Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 37

đăng bởi

Hầu hết các phương pháp khám thai hiện nay đều cho ra ngày dự sinh. Thế nhưng không phải mẹ bầu nào cũng sẽ sinh bé đúng như ngày được dự báo trong giấy siêu âm.

Bước tới tuần 37 thì mẹ bầu có thể suy nghĩ đến ngày sinh bé yêu rồi. Thời gian này mẹ bầu có thể gặp áp lực nặng nề hơn, hãy bổ sung thêm thông tin cần thiết cho tuần 37 để vượt qua chúng dễ dàng nhé.

 

 

Biểu hiện mang thai tuần thứ 37

Các cơn co thắt Braxton Hicks có thể đến thường xuyên hơn, kéo dài hơn và khó chịu hơn. Mẹ bầu cũng có thể nhận thấy dịch âm đạo tiết ra tăng lên trong khoảng thời gian này.

Nếu mẹ bầu nhận thấy dịch âm đạo kèm theo máu (dịch nhầy trộn với một lượng máu nhỏ) khi đi vệ sinh hoặc xuất hiện trong quần lót thì rất có thể quá trình chuyển dạ sẽ bắt đầu trong vài ngày tới, thậm chí sớm hơn. (Nếu mẹ bầu chảy rất nhiều máu thì hãy gọi bác sĩ để được xử lý.)

Tại thời điểm này, việc có một giấc ngủ thoải mái và ngon lành vào ban đêm với mẹ bầu là rất khó khăn. Nếu có thể, mẹ bầu hãy thử nghỉ ngơi và thư giãn nhiều vào ban ngày. Ngoài ra hãy nhớ theo dõi chuyển động của em bé, báo ngay cho bác sĩ nếu thấy thai nhi ít động hẳn so với trước.

Hai tuần tiếp theo giống như một trò chơi yêu cầu sự nhẫn nại. Nhiều mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu khi phải chờ đợi, tuy nhiên hãy cố gắng để tận hưởng khoảng thời gian cuối cùng này trước khi bé ra đời. Mẹ bầu nên ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi thật nhiều.

Nếu mẹ bầu đã quá phiền chán với việc mang thai thì có thể thả lỏng bằng việc cân nhắc tìm hiểu xem con mình sẽ trông như thế nào trong tương lai.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào ở tuần 37?

Mẹ bầu tuần 37

Mẹ bầu tuần 37

Dù mẹ bầu không thể tăng cân từ tuần 37 nhưng em bé vẫn sẽ lên cân, lớp mỡ dưới da vẫn tiếp tục dày để bảo vệ em bé khi ra đời. Vậy nên việc ăn uống ở tuần 37 không nên được lơ là nhé các mẹ.

Mọc nhiều lông

Nếu những bà mẹ mới mang thai lần đầu thì có thể giật mình khi mình mọc nhiều lông hơn. Chúng có nhiều ở trên lưng, đầu vú thậm chí là cả mặt. Việc mẹ wax lông an toàn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu. Tới khi sắp sinh nở, mẹ bầu sẽ được bác sĩ thực hiện công việc tẩy lông mu để bé yêu chào đời dễ dàng.

Khô mắt

Một vài trường hợp mẹ bầu thấy mình bị khô mắt. Nguyên do có thể là vì lượng nước tuần hoàn trong cơ thể khiến cho tròng mắt thay đổi. Nếu như bình thường nước mắt làm trơn bề mặt mắt, nhưng khi tới giai đoạn cuối của thai kỳ thì nước mắt chảy xuống cổ khiến mẹ khó chịu.

 

 

Đau bụng

Số cử động của bé yêu trong giai đoạn cuối của thai kỳ cũng vô cùng quan trọng. Nếu như mẹ thấy bé ít cử động hơn dù cho mẹ có kích thích bé bằng nhiều các thì cũng là tình trạng mẹ phải khám thai ngay lập tức.

Tuy không phải tình trạng phổ biến nhưng nếu như mẹ thấy đau bụng dữ dội có thể là dấu hiệu của thai bong non. Những dấu hiệu nguy hiểm khác đó là sốt, tiết dịch âm đạo bất thường.

Có thể mẹ bầu không biết rằng, ở tuần 37 một vài mẹ bầu sẽ mất đi lớp nhầy niêm mạc. Hầu hết lớp nhầy này sẽ mất đi trong vòng vài tuần, vài ngày, vài giờ trước khi chuyển dạ. Chúng thường đặc, màu vàng và có thể nhuốm máu.

Khi cổ tử cung mở để có thể sinh thuận lợi thì lớp nhầy này sẽ được đào thải ra ngoài. Mẹ phải trao đổi với bác sĩ về bất kỳ chất dịch nào bị đào thải ra khỏi cơ thể nhé.

Xem thêm: Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 38

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 39

Thai 37 tuần mổ được chưa?

Việc sinh sớm là điều không mong muốn, nếu như mẹ ở trong một vài tình trạng khẩn cấp vẫn phải sinh sớm để bảo toàn sức khỏe của cả mẹ và con. Vậy thai 37 tuần mổ được chưa? khiến cho mẹ bầu lo lắng, nhất là những mẹ mang thai lần đầu ít kinh nghiệm.

Việc thai 37 tuần đã sinh được chưa thì câu hỏi hoàn toàn là có. Bé yêu ở tuần 37 đã phát triển khá hoàn thiện, bé nặng khoảng 3 kg và dài khoảng 50 cm. Khi này, các bộ phận của bé đã sẵn sàng để chào đời, thế nhưng nếu bắt buộc phải mổ thì có thể phải nhờ sự hỗ trợ của y tế. Mẹ và gia đình nên cố gắng chăm sóc bé để bé nhanh chóng lớn lên khỏe mạnh nhé.

Mang thai tuần 37 nên ăn gì?

Vitamin K

Nguồn dinh dưỡng giàu vitamin K cho mẹ bầu

Mẹ bầu trong tuần này nên ghi nhớ những thực phẩm chứa nhiều vitamin K. Chúng có vai trò quan trọng trong việc cầm máu khi bé chào đời. Đồng thời thiếu loại vitamin này thì mẹ bầu dễ gặp biến chứng thai kỳ. Các loại thực phẩm chứa vitamin K đó chính là dưa, đu đủ, lê, súp lơ, măng tây, cà chua, rau xanh…

Canxi

Canxi tiếp tục là loại dưỡng chất cần thiết trong suốt thai kỳ từ đầu đến cuối. Mỗi ngày mẹ nên bổ sung khoảng 1200mg canxi qua các loại thực phẩm và viên uống.

Vitamin C, B1

Vitamin C và B1 là loại dưỡng chất mẹ nên bổ sung hàng ngày trong giai đoạn cuối của thai kỳ để bé phát triển nhanh chóng và chống táo bón cho mẹ bầu.

Trong thời gian này cũng như trong suốt thai kỳ mẹ phải tránh những thực phẩm có thể chứa thủy ngân, nói không với đồ sống, hạn chế những món nhiều chất béo và dầu mỡ, những chất kích thích ảnh hưởng không nhỏ tới bé yêu tuần 37.

Cuộc sống của mẹ bầu sẽ thay đổi như thế nào ở tuần thai thứ 37?

Nếu mẹ bầu quyết định sinh con tại nhà thì lúc này bác sĩ hộ sinh cần được thông báo và chuẩn bị sẵn sàng ngay từ bây giờ.

Mẹ bầu nên phân loại sẵn quần áo mà mình muốn mặc cho bé sau khi bé ra đời. Đồng thời nhớ tự chọn cho mình những bộ quần áo thoải mái dễ chịu sau khi sinh.

Có lẽ mẹ sẽ vẫn phải mặc những bộ quần áo cho bà bầu ngay cả sau khi sinh em bé bởi lúc này phần bụng vẫn chưa hoàn toàn xẹp xuống. Những chiếc quần lót lớn và chắc chắn lúc này là rất cần thiết! Mẹ còn cần sử dụng miếng đệm thai sản (băng vệ sinh cỡ lớn) trong khoảng một tuần sau khi sinh con.

Mẹ có thể sẽ phải nhờ cậy vào người bạn đời của mình trong suốt quá trình sau khi em bé chào đời, do vậy việc cần thiết lúc này là giúp cha đứa trẻ tìm hiểu những thông tin cơ bản và quan trọng nhất để giúp đỡ mẹ bầu và hỗ trợ chăm sóc bé.

 

 

Ba mẹ đã chuẩn bị những hành trang nào cho việc chăm sóc con yêu sau khi chào đời?

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?

Hiểu được điều này, giảng viên Hachun Lyonnet đã xây dựng EASY ONE_chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 19 tuần trên nền tảng App của POH.

EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.

Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.

Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)

Với gói cao cấp, bạn sẽ được trực tiếp chị Hachun chat hoặc gọi điện qua messenger, hỗ trợ bạn thành công trong 19 tuần đầu tiên (100% thành công)

Nguồn: Babycenter

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo