Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 34

đăng bởi

Đích đã gần đến rồi, chưa đến 6 tuần nữa mẹ đã có thể chào đón bé yêu. Những sự hi sinh của mẹ trong suốt thai kỳ sẽ được bù đắp khi được ôm bé yêu vào trong lòng. Nhưng trước hết, mẹ hãy xem xét rằng mình sẽ thay đổi như thế nào trong tuần này và có gì lưu ý không nhé!

 

 

Biểu hiện mang thai tuần thứ 34

Các dấu hiệu khó tiêu, ăn không tiêu có thể sẽ lại trở lại trong thời gian này bởi sự phát triển của thai nhi đang chèn ép lên các cơ quan vùng bụng.

Mẹ bầu nên tiếp tục chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, đồng thời tránh nằm xuống ngay sau khi ăn. 

Một giấc ngủ ngắn ngay sau bữa ăn tối có vẻ như là một ý tưởng không tồi, tuy nhiên nếu mẹ bầu đi nằm quá sớm ngay sau khi ăn xong có thể khiến bụng cương lên rất khó chịu.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào ở tuần 34?

Mẹ bầu tuần 34

Mẹ bầu tuần 34

Tương tự như những tuần trước, mẹ nên hành động một cách chậm rãi. Nếu như ngồi lâu mẹ đừng đứng lên ngay lập tức mà hãy chuyển động từ từ.

Việc này sẽ khiến cho mẹ thấy an toàn và không gặp trường hợp máu dồn xuống chân gây giảm huyết áp.

Đi tiểu nhiều

Phần tử cung mà vốn nằm khuất ở trong xương chậu ở thời gian thụ thai, tới tuần 34 đã chạm đến xương sườn.

Tới tuần này, tử cung vẫn chèn ép bàng quang khiến mẹ phải đi tiểu thường xuyên hơn. Các vấn đề về đường tiêu hóa như ợ hơi, đầy bụng… ít phụ nữ mang bầu mà không gặp phải.

Xem thêm: Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 35

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 36

 

 

Sẩn phù

Bị sẩn phù có nghĩa mẹ gặp tình trạng xuất hiện nốt đỏ ở bụng, mông và đùi… Chỉ khoảng 1% phụ nữ mắc bệnh này khi mang thai, chúng vô hại nhưng khá khó chịu.

Nếu như mẹ cảm thấy không ổn, ví dụ như ngứa ngáy khắp người thì có thể tới gặp bác sĩ. Có thể mẹ không chỉ gặp vấn đề da liễu mà còn có thể là vấn đề về gan.

Thai càng lớn, thế nhưng mẹ vẫn phải đi khám thai đều đặn hơn, theo từng tuần. Từ tuần 34-37, mẹ sẽ được bác sĩ kiểm tra phần liên cầu khuẩn nhóm B (viết tắt là GBS) trong ruột thừa và âm đạo. (Tuy GBS vô hại ở người lớn nhưng khi truyền sang thai nhi có thể gây dị tật nghiêm trọng) Con số phụ nữ mang thai có nhiễm vi khuẩn này từ 10-30%.

Lên kế hoạch sinh con

Đây là lúc mẹ phải bắt đầu lên kế hoạch sinh con một cách chỉn chu. Việc đi siêu thị hay các cửa hàng dành cho bà bầu chính là một liều thuốc giảm đau, xả stress cho mẹ khi tưởng tượng bé yêu của mình mặc lên những bộ đồ đáng yêu này.

Mẹ hãy gác lại các công việc thường ngày một chút để dành thời gian trò chuyện với bé yêu đang sắp chào đời.

Thai 34 tuần nên ăn gì?

Tới tuần này, mẹ vẫn nên chịu khó bổ dưỡng đồ ăn ngon cho bé yêu vì bé đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Một số món ăn khá quen thuộc mà mẹ có thể ghi vào thực đơn hàng ngày đó là:

Dinh dưỡng cho mẹ bầu tuần 34

  • Thịt bò nạc quan trọng khi bổ sung nhiều đạm, sắt hay các loại vitamin nhóm B. Chúng sẽ tốt cho sự phát triển não bộ cũng như toàn diện của trẻ nhỏ.
  • Trứng rất giàu canxi, vitamin D hay đạm cần thiết.
  • Trái cây họ cam, quýt giàu vitamin Caxit folic là món ăn tráng miệng rất tốt cho mẹ bầu.
  • Cải bó xôi chứa nhiều axit folic để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho bé yêu.
  • Bí ngô chứa cực kỳ nhiều dưỡng chất với giá trị dinh dưỡng cao như canxi, sắt, vitamin, protein, carotene… Bí ngô chứa nhiều nguyên tố sinh ra hemoglobin để bổ sung máu cho cơ thể.
  • Tương tự như cải bó xôi, đậu bắp chứa rất nhiều axit folic mẹ nên bổ sung trong suốt thai kỳ.

Cuộc sống của mẹ bầu thay đổi như thế nào ở tuần thai thứ 34?

Ngày sinh nở của mẹ bầu lúc này có thể sẽ chỉ còn khoảng một tháng nữa. Nếu mẹ bầu có kế hoạch sinh con trong bệnh viện thì nên liên lạc với đơn vị hỗ trợ sinh sản để hỏi xem mình có thể đến sớm hơn dự kiến được hay không.

Nếu không thì mẹ bầu cũng có thể đưa ra yêu cầu được đến bệnh viện thăm khám và tìm hiểu thêm về các ca sinh sản gần đây của bệnh viện.

Trong thời gian chờ đợi các mẹ có thể tìm hiểu thêm về các thủ tục nhập viện trong trường hợp chuyển dạ sớm. Hỏi các bác sĩ nếu mẹ bầu muốn biết thai nhi sẽ được xử lý như thế nào trong quá trình sinh nở.

Mẹ bầu cũng có thể tìm hiểu về các dịch vụ ăn uống và các loại hỗ trợ khác trong quá trình sinh nở của mình.

Thông thường mẹ bầu sẽ có một cuộc hẹn với bác sĩ trong tuần thai này, do vậy tốt hơn hết mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn những câu hỏi để bác sĩ giúp giải đáp nhé.

Cha đứa bé có biết phải mang theo những gì bệnh viện khi mẹ bầu chuyển dạ không? Đồ ăn nhẹ, đồ vệ sinh cá nhân và quần áo để thay là những thứ thiết yếu nhất. Đôi khi cha bé cũng có thể mang theo sách đọc, máy quay hay thậm chí quần bơi (nếu mẹ bầu quyết định sinh con dưới nước). 

Thai nhi 34 tuần tuổi sinh non có sao không?

Ở tuần 34, bé đã nặng khoảng 2.15 kg và dài khoảng hơn 46 kg. Nhiều mẹ lo lắng về vấn đề thai nhi 34 tuần tuổi sinh non có ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của bé hay không.

Mẹ có thể thở phào nhẹ nhõm vì bé yêu sinh ra ở tuần 34 hoàn toàn có khả năng sống sót rất cao khi có sự chăm sóc chăm sóc từ các bác sĩ chuyên nghiệp.

Thế nhưng đây là giai đoạn nước rút của thai kỳ cho sự phát triển của não bộ và lớp mỡ dày bảo vệ cơ thể. Vậy nên bé sẽ gặp một vài vấn đề nếu như sinh sớm. Mẹ có thể nhờ bác sĩ tư vấn để có thể chăm sóc bé yêu một cách tốt nhất.

Thai nhi tuần 35 sẽ phát triển ra sao, mẹ sẽ có thay đổi gì không, cần lưu ý gì chúng ta cùng theo dõi bài viết về thời gian tiếp theo của POH nhé.

 

 

Ba mẹ đã chuẩn bị những hành trang nào cho việc chăm sóc con yêu sau khi chào đời?

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?

Hiểu được điều này, giảng viên Hachun Lyonnet đã xây dựng EASY ONE_chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 19 tuần trên nền tảng App của POH.

EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.

Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.

Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)

Với gói cao cấp, bạn sẽ được trực tiếp chị Hachun chat hoặc gọi điện qua messenger, hỗ trợ bạn thành công trong 19 tuần đầu tiên (100% thành công)

Nguồn: Babycenter

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo