Một chặng đường dài với cả mẹ và bé đã đi qua, chỉ còn 2 tháng nữa là đến ngày sinh nở. Hẳn là thời gian này mẹ bầu đã cảm thấy hồi hộp tăng dần lên khi không lâu nữa sẽ được đón bé yêu chào đời. Thế nhưng mẹ đừng quên việc nhắc nhở bản thân đối phó với các thay đổi để có một thai kỳ thoải mái hơn.
MỤC LỤC
Biểu hiện mang thai tuần thứ 30
Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào ở tuần 30?
Biểu hiện mang thai tuần thứ 30
Có lẽ lúc này số cân nặng của mẹ đã tăng lên đáng kể. Việc tăng khoảng 450g một tuần là điều khá bình thường trong ba tháng thai kỳ cuối. Nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi lúc này là lớn nhất trong khoảng thời gian ba tháng trước khi bé chào đời.
Mẹ có thể đang cảm thấy hoàn toàn hài lòng với số cân nặng ngày càng tăng của mình bởi xét cho cùng, nếu mẹ đang tăng cân một cách hợp lý và khỏe mạnh thì đây là một bước chuẩn bị tuyệt vời cho sự khởi đầu tốt đẹp của bé.
Hoặc mẹ bầu cũng có thể cho mình động lực tích cực mỗi ngày bằng cách đếm ngược ngày ra đời của bé, đặc biệt là khi mẹ bầu đang trong thời gian nghỉ thai sản.
Có lẽ việc có một giấc ngủ ngon trong ba tháng cuối của thai kỳ đối với mẹ là khá khó khăn. Khi bụng lớn dần để đáp ứng sự tăng trưởng của bé, mẹ khó có được một tư thế ngủ thoải mái như trước.
Mẹ bầu còn có thể thấy áp lực tăng lên đáng kể ở bàng quang của mình, khiến hiện tượng đi tiểu đêm và tiểu nhiều xuất hiện. Các giấc mơ cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu lúc này, khiến mẹ bầu bạn cảm thấy khá phiền phức và khó chịu.
Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào ở tuần 30?
Bạn đừng ngạc nhiên khi ngực của mình to hơn, đó vốn dĩ là bản năng của mẹ khi chuẩn bị sinh con rồi. Nếu như có các nốt mẩn đỏ ở ngực thì mẹ bầu có thể tắm mát và bôi một lớp phấn rôm mỏng. Nốt mẩn này tiếp xúc với mồ hôi sẽ sinh sôi nhiều hơn đấy.
Xem thêm: Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 31
Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 32
Mẹ bầu tuần 30
Khó thở và hội chứng ống cổ tay
Tuần 30 của thai kỳ có nghĩa mẹ đã bước sang tam cá nguyệt thứ 3, sức lực dồi dào dường như biến mất. Mẹ có thể bị khó thở, lý do là tử cung ngày càng phình ra và tạo áp lực lên các hệ tuần máu và cơ quan. Cổ tay cũng bắt đầu tê cứng, ngứa ran và đau ở 2 bàn tay. Khoảng 25% mẹ bầu bị hội chứng ống cổ tay, tuy nhiên tình trạng này sau sinh sẽ biến mất.
Khi ngồi xuống, mẹ bầu có thể có cảm giác mình đang xì hơi đấy, chỉ là cơ thể tự xả để giảm bớt đi trọng lượng đè lên chân. Mẹ hãy tránh những chỗ đông đúc thì tốt nhất, dành thời gian để nghỉ ngơi cho cơ thể bớt gánh nặng.
Cân nặng mẹ bầu
Mỗi tuần qua đi, các mẹ bầu sẽ tăng khoảng ½ kg. Nếu như mẹ bầu tăng quá nhanh và quá đột ngột đi kèm các cơn đau đầu thì đây chính là lúc phải nói ngay với bác sĩ để giải quyết tình hình.
Ngoài ra, để tìm hiểu về cân nặng mẹ bầu trong thai kỳ, ba mẹ có thể tham khảo bài viết Bảng tăng cân của bà bầu nhé!
Bởi vì cột mốc sinh con ngày càng gần nên các hormon tiếp tục công việc làm mềm mô liên kết. Mẹ có thể thấy mình bị đau hông, đau thắt tử cung… Mẹ hãy tập hô hấp thật sâu và hít nhiều không khí hơn nhé.
Không phải cứ thai càng lớn là càng ít gánh nặng về sức khỏe. Càng về cuối thai kỳ thì bà bầu càng dễ mắc chứng tiền sản giật hơn. Kiểm tra tiền sản là điều vô cùng quan trọng, từ tuần 30-36 mẹ bầu phải đi kiểm tra 2 lần 1 tuần với các công việc như kiểm tra nước tiểu, huyết áp hay đo mạch bụng.
Tư thế nằm của thai nhi 30 tuần
Bất ngờ không nào, bé yêu tuần này đã nặng khoảng 1,3kg và dài gần 40cm rồi. Bé có thể nhăn mặt, nhíu mày, liếm, nuốt và bắt đầu hoạt động nhiều hơn. Việc bé đã lớn choán đầy phần tử cung khiến mẹ cảm thận rất rõ việc bé hoạt động bên trong cơ thể của mình.
Tư thế nằm của thai nhi 30 tuần tuổi cũng là điều mà nhiều mẹ băn khoăn, mẹ không biết bé yêu đã quay đầu hay chưa? Rất nhiều bé yêu đã quay đầu ngay trong thời gian này để chuẩn bị cho việc chào đời, thế nhưng có những bé phải tới tuần 35 36, thậm chí là gần sinh mới chịu dịch chuyển.
Sự phát triển của bé yêu trong tuần 30 có rất nhiều điều thú vị, mẹ đừng quên tham khảo bài viết Thai nhi tuần thứ 30 của POH nhé. Mẹ cũng sẽ được giải đáp nhiều vấn đề xung quanh thời gian này liên quan đến bé yêu nữa đấy. Mẹ đừng quên đọc bài viết thai nhi tuần thứ 31 để lên kế hoạch cho thời gian tới.
Thai 30 tuần nên ăn gì?
Việc ăn uống từ tuần 30 trở đi cũng không có quá nhiều thay đổi. Sau đây là một số thực phẩm cần thiết mà mẹ có thể cân nhắc đưa vào danh sách thực đơn mỗi ngày của mình.
Mẹ bầu tuần 30 nên ăn gì?
Canxi
Thực phẩm giàu canxi quan trọng để hoàn thiện hệ xương và răng cho bé yêu. 1000 mg canxi mỗi ngày là phù hợp với các bà mẹ thông qua các thực phẩm như sữa chua, cá, trứng, yến mạch…
Sắt và Protein
Mang thai tuần 30, để hạn chế tình trạng thiếu máu, mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm giàu sắt và protein. Những thực phẩm chứa các chất trên còn hỗ trợ cho sự phát triển nhanh chóng của bé yêu. Các loại thịt đỏ, đậu, các loại hạt,…là thực phẩm cần thiết.
Magie
Không thể thiếu các thực phẩm chứa magie để chúng có tác dụng hấp thụ canxi một cách tốt nhất. Magie giúp mẹ phòng chống nguy cơ bị chuột rút, ngăn ngừa khả năng sinh non. Những thực phẩm chứa magie đó là yến mạch, hạnh nhân, lúa mạch, atiso…
DHA
Thực phẩm giàu DHA giúp cho não bộ bé yêu giai đoạn cuối này phát triển một cách toàn diện nhất. Mỗi ngày mẹ bầu cần khoảng 200 mg DHA qua các thực phẩm như nước ép hoa quả, trứng, sữa…
Chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ là không thể thiếu giúp mẹ hạn chế tình trạng táo bón. Mẹ nên uống đủ nước, ăn các loại rau, quả, trái cây tươi đảm bảo an toàn thực phẩm… Đồng thời mẹ cũng nên bổ sung đủ lượng vitamin C, vì nó giúp cơ thể tăng sức đề kháng.
Những điều mẹ bầu cần biết trong tuần thai thứ 30
Ngứa da có thể là triệu chứng của một bệnh lý liên quan đến gan xảy ra trong thai kỳ, còn được gọi là hội chứng ứ mật thai kỳ (OC).
Hội chứng ứ mật thai kỳ rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên nếu mẹ bầu bị ngứa da trầm trọng, đặc biệt là vị trí bàn tay và bàn chân thì nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn ngay.
Mẹ nên thường xuyên chú ý xem cơ thể mình có xuất hiện các cơn gò sinh lý Braxton Hicks hay không, đồng thời lưu ý mức độ và tần suất xảy ra của chúng. Điều này có thể giúp mẹ phân biệt được đâu là cơn gò sinh lý, đâu là dấu hiệu thực sự khi chuyển dạ.
Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu
Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.
Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.
Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!
Nguồn: Babycenter
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----