Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 24

đăng bởi

Sau mỗi tuần mang thai trôi qua, mẹ bầu chắc hẳn đều cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể hay sự lớn lên của bé yêu từng ngày nhất là trong những tuần cuối của thai kỳ. Với tuần 24 này thì sao, mẹ bầu có gì mới lạ không chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây với POH nhé.

 

 

Biểu hiện mang thai tuần thứ 24

Mẹ bầu lúc này có thể nhận thấy các vệt đỏ nhạt, hoặc vết rạn xuất hiện dần trên làn da vùng bụng, hông, mông và ngực của mình.

Bôi kem dưỡng có thể khiến cho mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn, đồng thời giúp làm dịu các triệu chứng ngứa có thể xuất hiện.

Tuy nhiên việc này vẫn không thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa hoặc chữa khỏi các vết rạn da được. Dấu hiệu trên da (rạn da) lúc này là dấu hiệu điển hình trong tuần tuổi thứ 24 của thai kỳ, tuy nhiên chúng sẽ mờ dần sau khi mẹ bầu sinh em bé.

Mẹ cũng có thể cảm nhận được rằng đôi mắt của mình ngày càng nhạy cảm hơn với ánh sáng, thỉnh thoảng còn cảm thấy cay và khô mắt. Đây là triệu chứng mang thai rất bình thường, được gọi là hội chứng khô mắt thai kỳ.

Nếu mẹ bầu cảm thấy đôi mắt quá khô và khó chịu thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa hoặc đi kiểm tra thị lực ngay lúc này. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra kết luận đôi mắt của mẹ bầu có thực sự khỏe mạnh và có xuất hiện hiện tượng nhiễm trùng mắt hay không. 

Mắt khô có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc mỡ, tuy nhiên việc được bác sĩ kiểm tra và kê đơn sẽ an toàn và hiệu quả hơn cả. Các phương pháp điều trị chỉ được tư vấn qua loa ở hiệu thuốc hoàn toàn không phù hợp với các mẹ bầu trong thời gian mang thai.

 

 

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào khi mang thai tuần 24?

Đau mỏi, đi tiểu nhiều

Những triệu chứng đau lưng, đau bụng, bị sốt hay buốt khi đi tiểu rất nghiêm trọng, mẹ nên để ý để đi xét nghiệm xem mình có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không. Việc mẹ đi tiểu nhiều hơn bình thường là hiện tượng thai kỳ bình thường và vẫn có thể tiếp tục diễn ra trong tuần này. Mẹ đừng thấy việc mình đi tiểu nhiều mà hạn chế uống nước nhé, không tốt đâu.

Xem thêm: Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 25

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 26

Bà bầu đau nhức toàn thân

Bà bầu đau nhức toàn thân

Làn da

Chiếc bụng đã to đến mức mẹ không nhìn thấy đầu gối khi đứng thẳng, da dẻ không còn được đẹp như trước, tay chân bắt đầu múp míp hơn nên nhiều mẹ bầu cảm thấy xấu hổ. 24 tuần mới 2/3 chặng đường thôi các mẹ bầu ơi, đừng quá tự ti nhé.

Mẹ hãy cố gắng chăm sóc bản thân của mình trong suốt thai kỳ, chọn những bộ đầm bầu thoải mái và xinh đẹp, chăm sóc da bằng các sản phẩm phù hợp để da trong mướt, mẹ sẽ vẫn xinh đẹp trước mắt mọi người đấy thôi.

Cân nặng mẹ bầu

Mang thai tuần 24 tăng bao nhiêu kg cũng là vấn đề mà nhiều mẹ bầu quan tâm. Tại thời gian này, mẹ bầu sẽ tăng khoảng 450 gram mỗi ngày đó. Việc tăng cân tùy thuộc vào cơ địa mỗi phụ nữ mang thai chứ không phải có một quy tắc bắt buộc nào cả, các con số đều mang tính tương đương.

Tốt nhất mẹ bầu nên tăng khoảng 11-16 kg so với trước khi mang thai mà thôi. Việc tăng cân nhiều hay ít tùy thuộc vào cơ địa của mẹ bầu, mẹ gầy nên cần tăng nhiều cân hơn và mẹ mũm mĩm thì ngược lại.

Để có đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé thì mẹ nên ăn thêm khoảng hơn 300 calo so với trước khi mang thai. Việc ăn cho 2 người không phải ăn càng nhiều càng tốt, nếu như dư thừa dinh dưỡng có thể khiến mẹ bầu béo phì, mắc các bệnh tiểu đường hay trầm cảm đó.

Mẹ bầu có thể tham khảo bài viết Bảng tăng cân của bà bầu để có thêm thông tin về tăng cân ở từng giai đoạn thai kỳ nhé!

Lượng máu trong cơ thể

Nếu mẹ để ý thì sẽ thấy phần lồng ngực của mình đang phình ra để phù hợp với việc phổi đang tăng kích thước, mạch máu trong 2 bầu ngực nhìn rõ hơn. Ngực của mẹ sẽ sớm trở lại trước khi sinh.

