Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 38

đăng bởi

Mẹ thật tuyệt vời, mẹ đã trải qua 37 tuần mang thai với nhiều khó khăn nhưng cũng đầy hạnh phúc. Chắc tới thời điểm này, mẹ đã rất háo hức vì chỉ còn vài tuần nữa thôi sẽ được ôm trong tay bé yêu mẹ đã nâng niu suốt thai kỳ. Cơ thể mẹ trong tuần này có thay đổi hay không, cần lưu ý gì thì chúng ta cùng POH tìm hiểu nhé.

 

 

Biểu hiện mang thai tuần thứ 38

Mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy rất khó chịu và bí bách trong những tuần cuối cùng của thai kỳ này.

Hãy cố gắng thả lỏng chính mình bằng cách xem một bộ phim, đọc một quyển sách không liên quan gì đến việc mang thai hay trẻ sơ sinh, thậm chí có thể liên lạc tán gẫu với bạn bè. Rất có thể sau khi em bé ra đời mẹ bầu sẽ không có thời gian và tâm trí để làm những việc này đâu.

Hiện tượng phù nề ở bàn chân và mắt cá chân là hiện tượng khá bình thường đối với mẹ bầu trong những tuần cuối cùng của thai kỳ.

Tuy nhiên mẹ bầu cần phải gọi ngay cho bác sĩ nếu thấy bàn chân hoặc mắt cá chân bị sưng phồng quá mức so với bàn tay; phù nề trên mặt và quanh mắt xuất hiện đột ngột hoặc tăng cân không kiểm soát. 

Ngoài ra cũng nên cho bác sĩ biết ngay nếu mẹ bầu bị nhức đầu dữ dội hoặc dai dẳng; thị lực giảm mạnh (như nhìn mờ, nhìn thấy các điểm hoặc đèn nhấp nháy, nhạy cảm với ánh sáng, hoặc thậm chí mất thị lực tạm thời), đau vùng bụng trên dữ dội, hoặc buồn nôn và nôn. Đây là các triệu chứng của bệnh tiền sản giật vô cùng nghiêm trọng.

 

 

Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào ở tuần 38?

Bé yêu lúc này đang nằm ở khung xương chậu, mọi người thường nói bụng bầu của bạn đã tụt rồi đấy. Thời gian này tử cung ép lên bàng quang nên việc vệ sinh của mẹ khá nhiều và thường xuyên.

Ở tuần 38, cũng như những tuần cuối thai kỳ này, bác sĩ sẽ xem xem cổ tử cung của mẹ đã sẵn sàng hay chưa về độ mở, độ mềm. Nếu như qua ngày dự sinh mà bé chưa ra đời, bác sĩ sẽ lên kế hoạch kiểm tra và theo dõi để chắc chắn thai sẽ an toàn.

Xem thêm: Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 39

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 40

Mẹ bầu tuần 38

Mẹ bầu tuần 38

Mẹ bầu phải trải qua nhiều cơn co thắt Braxton Hicks hơn. Chúng có tác động thúc đẩy máu lưu thông đã được oxi hóa tới tử cung và bé. Cơn co bóp này khá mạnh nhưng cũng không phải vấn đề lớn. Nếu như chúng quá đau đớn mẹ bầu có thể tắm nước ấm để thấy thoải mái hơn.

Thế nhưng mẹ bầu thấy nước ối rỉ ra từ từ âm đạo, những cơn co bóp diễn ra liên tục khoảng 15 lần một phút, những trận đau lưng cũng dồn dập thì mẹ bầu nên nói chuyện ngay với bác sĩ. Việc này có thể là dấu hiệu của cơn đau đẻ thực sự.  

Các cơ xương chậu phải làm việc liên tục để giữ được trọng lượng của tử cung. Bạn hãy cố gắng tìm một chiếc ghế tựa, uống nước và thư giãn để cảm thấy thoải mái hơn.

Vùng da bụng khi này bị kéo dãn xuống và cảm giác căng như một cái trống. Mẹ cảm thấy bụng không thể căng hơn nữa. Vòng tay của mẹ qua bụng, các ngón tay không thể chạm tay nhau nữa. Thậm chí rốn của mẹ bầu có thể bị bục ra ngoài, vết rạn của bụng sẽ thẫm màu hơn.

Những câu hỏi liên quan đến việc mang thai tuần 38

Khi sắp chuyển dạ, mẹ bầu lo lắng thật nhiều vấn đề là chuyện bình thường thôi. Sau đây là tổng hợp các câu hỏi thường gặp mà mẹ bầu thắc mắc:

Thai 38 tuần bụng căng cứng có phải dấu hiệu sắp sinh không?

Không chỉ là những tuần cuối thai kỳ mà ngay từ tam cá nguyệt thứ 2 đã xuất hiện tình trạng bụng căng cứng. Đặc biệt những bà mẹ mảnh mai có thể sẽ có cảm giác căng cứng bụng sớm hơn.

Bụng căng cứng có thể do táo bón, xoa bụng quá nhiều hay massage bầu ngực và đầu ti… Việc massage ngực, bụng có thể tạo ra những cơn co thắt chuyển dạ ở những tuần nhạy cảm này.

Tuy bụng căng cứng là một dấu hiệu sắp sinh nhưng không phải tất cả trường hợp. Nếu như thai 38 tuần bụng căng cứng mà không bị chảy máu âm đạo, chuột rút, đau lưng thì mẹ bầu có thể an tâm hơn một chút. Thế nhưng nếu như cơn gò cứng bụng ngày càng nhiều kèm theo ra máu thì có thể là dấu hiệu bé đang đòi ra ngoài. Tốt nhất mẹ nên tới các cơ sở y tế để thực hiện công việc khám chữa.

Thai 38 tuần mổ được chưa?

Không ít trường hợp mẹ bầu phải sinh sớm do nhiều nguyên do. Nhiều bà bầu, nhất là những người mang thai lần đầu lo lắng rằng thai 38 tuần đã sinh được chưa, có ảnh hưởng gì tới thai nhi khi ra đời sớm không.

Khi này bé yêu đã phát triển gần như hoàn thiện. Vậy nên, hầu hết các trường hợp sinh mổ đều ở thời gian này đều được bác sĩ đồng ý. Thế nhưng cũng tùy vào tình trạng của mẹ bầu thì mới có thể đưa ra quyết định chính xác. Mẹ nên ghi nhớ rằng việc sinh con sớm như thế này đòi hỏi sự chăm sóc mẹ bầu sau sinh và cả bé yêu phải cần thận và kỹ càng hơn.

Thai 38 tuần nên ăn gì thì tốt?

Món cá chép rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi 

Nếu như mẹ đang đau đầu không biết thai 38 tuần nên ăn gì thì tốt thì sau đây là một số gợi ý mà mẹ bầu và người thân có thể tham khảo đưa vào thực đơn hàng ngày:

Móng giò vốn là món chứa nhiều dinh dưỡng và lợi sữa cho bà bầu. Những món ngon với móng giò đó chính là chân giò nấu sung, cháo chân giò, chân giò nấu đu đủ xanh…

Rong biển có tác dụng ngừa táo bón cho thai phụ, nhất là ở thời gian cuối của thai kỳ. Ngoài ra rong biển còn giúp ngừa chảy máu chân răng, nâng cao sức đề kháng… Các món với rong biển là cơm cuộn rong biển, salad, canh rong biển nấu sườn non đậu phụ…

Cháo cá chép là một gợi ý hay ho. Theo quan niệm chưa thì đây là món có tác dụng an thai, bé yêu da trắng môi đỏ, những dưỡng chất trong cá chép giúp bé yêu phát triển tốt.

Cuộc sống của mẹ bầu thay đổi như thế nào?

Sau khi sinh con rất có thể mẹ bầu sẽ không có thời gian và sức lực để nấu ăn, do vậy tốt hơn hết mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn một lượng thực phẩm đã chế biến nhất định trong tủ lạnh để bảo quản và sử dụng.

Thông thường nếu không có gì ngoài ý muốn thì tuần này mẹ bầu sẽ có một cuộc hẹn thăm khám cuối cùng trước khi sinh.

Do vậy hãy lập một danh sách những câu hỏi cuối cùng mà mẹ bầu còn băn khoăn để hỏi bác sĩ. Câu hỏi có thể bao gồm những vấn đề khác nhau, ví dụ như cách đối phó với hiện tượng chuyển dạ sớm hay làm thế nào để giảm đau một cách tự nhiên.

Cha đứa trẻ cũng nên cố gắng thư giãn, và tận hưởng khoảng thời gian cuối cùng trước khi em bé thực sự ra đời.

Rất nhiều ông bố tương lai cảm thấy hoang mang và không biết làm gì trong khi mẹ bầu đang rất vất vả để chuẩn bị cho đợt sinh sắp tới. Mẹ có thể động viên và khuyến khích cha đứa bé làm một số việc đơn giản để hỗ trợ trước cũng như sau khi sinh bé.

Nếu mẹ đang lo lắng về việc thấy đau xuất hiện thường xuyên thì hãy nhớ rằng cơn đau do chuyển dạ khác với những đau bình thường khác. Đây không phải là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn đang diễn ra.

Thay vào đó, nó có thể là dấu hiệu cho thấy em bé đang tiến gần đến bụng dưới, đồng thời các cơ tử cung cũng đang hoạt động tích cực để sẵn sàng cho việc sinh nở.

Bước chuẩn bị cuối cùng là đảm bảo các phương tiện liên lạc và di chuyển đều trong trạng thái tốt, pin điện thoại luôn sạc đầy. Nếu trong nhà còn có trẻ nhỏ thì mẹ bầu cũng nên thu xếp người chăm sóc trước khi hiện tượng chuyển dạ xảy ra. 

 

 

Ba mẹ đã chuẩn bị những hành trang nào cho việc chăm sóc con yêu sau khi chào đời?

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?

Hiểu được điều này, giảng viên Hachun Lyonnet đã xây dựng EASY ONE_chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 19 tuần trên nền tảng App của POH.

EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.

Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.

Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)

Với gói cao cấp, bạn sẽ được trực tiếp chị Hachun chat hoặc gọi điện qua messenger, hỗ trợ bạn thành công trong 19 tuần đầu tiên (100% thành công)

Nguồn: Babycenter

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo