Sự thay đổi của cơ thể khi mang thai

đăng bởi

Mang thai lần đầu thực sự khiến các bà mẹ trẻ bối rối. Có hàng tá thắc mắc trong đầu các mẹ. Và một điều chắc chắn các mẹ sẽ nghĩ tới là ngoại hình của mình thay đổi như thế nào khi mang thai? Vậy hãy đọc ngay bài viết dưới đây để khám phá sự thay đổi cơ thể mẹ bầu trong suốt thai kỳ nhé!

 

 

Những triệu chứng như bụng khó chịu khi mang thai, hay cảm giác nặng bụng dưới khi mang thai là điều hoàn toàn hiển nhiên và dễ gặp đối với rất nhiều chị em. Do đó, khi gặp phải những dấu hiệu này, bạn không nên quá lo lắng nhé.

Hãy cùng POH theo dõi bài viết sau đây để giải đáp những thắc mắc của các mẹ trong thai kỳ nhé!

Cơ thể thay đổi như thế nào khi mang thai 3 tháng đầu?

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần đầu

Nếu đang cố gắng muốn thụ thai hoặc nghĩ rằng mình đã có thai, chị em nên thực hiện lối sống lành mạnh để có thân hình lý tưởng cũng như chuẩn sức khỏe và tinh thần cho việc mang thai và nuôi dưỡng con yêu.

Ngoài việc bổ sung thêm các loại vitamin trước khi mang bầu (như axit folic, một loại vitamin B9 quan trọng trước và trong thai kỳ), chị em cũng nên chú ý bỏ rượu, thuốc lá hay bất cứ chất kích thích nào. Cũng có thể bạn phải chuyển đổi hoặc ngừng dùng một số loại thuốc theo toa hay thuốc mua tự do nhất định.

Vì vậy, khi có ý định mang bầu, chị em nên cho bác sỹ biết để đảm bảo và chắn chắn bất kỳ loại thuốc mà bạn đang sử dụng đều an toàn cho con yêu trong thai kỳ.

Dấu hiệu mang thai tuần đầu ở các mẹ bầu

Dấu hiệu mang thai tuần đầu ở các mẹ bầu

Để tìm hiểu kỹ hơn về những dấu hiệu có thai sau 1 tuần quan hệ, dấu hiệu thụ thai thành công hay nhanh đói có phải có thai không, ba mẹ hãy xem bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần đầu.

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 2

Mẹ đã chính thức có bầu hay chưa? Ở tuần thứ 2, không hẳn mẹ đã mang bầu một cách hoàn toàn. Tuy nhiên, mẹ hãy yên tâm vì lúc này cơ thể mẹ đang có những sự thay đổi hóa học nhất định để đảm bảo cho quá trình hình thành và phát triển em bé trong bụng mẹ đó.

Sau khi thụ tinh, buồng trứng bắt đầu tăng cường sản xuất progesterone, một hormone steroid nội sinh có trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng tăng cao trong thời kỳ mang thai để chuẩn bị cho trứng đã được thụ tinh hay còn gọi là hợp tử sinh sống trong tử cung vào 38 tuần tiếp theo của thai kỳ.

Mẹ bầu tuần thứ 2

Mẹ bầu tuần thứ 2

Để trả lời những thắc mắc như thai 2 tuần siêu âm có thấy không, thai 2 tuần tuổi đã vào tử cung chưa hay có thai 2 tuần bụng có to không, cũng như những biểu hiện thay đổi ở cơ thể người mẹ giai đoạn này, mời các mẹ cùng đọc bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 2 của POH nhé.

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 3

Trong tuần thứ 3, mẹ có thể bị chảy máu âm đạo nhẹ khi trứng được thụ tinh và làm tổ trong tử cung. Đây được coi là một trong những dấu hiệu có thai sau 3 tuần quan hệ mà nhiều mẹ vẫn hiểu lầm là đến kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên trong trường hợp máu chảy nhiều và liên tục, đồng thời mẹ bị đau bụng hay thậm chí là bị chuột rút nhẹ ở một bên xương chậu, thì mẹ nên đến thăm khám bác sỹ và nhận những lời khuyên hữu ích từ bác sỹ nhé.

Nguyên nhân phổ biến của trường hợp trên có thể là hiện tượng mang thai ngoài tử cung hoặc mẹ bị viêm ống dẫn trứng hay tử cung bị nhiễm trùng. Do đó, việc thăm khám bác sỹ sớm cũng giúp mẹ sớm chữa trị kịp thời, đảm bảo sự an toàn cho con yêu.

Những thay đổi khi mang thai tháng đầu

Những thay đổi khi mang thai tháng đầu

Mẹ bầu cũng có thể tham khảo thêm bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 3 để biết những thay đổi của cơ thể khi mới mang thai hay những triệu chứng mang thai tuần thứ 3 nhé.

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 4

Lúc này, mẹ đã phát hiện mình bị trễ kinh và việc dùng que thử thai hay bút thử thai đã cho ra kết quả dương tính cho thấy mẹ đã mang trong mình một sinh linh bé nhỏ rồi đó.

Vào mỗi buổi sang, mẹ cũng cảm thấy thật khó để siết chặt áo ngực. Đối với hầu hết các chị em, ngực bị căng tức chính là dấu hiệu có thai đầu tiên mà chị em có thể nhận ra, còn sớm hơn cả những cơn ốm nghén. Trong trường hợp mẹ vẫn chưa bị căng tức ngực thì điều này sẽ có thể xảy ra trong một vài ngày hoặc một vài tuần tiếp theo đó.

Lúc này, mẹ cũng nhận thấy mình nhạy cảm với mùi và hương vị hơn. Điều này có nghĩa là, chỉ ngửi thấy mùi hương từ chiếc bánh sandwich cá ngừ của người đồng nghiệp cũng khiến mẹ muốn ói và vào nhà vệ sinh rồi đó.

Bút thử thai cho biết ba mẹ đã có tin vui

Bút thử thai cho biết ba mẹ đã có tin vui

Những thông tin hữu ích về hình ảnh thai nhi 4 tuần tuổi, thai 4 tuần đã vào tử cung chưa, hay thai 4 tuần tuổi nên ăn gì đã được POH nêu chi tiết trong bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 4, mời các mẹ cùng đọc nhé!

Những thay đổi của cơ thể mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 5

Sau niềm vui sướng chào đón con yêu, mẹ bầu không tránh khỏi tình trạng căng thẳng trong giai đoạn này. Mẹ bầu bị thay đổi tâm trạng một cách thất thường cũng chính là điều hiển nhiên trong thai kỳ. Những trạng thái cảm xúc như vui mừng, phấn chấn hay giận dữ, chán nản, sợ hãi, cảm giác không an toàn có thể lẫn lộn nhau và đến cùng một lúc khiến các mẹ vô cùng mệt mỏi.

Nguyên nhân là do nội tiết tố của chị em bị thay đổi trong thai kỳ. Tình trạng này còn kéo dài và thậm chí là nghiêm trọng hơn vào những tuần tiếp theo và đôi khi sẽ quay trở lại vào cuối thai kỳ.

Nghiên cứu còn cho thấy có đến 10-12% mẹ bầu bị trầm cảm trong giai đoạn mang thai. Do đó, nếu cảm thấy tình trạng ngày càng tồi tệ hơn, mẹ nên tâm sự, chia sẻ với người chồng cũng như đi thăm khám bác sỹ để sớm điều trị nhé!

Mang thai tuần thứ 5 nên ăn gì

Mang thai tuần thứ 5 nên ăn gì?

Ngoài ra, để biết thai 5 tuần tuổi kích thước bao nhiêu, thai 5 tuần đã có tim thai chưa,… Mời các mẹ cùng click vào và đọc bài viết Những thay đổi của cơ thể mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 5 của POH nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 6

Chỉ mới mấy tuần trước, mẹ còn đang thắc mắc không biết mình đã có thai hay chưa. Thì giờ đây, mẹ đã bước sang tuần thứ 6 của thai kỳ rồi đó. Những dấu hiệu có thai lúc này đã trở nên rõ ràng hơn nhiều mà mẹ có thể nhận biết được.

Một số triệu chứng mang thai 3 tháng đầu phổ biến và gây khó chịu bao gồm: Cơ thể mẹ mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói, ngực căng tức, đau đầu, mẹ bị táo bón, tâm trạng thay đổi thất thường,…

Tuy nhiên, các mẹ đừng quá lo lắng và hãy lạc quan lên nhé vì những triệu chứng này sẽ giảm dần trong trong vài tuần tới của thai kỳ đó.

Mẹ bầu bị ốm nghén ở tuần thứ 6 thai kỳ

Mẹ bầu bị mệt mỏi, đau đầu ở tuần thứ 6 thai kỳ

Mẹ bầu có thể tham khảo kích thước thai nhi 6 tuần tuổi, hiện tượng mang thai tuần thứ 6 bị ra máu và thai 6 tuần nên ăn gì trong bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 6 của POH nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 7

Mang thai tuần thứ 7, mặc dù không rõ ràng nhưng khi mặc quần áo mẹ có thể nhận thấy bụng mình đã căng ra một chút rồi đó. Lúc này, mẹ cũng có thể muốn đi mua sắm để có đủ quần áo phù hợp trong thai kỳ.

Do nội tiết tố thay đổi, nhiều mẹ bầu có thể gặp tình trạng làn da bị thay đổi trong giai đoạn này. Nếu may mắn, da mẹ có thể sẽ sáng hơn, tuy nhiên một số mẹ bầu sẽ nhận thấy những nốt chấm đen nhỏ chính là tàn nhang đang dần xuất hiện trên da mặt mình.

Sự thay đổi trên khuôn mặt mẹ bầu vào tuần thứ 7

Sự thay đổi trên khuôn mặt mẹ bầu vào tuần thứ 7

Những kiến thức bổ ích như thai 7 tuần tuổi nên ăn gì, chiều dài phôi thai 7 tuần hay để xem hình ảnh thai 7 tuần tuổi, mời các mẹ cùng đọc thêm bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 7 của POH nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 8

Ở tuần thứ 8, mẹ có thể thèm đồ ăn chua hay muốn ăn kem ngọt, Tuy nhiên sự thèm ăn đôi khi có thể phá vỡ chế độ ăn uống lành mạnh của mẹ bầu trong thai kỳ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của con yêu.

Lúc này, mẹ ăn uống là cho cả con yêu trong bụng mẹ nữa. Tuy nhiên mỗi ngày mẹ chỉ cần khoảng 300 calo hoặc 600 nếu đang mang một cặp song sinh.

Thai 8 tuần nên ăn uống gì

Thai 8 tuần nên ăn uống gì?

Để biết kích thước thai nhi 8 tuần tuổi, mang thai tuần thứ 8 nên ăn gì, … các mẹ cùng tham khảo bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 8 của POH nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 9

Khi thể tích máu tiếp tục tăng trong thai kỳ, mẹ có thể cảm thấy chóng mặt thường xuyên hơn, đồng thời mẹ cũng đi tiểu nhiều hơn. Lúc này, mẹ có thể nhận thấy những tĩnh mạch nổi phồng lên trên bàn tay hay chân, đôi khi mẹ cũng sẽ bị chảy máu cam.

Tuy nhiên, điều này không hề gây ảnh hưởng gì đến con yêu đâu nhé. Nó còn cho thấy con yêu đang được cung cấp đầy đủ máu cho sự phát triển toàn diện, đồng thời bảo vệ người mẹ khỏi tình trang thiếu máu.

Hiện tượng chảy máu âm đạo là hoàn toàn bình thường trong giai đoạn 3 tháng đầu. Tuy nhiên các mẹ cũng nên chú ý, đây cũng có thể là dấu hiệu mẹ mang thai ngoài tử cung hoặc bị sảy thai. Do đó, mẹ nên thăm khám bác sỹ sớm nếu thấy hiện tượng máu chảy nhiều, hoặc liên tục kéo dài hơn 3 ngày nhé.

Thai 9 tuần bụng đã to chưa

Thai 9 tuần bụng đã to chưa?

Để biết thai nhi 9 tuần mẹ nên ăn gì cũng như thai nhi 9 tuần tuổi đã biết máy chưa, ba mẹ hãy tham khảo bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 9 của POH nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 10

Nhờ có các hormon thai kỳ HCG và progesterone (chúng làm tăng số lượng các tuyến dầu trên khuôn mặt) mà làn da của các mẹ trở nên sáng và mịn hơn. Khối lượng máu trên khuôn mặt cũng tăng cao giúp làn da mẹ ửng hồng và căng mịn.

Thai 10 tuần tuổi đã biết trai hay gái chưa

Thai 10 tuần tuổi đã biết trai hay gái chưa?

Những kiến thức như thai 10 tuần tuổi đã an toàn chưa, mang thai 10 tuần bụng đã to chưa, và kích thước thai nhi 10 tuần tuổi đã được POH nếu trong bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 10, các mẹ cùng tham khảo nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 11

Nếu là lần đầu tiên mang thai, mẹ bầu có thể cảm thấy cơ thể thật nặng nề giống như vừa mới ăn quá no vậy. Một số chị em nhận thấy có sự thay đổi kích thước bụng một cách tương đối. Lúc này tử cung của người mẹ có kích thước của một quả bưởi.

Thai 11 tuần đã thấy bụng chưa

Thai 11 tuần đã thấy bụng chưa?

Để biết những dấu hiệu thai 11 tuần khỏe mạnh, thai 11 tuần đau bụng dưới, hay thai 11 tuần biết trai hay gái chưa, các mẹ và những ông bố cùng tham khảo bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 11 của POH nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 12

Ở tuần 12, tử cung đã vừa khít với xương chậu. Bụng bầu của mẹ cũng lớn hơn và có thể nhận biết mang thai rõ ràng hơn rồi đó. Trong giai đoạn này, nhiều mẹ bầu cũng nhận thấy thị lực của mình bị giảm đi đáng kể, mắt bị mờ hơn do lượng chất lỏng dư thừa mà cơ thể giữ lại trong khi mang thai có thể làm dày ống kính và giác mạc.

Sau khi sinh khoảng 2 tháng, mẹ nên thăm khám bác sỹ để được giải quyết do hiện tượng này cũng là dấu hiệu của triệu chứng tăng huyết áp và bệnh tiểu đường.

Thai 12 tuần bụng to chưa

Thai 12 tuần bụng to chưa?

Mời các mẹ cùng tham khảo bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 12 để tìm hiểu thai 12 tuần nên ăn gì, thai 12 tuần tuổi đã máy chưa, thai 12 tuần cần xét nghiệm những gì nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 13

Relaxin, một loại hoóc-môn khác gây ảnh hưởng đến mẹ bầu trong thai kỳ, làm lỏng các dây chằng và khớp của mẹ bầu để chuẩn bị cho quá trình sinh nở được diễn ra thuận lợi hơn. Không chỉ có vậy, hormone này cũng gây ảnh hưởng đến các khớp bàn tay và bàn chân của các mẹ, khiến mẹ bầu cảm thấy mình vụng về hơn trong thai kỳ đó.

Mẹ bầu tuần thứ 13

Mẹ bầu tuần thứ 13

Liệu thai nhi 13 tuần tuổi có biết trai hay gái? Mẹ bầu cũng hãy tìm hiểu về bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 13 để biết thai nhi 13 tuần nên ăn gì và sự phát triển của thai nhi tuần 13-14 nhé!

Cơ thể thay đổi như thế nào khi mang thai 3 tháng giữa?

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 14

Mẹ bầu lúc này đã bước sang tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ rồi đó. Các mẹ có thể yên tâm hơn vì ở giai đoạn này tỷ lệ sảy thai đã giảm đáng kể rồi đó, theo thống kê có tới 75 % tỷ lệ những trường hợp sảy thai diễn ra ở 3 tháng đầu thai kỳ.

Điều đáng chú ý là lúc là mẹ đã cảm thấy dễ chịu hơn do những cơn buồn nôn, ốm nghén cũng giảm đáng kể. Điều này khiến mẹ thèm ăn hơn và có thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn nữa đó.

Mẹ bầu ở tuần thứ 14 của thai kỳ

Mẹ bầu ở tuần thứ 14 của thai kỳ

Vậy để biết cách dưỡng thai 14 tuần tuổi, thai 14 tuần nên ăn gì, hay thai nhi 14 tuần biết trai hay gái chưa, mời ba mẹ cùng đọc thêm bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 14 của POH nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 15

Lúc này, nếu nhìn vào gương, mẹ có thể thấy triệu trứng phổ biến trong thai kỳ. Làn da mẹ bị sẫm màu, với hàng loạt những đốm nhỏ đen, nâu xuất hiện trên khuôn mặt mẹ, hay còn được gọi là tàn nhang. Không chỉ có vậy, những vùng da như núm vú, nách và bẹn cũng trở nên sẫm màu hơn.

Hiện tượng này gặp ở gần 90% những chị em mang bầu. Do đó mẹ cũng không nên quá lo lắng nhé. Một điều mẹ cần làm lúc này để bảo vệ làn da của mình là hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh náng mặt trời.

Mẹ bầu soi gương và nhận thấy những thay đổi trên khuôn mặt ở tuần 15

Mẹ bầu soi gương và nhận thấy những thay đổi trên khuôn mặt ở tuần 15

Những thông tin bổ ích như thai nhi 15 tuần mẹ nên ăn gì, thai 15 tuần uống nước dừa được chưa và để xem hình ảnh thai 15 tuần, mẹ bầu có thể đọc thêm bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 15 của POH nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 16

Ở tuần thứ 16 cho đến tuần thứ 20 của thai kỳ, nhiều mẹ bầu đã có những trải nghiệm về cú đá đầu tiên của con yêu đó. Tuy nhiên nhiều mẹ có thể hiểu lầm đó là những tiếng động phát ra từ dạ dày khó tiêu của mình do những cú đá của con yêu còn quá nhỏ nhẹ.

Thai nhi 16 tuần tuổi biết làm gì

Thai nhi 16 tuần tuổi biết làm gì?

Vậy để biết về siêu âm thai 16 tuần tuổi cũng như thai 16 tuần nên ăn gì, ba mẹ hãy tham khảo bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 16 của POH nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 17

Bước sang tuần thứ 17, bụng bầu của mẹ ngày càng tròn và to hơn rồi đó. Cũng bắt đầu từ tuần này, tử cung của mẹ bắt đầu mở rộng dần. Điều này nghe có vẻ kỳ quặc nhỉ, tuy nhiên kích thước tử cung sẽ tăng lên gấp 1000 lần cho đến lúc mẹ chuyển dạ đó.

Thai 17 tuần có nên siêu âm 4d

Thai 17 tuần có nên siêu âm 4d?

Mời ba mẹ cùng đọc thêm bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 17 để biết thêm chi tiết về thai 17 tuần nên ăn gì hay thai 17 tuần máy như thế nào, … nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 18

Những cú đá của con yêu ở tuần 18 trở nên mạnh mẽ và rõ ràng hơn nhiều rồi đó. Nhờ vậy, mà các mẹ có thể dễ dàng nhận thấy mỗi khi con yêu đá vào thành bụng mẹ.

Ba mẹ cảm nhận rõ những cú đá chân ở tuần 18 của con yêu

Ba mẹ cảm nhận rõ những cú đá chân ở tuần 18 của con yêu

Để biết thêm thai 18 tuần máy như thế nào, thai 18 tuần tuổi mẹ tăng bao nhiêu kg cũng như cách chăm sóc thai 18 tuần, ba mẹ hãy đọc thêm bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 18 của POH nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 19

Bụng bầu tuần có kích thước lớn hơn nhiều khiên nhiều mẹ cảm thấy khó khăn cho việc đi lại cũng như tình trạng đau lưng diễn ra thường xuyên hơn. Để ngăn chặn tình trạng đau lưng, mẹ bầu nên đứng thẳng khi đi bộ để hông và vai tạo thành một đường thẳng.

Mẹ bầu cũng có thể ngủ với tư thế xoay người sang một bên và dùng gối trợ giúp để giảm áp lực lên vùng xương chậu và lưng nhé!

Mẹ bầu tuần thứ 19

Mẹ bầu tuần thứ 19

Để xem hình ảnh thai 19 tuần cũng như tìm hiểu thêm những kiến thức như thai 19 tuần nên ăn gì, thai 19 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg, mời ba mẹ cùng đọc thêm bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 19 của POH nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 20

Ở tuần 20 nếu mẹ vẫn chưa cảm nhận những cơn đau dây chằng, thì hiện tượng này sẽ sớm xảy ra ở những tuần tiếp theo. Những cơn đau nhói ở hông, bụng hoặc háng là điều bình thường khi tử cung phát triển lớn hơn.

Ba mẹ mong chờ những cú đạp chân của con yêu tuần 20

Ba mẹ mong chờ những cú đạp chân của con yêu tuần 20.

Để xem hình ảnh siêu âm thai nhi 20 tuần tuổi, thai 20 tuần nặng bao nhiêu cũng như thai 20 tuần chưa máy có sao không, mời ba mẹ cùng đọc thêm bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 20 của POH nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 21

Bụng bầu ngày càng lớn hơn cho thấy con yêu đang phát triển khỏe mạnh cũng như tăng đều cân trong thai kỳ. Đừng cảm thấy quá ngạc nhiên và nghĩ rằng mình đang ngày càng béo lên nhé vì mẹ chỉ đang mang bầu thôi mà. Sau khi con yêu chào đời, mẹ sẽ sớm lấy lại vóc dáng như xưa của mình nhanh thôi nên các mẹ hãy yên tâm nhé.

Mẹ bầu ở tuần thứ 21 của thai kỳ

Mẹ bầu ở tuần thứ 21 của thai kỳ

Ba mẹ hãy đọc thêm bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 21 để biết thai nhi 21 tuần nên ăn gì, thai 21 tuần máy như thế nào, và xem hình ảnh thai nhi 21 tuần tuổi nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 22

Mẹ bầu cảm thấy chóng mặt là một triệu chứng mang thai bình thường ở tuần thứ 22 của thai kỳ. Nguyên nhân chính là do huyết áp của mẹ bị giảm, máu không lưu thông một cách nhanh chóng. Hiện tượng này đặc biệt phổ biến khi mẹ đứng dậy hoặc sau khi mẹ phải đứng quá lâu.

Mẹ bầu bị chóng mặt trong thai kỳ

Mẹ bầu bị chóng mặt trong thai kỳ

Ngoài ra, những thắc mắc như thai 22 tuần nên ăn gì, thai 22 tuần phải làm xét nghiệm gì và thai 22 tuần siêu âm 4d đã được POH giải đáp trong bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 22, các mẹ cùng tham khảo nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 23

Trong giai đoạn này lượng sắt và vitamin cần thiết sẽ tăng cao, do đó mẹ bầu cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm nhiều sắt để con yêu phát triển tốt nhất. Sắt cũng giúp làm giảm nguy cơ thiếu máu ở các mẹ, giúp tránh những hiện tượng mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược hay khó thở.

Mẹ bầu nên bổ sung sắt ở tuần thứ 23 của thai kỳ

Mẹ bầu nên bổ sung sắt ở tuần thứ 23 của thai kỳ

Ba mẹ hãy đọc thêm bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 23 để biết thai 23 tuần nên ăn gì, hình ảnh thai 23 tuần tuổi cũng như thai 23 tuần đạp nhiều nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 24

Bụng bầu phát triển mạnh mẽ khiến cho cảm giác khó chịu, mệt mỏi ở các mẹ tăng lên. Lúc này, việc quan hệ tình dục có thể trở nên ít hơn do nhiều mẹ bầu bị giảm ham muốn. Tuy nhiên nếu giữ được tâm lý ổn dịnh và sức khỏe tốt, các mẹ hoàn toàn có thể quan hệ bình thường nhé.

Quan hệ tình dục ở tuần thứ 24 liệu có ảnh hưởng đến con yêu

Quan hệ tình dục ở tuần thứ 24 liệu có ảnh hưởng đến con yêu?

Những thông tin như thai 24 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg, thai 24 tuần cần bổ sung gì cũng như mang thai tháng thứ 6 cần chú ý những gì đã được POH nêu chi tiết rong bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 24, ba mẹ cùng tham khảo nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 25

Tử cung của người mẹ giờ đã to như một quả bóng rồi đó. Nhiều mẹ bầu cũng mắc phải hội chứng ống cổ tay, khiến cho các ngón tay bị đau, tê ở giai đoạn này. Tuy nhiên, may mắn thay, cũng giống như những triệu chứng khác trong thai kỳ, hiện tượng này sẽ giảm dần và biến mất sau khi con yêu chào đời.

Kích thước bụng bầu tuần 25

Kích thước bụng bầu tuần 25

Ngoài ra, mời ba mẹ cùng tham khảo bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 25 để tìm hiểu thai 25 tuần nên ăn gì, thai nhi 25 tuần tuổi đạp như thế nào và xem hình ảnh thai nhi 25 tuần tuổi nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 26

Hiện tại mẹ đã tăng được khoảng 7 kg vào tuần thứ 26. Cân nặng của mẹ lúc này còn tùy thuộc và cân nặng từ trước khi mang thai của mẹ bầu nữa.

Mẹ bầu cũng chú ý cân nặng mẹ lúc này phần lớn là do trọng lượng của bé, thể tích máu tăng lên, ngực lớn hơn cùng với đó là trọng lượng của nhau thai và nước ối.

Thai 26 tuần là mấy tháng

Thai 26 tuần là mấy tháng?

Để biết cách dưỡng thai 26 tuần tuổi, mang thai tuần 26 nên ăn gì,… Mời ba mẹ cùng tham khảo bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 26 của POH nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 27

Nhận thức được trách nhiệm cao cả khi mang trong mình một sinh linh bé nhỏ giúp mẹ có thêm động lực nói không hay từ chối lúc cần thiết. Mẹ cũng cảm thấy mình mạnh mẽ hơn và không ngại ngùng yêu cầu bạn bè hay một người lạ dập điếu thuốc đang hút dở. Việc hình thành những thói quen tốt này là điều hiển nhiên để giúp bảo vệ con yêu của bạn.

Mẹ bầu ở tuần thứ 27 của thai kỳ

Mẹ bầu ở tuần thứ 27 của thai kỳ

Bên cạnh đó ba mẹ hãy đọc thêm bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 27 để hiểu thêm về thai kỳ của mình như thai nhi 27 tuần đã quay đầu chưa, thai nhi 27 tuần tự sướng trong bụng mẹ, hay thai 27 tuần nên ăn gì nhé!

Cơ thể thay đổi như thế nào khi mang thai 3 tháng cuối?

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 28

Trong tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ, trọng lượng cơ tể tăng lên có thể khiến mẹ bầu bị đau các khớp xương, và khiến các mẹ mệt mỏi, gặp khó khăn trong việc đi lại. Mẹ cũng cảm thấy thật khó để thư giãn và ngủ nghỉ hơn. Hiện tượng hụt hơi, khó thở cũng chính là triệu chứng nhiều mẹ bầu gặp phải trong giai đoạn nay.

Ba mẹ thai giáo tháng thứ 7 cho con yêu

Ba mẹ thai giáo tháng thứ 7 cho con yêu

Không chỉ vậy, những kiến thức như thai 28 tuần nên ăn gì, thai nhi 28 tuần đạp mạnh, và việc thai giáo tuần 28 cho con yêu cũng đã được POH nêu chi tiết trong bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 28, ba mẹ cùng tham khảo nhé!

Để hiểu hơn về thai giáo cũng như các phương pháp thai giáo hữu hiệu cho con yêu, ba mẹ hãy đọc bài viết Thai giáo POH nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 29

Bước sang tuần 29, nhiều mẹ bầu sẽ thấy có hiện tượng chảy sữa non từ hai bầu ngực. Chất lỏng màu vàng nhạt chính là sữa non đó. Thông thường chỉ có một vài giọt, tuy nhiên nếu mẹ bầu nào có bị chảy sữa non quá nhiều, các mẹ nên dùng miếng lót đệm vào áo ngực để kiểm soát tình hình này.

Mẹ bầu bị chảy sữa non ở tuần 29

Mẹ bầu bị chảy sữa non ở tuần 29

Mời ba mẹ tham khảo bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 29 để hiểu thêm về thai nhi 29 tuần đạp nhiều, thai 29 tuần đạp ít, thai nhi 29 tuần nên ăn gì cũng như thai 29 tuần đã quay đầu chưa nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 30

Khi thai nhi ngày càng phát triển, làn da mẹ phải dãn ra theo. Do đó, hiện tượng rạn da là điều dễ thấy trong thai kỳ. Ước tính có khoảng 20 % chị em mang thai bị rạn da trong thai kỳ, thông thường là vào tháng thứ 6 và thứ 7.

Mẹ bầu cần bôi kem trị rạn để cải thiện làn da ở tháng thứ 7

Mẹ bầu cần bôi kem trị rạn để cải thiện làn da ở tháng thứ 7

Mẹ bầu có thể tham khảo bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 30 để biết tư thế nằm của thai nhi tuần 30, thai 30 tuần nên ăn gì cũng như xem hình ảnh thai nhi 30 tuần tuổi!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 31

Hormone thai kỳ trong giai đoạn này làm nới lỏng các dây chằng vùng xương chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sinh con của mẹ bầu. Do đó, những cơn đau lưng và đau lưng dưới diễn ra thường xuyên hơn.

Mẹ bầu bị đau lưng ở tuần 31

Mẹ bầu bị đau lưng ở tuần 31

Để tìm hiểu thêm những kiến thức như thai 31 tuần sinh non, thai 31 tuần nặng 2 kg cũng như, thai 31 tuần đạp nhiều, các mẹ hãy tham khảo bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 31 của POH nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 32

Những triệu chứng như đi tiểu nhiều, mót tiểu, ợ nóng và hụt hơi, khó thở là dễ nhận thấy ở các mẹ bầu tuần 32. Nhiều mẹ bầu cũng gặp phải hiện tượng buồn nôn giống như ốm nghén trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, khiến mẹ mệt mỏi. Đồng thời sự thèm ăn cũng giảm đáng kể.