Lượng máu trong cơ thể tăng lên khi mang thai ai cũng rõ, theo tính toán thì tuần 26, mẹ bầu đã tăng khoảng 25% lượng máu so với trước lúc mang thai.

 

 

Cơn co thắt Braxton Hicks

Đây cũng là thời điểm mà những cơn co thắt Braxton Hicks xuất hiện nhiều hơn, chúng khiến cho dạ con co cứng lại một cách bất chợt. Những cơn đau này không quá lo lắng nếu như chúng nhanh biến mất, đây cũng là sự luyện tập của mẹ chuẩn bị cho thời gian vượt cạn tiếp theo. Mẹ nên nhớ phải uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ và tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày.

Mẹ bầu cần chú ý an toàn chính là yếu tố quan trọng nhất trong việc tập luyện của mẹ bầu, do đó mẹ nên lựa chọn cho mình những bộ môn dành riêng phù hợp cho bà bầu. Mẹ có thể tham khảo bài viết Thai giáo vận động của POH để biết chế độ tập luyện thích hợp nhất cho mình nhé!

Tất nhiên việc bé yêu lớn lên trong tuần 24 như thế nào là điều khiến bà mẹ bầu cũng quan tâm. Để xem xem thai 24 tuần máy như thế nào, hình ảnh thai nhi 24 tuần tuổi ra sao thì mẹ bầu cùng xem bài viết Thai nhi tuần thứ 24 của POH nhé.

Mang thai tháng thứ 6 cần chú ý những gì?

Dinh dưỡng thai kỳ

Đầu tiên về chế độ dinh dưỡng, tương tự như các tuần khác, mẹ bầu nên được bổ sung tất cả dưỡng chất cơ bản để mẹ khỏe con lớn mạnh. Tháng thứ 6 cũng là thời gian mà hệ xương răng phát triển một cách mạnh mẽ. Vậy nên những thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa, tôm, cua… rất cần thiết.

Vitamin A có nhiều trong cà rốt, chà chua, ngũ cốc… sẽ giúp mẹ tăng cường thị lực, tránh khô mắt… Chất xơ, vitamin và khoáng chất sẽ giúp mẹ có một cơ thể khỏe mạnh, tươi sáng… tránh táo bón và tăng sức đề kháng.

Tới tháng thứ 6 mẹ vẫn nhớ đi khám thai định kỳ đấy chứ, các xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu hay xét nghiệm đường huyết cần được thực hiện theo lời tư vấn của bác sĩ. Ngoài ta, tuy không phải thời gian gấp rút, nhưng mẹ bầu hãy lên danh sách những việc nên làm trức khi sinh để có thể chủ động trong những tuần cuối trước sinh.

Bà bầu nên tập thể dục như thế nào

Bà bầu nên tập thể dục như thế nào

Tập thể dục, massage hay các lớp Yoga vẫn là những hoạt động cần thiết mà mẹ bầu nên quan tâm, nhất là những mẹ bầu có thời gian dưỡng thai tại nhà trong suốt thai kỳ. Việc này có thể khiến mẹ dẻo dai, vùng cơ chậu mở rộng để việc sinh nở dễ dàng, tránh phù nề quá mức.

Khi thai đã lớn, mẹ hãy hạn chế làm những việc nặng nhọc thấp nhất có thể. Không nên đứng hay ngồi quá lâu, việc đi xe trong thời gian dài cũng không tốt cho mẹ bầu. Những bệnh xuất hiện khi mang thai mẹ luôn phải hỏi ý kiến bác sĩ, nhất là việc tự ý mua thuốc là không được phép.

Mẹ nên ngủ sớm, dành cho mình những không gian thoải mái, tránh để cơ thể bị lạnh, không dùng chất kích thích và sử dụng đồ sống. Hãy chuẩn bị chào thai nhi tuần 25 với một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái nhất nhé.

 

 

Cuộc sống của mẹ bầu thay đổi như thế nào ở tuần thai thứ 24?

Ba tháng thai kỳ giữa là thời điểm thích hợp để mẹ bầu suy nghĩ và lựa chọn phương pháp sinh nở thích hợp với mình. Trong quá trình sinh của mình, mẹ bầu nên lựa chọn ra một người đáng tin cậy để hỗ trợ và giúp đỡ trong suốt quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Người được lựa chọn không nhất thiết phải là chồng - cha của em bé, tuy nhiên dường như hầu hết các bậc phụ huynh đều muốn tham gia vào quá trình chào đời của con mình.

Nếu có ai đó luôn khuyến khích cổ vũ và đưa ra lời khuyên thích hợp để giải quyết vấn đề cho mẹ bầu trong khi sinh thì có thể giúp quá trình sinh nở của mẹ bầu trở nên dễ dàng và khả quan hơn nhiều.

Tất cả những điều trên là lý do mà mẹ bầu cần có một người đồng hành đáng tin cậy trong quá trình sinh nở của mình.

Tốt nhất là cha đứa bé là người chuẩn bị và tìm hiểu kỹ càng về quá trình sinh con và sẵn sàng xuất hiện khi mẹ bầu cần. Đây cũng là lý do vì sao mà việc lập kế hoạch và chuẩn bị kỹ là rất quan trọng.

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

Nguồn: Babycenter

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti