ không thấy có nhiều thay đổi với tuần trước thế nhưng mẹ bầu đã tăng khoảng 0.5 kg đấy, mẹ sẽ tăng khoảng 5kg nữa cho đến khi về đích. Tuy là con số bé, thế nhưng nó là một con số khá to khi mẹ so sánh giữa tuần đầu mang thai và những tuần cuối.
Xem thêm: Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 28
Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 29
Mẹ bầu tăng cân đúng chuẩn
Ngoài ra, để tìm hiểu về cân nặng mẹ bầu trong các giai đoạn của thai kỳ, ba mẹ có thể tham khảo bài viết Bảng tăng cân của bà bầu nhé!
Tiểu nhiều
Hiện tượng tiểu nhiều ngày càng rõ rệt khi mẹ thấy mình phải đi tiểu nhiều vào ban đêm, kèm cả ợ nóng hay đầy hơn. Việc tử cung lớn, chèn ép bàng quang sẽ khiến bàng quan bị đẩy và kích thích, hiện tượng tiểu nhiều cũng là dễ hiểu.
Ngoài ra, mẹ đã nghe đến hội chứng “chân không nghỉ” (RLS) chưa? Chúng sẽ khiến mẹ cảm thấy đau, tê chân… gây khó chịu. Tuy chưa tìm ra nguyên nhân nhưng mẹ có thể cố gắng xoa bóp và massage khi gặp phải chúng. Nếu như quá đau đớn mẹ có thể gặp bác sĩ, nhờ bác sĩ kê các thuốc sắt… để giảm hội chứng RLS nhé.
Chuột rút
Hiện tượng chuột rút nếu diễn ra đi kèm buồn nôn, khó tiêu hay tiêu chảy thì không còn là hiện tượng bình thường nữa, mẹ hãy đến ngay bác sĩ đến khám xem mình có dấu hiệu sinh non không.
Tuy việc dịch tiết âm đạo có thể ra nhiều nhưng chúng không trong màu nhuốm hồng, nâu hay lẫn máu. Thậm chí là nhỏ giọt hay phun thành dòng cũng vô cùng nguy hiểm.
Mẹ đừng quên việc phải đi khám thai thường xuyên,thực hiện các công việc như kiểm tra nhịp tim thai, đo kích thước tử cung, kiểm tra nước tiểu hay huyết áp, xét nghiệm máu.
Tuần 27, một số bé đã tìm vị trí thích hợp cho mình để có thể chào đời dễ dàng. Việc này có thể gây đau thần kinh tọa (vì bé và trọng lượng tử cung sẽ ổn định trên dây thần kinh hông và dưới cột sống) gây ra tình trạng đau nhói, ngứa và tê…
Để làm giảm đau thần kinh tọa mẹ có thể ngồi hoặc nằm nếu như đau đớn, làm ấm để xoa dịu việc đau hoặc tập các bài thể dục phù hợp cho phụ nữ mang thai.
Mẹ bầu cần chú ý an toàn chính là yếu tố quan trọng nhất trong việc tập luyện của mẹ bầu, do đó mẹ nên lựa chọn cho mình những bộ môn dành riêng phù hợp cho bà bầu. Mẹ có thể tham khảo bài viết Thai giáo vận động của POH để biết chế độ tập luyện thích hợp nhất cho mình nhé!
Thai nhi 27 tuần đã quay đầu chưa?
Nếu như mẹ bầu không có nhiều sự thay đổi thì bé yêu có nhiều sự thay đổi rõ rệt đó. Bé đã được 1kg và dài tới 37cm rồi. Thị lực ngày càng hoàn thiện và não bộ cũng phát triển không ngừng nghỉ… thậm chí còn có câu chuyện vui và thai nhi 27 tuần tuổi tự sướng trong bụng mẹ nhìn thấy qua siêu âm đấy các mẹ ạ.
Thai 27 tuần quay đầu chưa?
Sự tăng trưởng nhanh chóng để nhanh chóng cán đích này khiến cho mẹ lo lắng không biết thai nhi 27 tuần đã quay đầu chưa. Theo ghi nhận thì phần đa các trường hợp quay đầu sớm có thể bắt đầu từ tuần 27-28. Thế nhưng cũng khá ít, mẹ đừng lo lắng, con sẽ sớm quay đầu để ra với bố mẹ một cách dễ dàng thôi.
Hình ảnh thai nhi 27 tuần tuổi hay thai nhi 27 tuần đạp nhiều hay ít cũng sẽ khiến không ít mẹ tò mò. Mẹ cùng theo dõi cụ thể hơn trong bài viết Thai nhi tuần thứ 27 của POH nhé.
Mang thai 27 tuần nên ăn gì?
Con đang lớn nhanh trong bụng mẹ thế nên mẹ cũng biết rằng mình nên cố gắng ăn uống thật tốt rồi. Nếu như mẹ thấy nóng trong người thì hãy bổ sung thực phẩm tươi mát và nhiều rau xanh vì các loại đồ uống có ga, có cồn,,, không hề tốt cho sức khỏe.
Chứng táo bón vẫn có thể chưa buông tha cho mẹ vậy nên mẹ đừng quên chất xơ là khá cần thiết đó. Những dưỡng chất không thể thiếu khác là vitamin, chất khoáng, canxi, sắt, magie, đạm,...Mẹ hãy tìm những món ăn chứa các chất dinh dưỡng căn bản trên để chế biến một cách phù hợp nhé.
Cuộc sống của mẹ bầu thay đổi như thế nào ở tuần thai thứ 27?
Thời gian đến ngày sinh thực sự không còn nhiều, do vậy nếu mẹ bầu vẫn chưa đăng ký một lớp học hỗ trợ kiến thức sinh nở thì nên làm điều đó ngay từ bây giờ.
Dù tin hay không thì mẹ bầu cũng nên biết rằng một ca sinh nở thành công có liên quan chặt chẽ đến thái độ của cha đứa trẻ. Là một người cha trong thời gian sắp tới, điều cha bé cần làm lúc này là tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ để hỗ trợ khi cần thiết sau khi mẹ bầu sinh con.
Người bạn đời sẽ là người chăm sóc mẹ bầu sau vài tuần đầu sau khi sinh, do vậy việc chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để giúp đỡ mẹ bầu là cần thiết, đặc biệt nếu ca sinh này là ca sinh mổ
Thai kỳ hạnh phúc cho mẹ bầu
Các ông chồng có thấu hiểu được những khó khăn, vất vả mà người vợ phải trải qua trong giai đoạn bầu bí suốt 280 ngày ròng rã?
Vai trò của người bố trong gia đình là rất quan trọng. Tuy nhiên trước đến giờ nhiều ông bố vẫn giữ quan niệm việc nuôi dạy con là trách nhiệm của phụ nữ, còn chồng là trụ cột chỉ cần kiếm tiền lo cho gia đình.
Do đó, cần phải có một công cụ nào đó để khơi gợi lên tình yêu và trách nhiệm hơn nữa của Chồng bạn trong việc nuôi dạy con cái. Và Thai giáo 280 ngày yêu thương chính là điều POH muốn nói đến. Đây là cơ hội để người chồng tạo ra những giây phút vui vẻ bên vợ, và có những trải nghiệm thú vị, hạnh phúc cùng vợ và con yêu.
Khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương giúp mẹ bầu luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, cảm xúc tích cực, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho con yêu. Đồng thời, các nghiên cứu khoa học còn cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo đúng thời điểm giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.
Nguồn: Babycenter
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----