Nếu như thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì không có bà mẹ nào không lo lắng. Bước sang tuần mới, sau 42 tuần thai kỳ đầy nặng nhọc thì ở tuần này mẹ phải trang bị kiến thức gì để có thể “mẹ tròn con vuông”? Chúng ta cùng POH tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Mẹ bầu cảm thấy thế nào khi thai già tháng?
Thai già tháng bé trông như thế nào?
Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào khi thai già tháng?
Số lượng bà mẹ mang thai tới tuần thứ 42 là khá ít ỏi. Thế nhưng việc này không đáng để mẹ lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Mẹ hãy đảm bảo rằng bác sĩ vẫn đang sát cánh bên mẹ và mọi chuyện vẫn ổn. Mẹ hãy nhanh chóng “giục” bé ra đời ngay trong tuần này nhé.
Bé yêu vẫn đang tạo áp lực lên vùng khung xương chậu vậy nên mẹ có thể thấy khó chịu liên tục và bị bệnh trĩ. Các hormone thần kinh khiến mẹ khó ngủ và thậm chí là trải qua các cơ co giật.
Những căng thẳng ngày cận sinh là điều vô cùng dễ hiểu. Mẹ hãy cố gắng bình tĩnh và chia sẻ với người nhà hay bác sĩ để cảm thấy thoải mái hơn nhé.
Thai già tháng phải làm sao?
Mẹ nên trao đổi với bác sĩ nếu như có chuyển động khác lạ từ bé như chậm lại chẳng hạn hay dịch tiết bất thường ở âm đạo. Mẹ cũng không nên làm bất kỳ xét nghiệm gì vì để không gây áp lực và đảm bảo cho sự ổn định của mẹ và con.
Nếu như thai 42 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ thấy mẹ và con có thể bị chấn thương nếu tiếp tục mang thai thì đây là lúc, mẹ nên ra quyết định sinh mổ ngay lúc này nếu như bác sĩ đồng ý.
Thai già tháng bé trông như thế nào?
Ở tuần 42, khoảng 98% bé sẽ ra đời nếu như vẫn đang trong bụng mẹ. Ai cũng biết bé yêu đã sinh trễ hơn so với những bé sinh đúng hạn. Đặc điểm của thai già tháng khi ra đời đó là sẽ có da khô hơn, bong tróc và có màu đỏ hơn.
Mẹ có thể phải chuẩn bị tinh thần vì nước ối còn ít sẽ khiến bé phải đi qua phân của mình để ra. Vì phân bé yêu có màu xanh nên có thể bé sẽ có màu xanh khi ra đời.
Thai già tháng là bao nhiêu tuần?
Thông thường thời gian nghén bình thường là 9 tháng 10 ngày hay tổng số khoảng 285 ngày. Với câu hỏi là thai già tháng là bao nhiêu tuần thì câu trả lời là vượt quá tuần 42 (ngày thứ 294).
Tỷ lên thai nghén quá tuần 42 khá ít, không vượt quá 4%. Hầu hết các bà mẹ nghĩ mình có thai tháng già là do không nhớ ngày kinh cuối cùng của mình hay thời gian phóng noãn chậm.
Tỷ lệ biến chứng của mẹ và thai khi tiếp tục gia tăng khi thai kỳ càng kéo dài. Có nghĩa tỷ lệ tử vong chu kỳ tăng từ tuần 42 sẽ gấp đôi vào tuần sau và gấp 4-6 lần vào những tuần sau nữa.
Việc mổ lấy thai khi thai càng lớn cũng có thể khiến tình trạng chảy máu, bục vết thương trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy nên việc chuẩn đoán thai tháng già là vô cùng quan trọng.
Nguyên nhân thai già tháng
Một số yếu tố gây ra thai già tháng có thể là: thiếu sulfatase rau thai, thai vô sọ, tiền sử sinh quá ngày hay sử dụng progesteron… Thế nhưng hầu hết là do việc mẹ không nhớ tuổi thai chính xác.
Nếu như thai già tháng thì mẹ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe như: Chảy máu sau sinh, gia tăng khả năng phải mổ lấy thai hay đẻ có can thiệp thủ thuật, nằm viện dài ngày đối mặt với biến chứng.
Với thai nhi, bé yêu có thể bị thiếu ối (thiểu năng rau thai), thai lớn, hội chứng hít phân su, suy thai, chèn ép dây rốn hay tử vong đột ngột.
Thai già tháng phải làm sao?
Thai già tháng mẹ bầu nên nhập viện để được theo dõi
Khi mà thai 42 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bối rối không biết thai già tháng phải làm sao?
Từ tuần 41, mẹ bầu phải nhập viện để bác sĩ theo dõi một cách sát sao. Nếu như cổ tử cung của mẹ không mở, đánh giá chỉ số nước ối, theo dõi cử động thai hay các biện pháp thăm dò khác… để ra quyết định cho việc gây chuyển dạ hay theo dõi. Nếu như việc kích thích chuyển dạ không có hiệu quả thì bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp mổ lấy thai.
Khi bé sinh ra cần xem trẻ có bị bong da hay không, lượng rau và nước ối như thế nào. Thực hiện các biện pháp chăm sóc thai một cách đặc biệt như hút phân su đường hô hấp, tiêm vitamin K1, kháng sinh dự phòng… theo dõi liên tục sự phát triển của bé.
Ba mẹ đã chuẩn bị những hành trang nào cho việc chăm sóc con yêu sau khi chào đời?
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?
Hiểu được điều này, giảng viên Hachun Lyonnet đã xây dựng POH EASY ONE - chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 19 tuần trên nền tảng App của POH.
POH EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.
Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.
Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)
Với gói cao cấp, bạn sẽ được trực tiếp chị Hachun chat hoặc gọi điện qua messenger, hỗ trợ bạn thành công trong 19 tuần đầu tiên (100% thành công)
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----