Đau bụng lâm râm khi mang thai 32 tuần

Đau bụng lâm râm khi mang thai 32 tuần

Mẹ cũng có thể tìm hiểu những kiến thức như thai 32 tuần ngôi đầu, thai 32 tuần nên ăn gì hay thai 32 tuần nặng bao nhiêu kg đã được POH tổng hợp trong bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 32, mời các mẹ cùng tìm hiểu nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 33

Không phải tất cả các cơn co thắt đều có nghĩa là con yêu sắp chào đời. Những cơn co thắt mới xuất hiện rời rạc này chính là điều tích cực đối với các mẹ bầu vì nó giúp mẹ chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh con đó.

Mẹ bầu mong ngóng từng ngày được chào đón con yêu

Mẹ bầu mong ngóng từng ngày được chào đón con yêu

Để biết cách chăm sóc thai 33 tuần, thai 33 tuần nên ăn gì cũng như xem hình ảnh thai nhi 33 tuần trong bụng mẹ, ba mẹ cùng tham khảo bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 33 của POH nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 34

Bụng bầu đã lớn đến nỗi khi đứng mẹ bầu cũng không thể nhìn thấy đôi giày của mình đó. Cũng có thể đây là lần đầu tiên trong cuộc đời, các mẹ thậm chí còn thấy thoải mái hơn khi được mặc áo ngực trong lúc đi ngủ đó.

Thai nhi 34 tuần là bao nhiêu tháng

Thai nhi 34 tuần là bao nhiêu tháng?

Mời ba mẹ cùng tham khảo bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 34 để biết những kiến thức như thai nhi 34 tuần nặng 2 kg có nhỏ không, thai 34 tuần gò nhiều và thai 34 tuần nên ăn gì nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 35

Bước sang tuần 35, mẹ nhận thấy dịch âm đạo ngày càng nhiều với màu hồng hoặc thậm chí có chút máu chính là dấu hiệu mẹ sắp chuyển dạ rồi đó. Lớp chất nhầy rất dày này bít kín tử cung để ngăn chặn những vi khuẩn có hại xâm nhập vào làm hại con yêu của bạn.

Thai 35 tuần có thể sinh được không

Thai 35 tuần có thể sinh được không?

Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 35 để đọc thêm về thai 35 tuần gò cứng bụng, hay thai nhi 35 tuần ít đạp, … nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 36

Con yêu lúc này đã di chuyển xuống thấp hơn trong xương chậu để sẵn sàng chào đón thế giới mới rồi đó. Nhờ sự gia tăng hormone oxytocin mà các tuyến sữa đã mở rộng và đầy sữa non. Điều này có thể khiến cho ngực của các mẹ trở nên nặng nề hơn đó.

Bụng bầu tuần thứ 36

Bụng bầu tuần thứ 36

Những thắc mắc trong thai kỳ như thai 26 tuần đã sinh được chưa, thai 36 tuần nên ăn gì cũng như 36 tuần có phải sinh non đã được POH giải đáp trong bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 36, mời các mẹ cùng tham khảo nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 37

Nhiều mẹ bầu băn khoăn chuyện quan hệ tình dục trong giai đoạn này. Tuy nhiên các chuyên gia tin rằng điều này là hoàn toàn có lợi cho mẹ mà không gây hại đến con yêu của bạn.

Lúc này cổ tử cung đã căng và cớ chứa rất nhiều máu. Do đó hiện tượng bị chảy máu sau quan hệ là điều hoàn toàn bình thường. Trong trường hợp máu chảy nhiều, liên tục, ba mẹ nên thăm khám bác sỹ sớm nhé.

Quan hệ tình dục trong tuần 37 là vô hại với con yêu

Quan hệ tình dục trong tuần 37 là vô hại với con yêu

Để biết chỉ số thai nhi tuần 37, thai 37 tuần đau bụng dưới, thai 37 tuần mổ được chưa, và thai 37 tuần đã sinh được chưa, mẹ bầu hãy đọc thêm bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 37 của POH nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 38

Hầu hết chị em phụ nữ bắt đầu nhận thấy một sự ẩm ướt chạy dọc xuống chân. Đây chính là hiện tượng són tiểu khi mang thai tháng cuối mà các mẹ nên biết. Nguyên nhân là do bụng đã rất to nên có sự chèn ép lên bàng quang. Đặc biệt là hiện tượng này có xu hướng trầm trọng khoảng vài ngày trước ngày sinh.

Hiện tượng sót tiểu làm các mẹ bầu khó chịu ở tháng cuối thai kỳ

Hiện tượng sót tiểu làm các mẹ bầu khó chịu ở tháng cuối thai kỳ

Ba mẹ cùng đọc thêm bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 38 để tìm hiểu những kiến thức bổ ích như thai 38 tuần bụng căng cứng, thai 38 tuần gò nhiều có phải sắp sinh, thai 38 tuần nên ăn gì cũng như thai 38 tuần gò liên tục nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 39

Chỉ có khoảng không đến 5% mẹ bầu sinh con vào đúng ngày dự sinh. Điều này có nghĩa là mẹ bầu có thể chào đón con yêu vào bất cứ ngày nào kể từ bây giờ. Hiện tượng chuột rút nhẹ hay sót tiểu chính là những dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ đó.

Mẹ bầu tuần 39

Mẹ bầu tuần 39

Để biết chỉ số thai 39 tuần, thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh cũng như thai 39 tuần có nên quan hệ, mời ba mẹ cùng tham khảo bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 39 của POH nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 40

Mẹ bầu có thể cảm thấy những cơn co thắt đầu tiên. Những cơn đau dữ dội cũng có thể phát ra từ dạ dày, lưng dưới và đùi trên ở nhiều mẹ. Mỗi chị em có thể có những biểu hiện khác nhau. Các mẹ hãy yên tâm đây là những biểu hiện bình thường cho thấy con yêu trong bụng mẹ đang rất khỏe mạnh và chuẩn bị chào đón thế giới mới đó.

Tuần 40, mẹ bầu chuẩn bị chào đón con yêu

Tuần 40, mẹ bầu chuẩn bị chào đón con yêu

Ba mẹ có thể tham khảo bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 40 để giải đáp những thắc mắc như thai 40 tuần bụng vẫn cao, thai 40 tuần có nên nhập viện, thai 40 tuần cổ tử cung chưa mở hay xem hình ảnh thai nhi 40 tuần tuổi nhé!

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 41

Sau tuần 40 mà con yêu vẫn chưa chịu chào đời? Các mẹ không nên lo lắng. Tuần 41 , thâm chí là 42 vẫn được coi là trong thai kỳ đó nhé. Lúc này, mẹ bầu có thể thăm khám bác sỹ để được tiến hành một số xét nghiệm cần thiết để biết con yêu có đang hoàn toàn khỏe mạnh trong thai kỳ không nhé!

Mẹ bầu tuần 41

Mẹ bầu tuần 41

Ngoài ra, POH cũng đã giải đáp những thắc mắc như ăn gì để kích thích chuyển dạ, thai 41 tuần chưa chuyển dạ có nên mổ, thai 41 tuần nặng bao nhiêu trong bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 41, các mẹ hãy tham khảo thêm nhé!

Thai già tháng và những vấn đề liên quan

Chí có một tỷ lệ nhỏ trẻ chào đời vào đúng ngày dự sinh. Ngoài ra có đến 80% con yêu được sinh ra trong vòng 2 tuần tiếp theo, đó chính là tuần thứ 41 và 42 của thai kỳ. Hầu hết các bé đều hoàn toàn an toàn khi nằm trong bụng mẹ cho đến tuần 42.

Tuy nhiên đến cuối tuần này mà con yêu vẫn chưa chào đời, bác sỹ có thể cân nhắc việc chuyển dạ của mẹ bầu bằng cách dùng một số loại thuốc chứa hormone nhất định, kích thích sự co thắt cổ tử cung giúp con yêu mau chào đời.

42 tuần thai kỳ của mẹ bầu

42 tuần thai kỳ của mẹ bầu

Mẹ bầu có thể tìm hiểu thêm ở bài viết Thai già tháng và những vấn đề liên quan để biết nguyên nhân thai già tháng, cũng như tìm hiểu về thai 42 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ, trường hợp ít khi gặp ở các mẹ nhé!

Chuyển dạ và sinh con

Được gặp con yêu lần đầu tiên đem đến biết bao cảm xúc thú vị cho các ông bố, bà mẹ. Tuy nhiên, quá trình chuyển dạ và sinh con là không hề dễ dàng với các mẹ bầu, việc các mẹ lo lắng, hồi hộp là điều dễ hiểu.

Ba mẹ hãy tìm hiểu những điều cần biết và chú ý trong quá trình chuyển dạ và sinh con để cuộc sinh diễn ra suôn sẽ và dễ dàng hơn nhé.

Để nhận biết những dấu hiệu khi chuyển dạ cũng như chuẩn bị cho quá trình sinh nở được thuận lợi nhất, mời ba mẹ tham khảo bài viết Mẹ bầu chuyển dạ và sinh con của POH nhé!

Tất cả những điều POH đem đến trong bài viết ngày hôm nay chính là mong muốn giúp các mẹ bầu trang bị cho mình những kiến thức bổ ích giúp mẹ bầu chuẩn bị đầy đủ về mặt kiến thức cũng như tinh thần tốt nhất, sẵn sàng cho cuộc sống mới với con yêu.

Chúc Bạn có một thai kỳ hạnh phúc! Chúc cuộc sinh nở của Bạn được mẹ tròn con vuông! Chúc gia đình Bạn luôn ngập tràn tiếng cười!

42 tuần thai kỳ của mẹ bầu Niềm hạnh phúc chào đón con yêu của ba mẹ

Ba mẹ đã chuẩn bị những hành trang nào cho việc chăm sóc con yêu sau khi chào đời?

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?

Hiểu được điều này, chuyên gia Hachun Lyonnet đã xây dựng chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0-19 EASY ONE trên nền tảng App của POH.

EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.

Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.

Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)

Với gói cao cấp, bạn sẽ được trực tiếp chị Hachun chat hoặc gọi điện qua messenger, hỗ trợ bạn thành công trong 19 tuần đầu tiên (100% thành công)

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo